I. Ôn tập lí thuyết:
Câu 1: Biên bản nhằm ghi lại một cách trung thực, chính xác sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra để các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm cơ sở xem xét giải quyết.
Câu 2: Người viết biên bản cần phải trung thực, khách quan, ghi chép đầy đủ tất cả mọi sự việc xảy ra.
Câu 3: Biên bản thường gồm có 6 phần:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Địa điểm, thời gian.
– Tên biên bản.
– Thành phần tham dự.
– Phần nội dung.
– Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.
Câu 4: Lời văn và cách trình bày phải ngắn gọn, chính xác, không có yếu tố biểu cảm.
II. Luyện tập
Câu 1. Dựa vào các sự kiện của hội nghị, có thể ghi lại nội dung, diễn biên và kết quả của hội nghị đó như sau:
CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM,
HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A
– Khai mạc lúc 10 giờ ngày… tháng… năm…
– Địa điểm: lớp 9A.
Thành phần tham dự: toàn thế các thành viên của lớp; đại biểu các lớp 9B, 9C; cô Lan, giáo viên bộ môn Ngữ văn.
Nội dung và tiến trình hội nghị:
1) Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hộiaighị:
– Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu; trong đó 60% khá, giỏi.
– Nội dung:
+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời qua. + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thúy Hà). + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn dấu.
2) Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn:
– Nhiều bạn chưa đọc kỹ văn bản, chuẩn bị còn sơ sài.
– Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
– Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa để.
– Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.
3) Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận
a)Kinh nghiệm của bạn Thu Nga
– Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.
– Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.
– Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.
b) Kinh nghiệm của bạn Thúy Hà
– Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng, phải tìm cho ra nét độc đáo đó.
– Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.
– Nắm chắc cách làm bài theo từng loại cụ thể. Dành thời gian hợp lí đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của mỗi bài viết.
– Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.
– Khi viết, cần chủ động và diễn đạt theo cách của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.
c) Những ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.
4) Cô Lan tổng kết
– Phải đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.
– Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết sử dụng tư liệu khi làm bài.
– Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
– Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.
– Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.
– Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp, chúc lớp học tốt môn Ngữ văn và các môn học khác.
Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.
Chủ tọa Thư ký
(Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)
Câu 2:
Trường THCS Phan Đình Giót | Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
Lớp 9A | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP
Tuần từ ngày 02 tháng 05 đến ngày 09 tháng 05 năm 2009
Thời gian: 11 giờ, ngày 09 tháng 05 năm 2009
Địa điểm: Phòng học lớp 9A, Trường THCS Phan Đình Giót
Thành phần tham dự:
– Cô giáo chủ nhiệm lớp
– 45 học sinh lớp 9A
Điểu khiển: Lớp trưởng Lê Vân Anh
Thư ký: Chử Mai Linh
Nội dung sinh hoạt
1. Bạn Lê Vân Anh tổng kết thi đua trong tuần.
– Về học tập:
+ Tiến hành thi học kì các môn: Thể dục, Lịch sử, Địa lí, Hoá học; tiếp tục ôn thi học kì các môn còn lại.
+ Việc thi cử của lớp diễn ra nghiêm túc, không có hiện tượng gian lận.
– Về nề nếp, kỉ luật:
+ Chấp hành đúng nội quy, quy chế của nhà trường.
+ Không bị trừ điểm thi đua vể kỉ luật nề nếp.
2. Ý kiến phát biểu
– Lớp phó Học tập Trần Thanh Mai:
+ Cần làm đề cương cẩn thận, nghiêm túc, các nhóm học tập nên trao đổi ý kiến về các môn học để có cách học và làm bài hiệu quả.
+ Trong giờ thi, hạn chế trao đổi bài, tránh việc cho bạn khác chép bài (lớp chưa có trường hợp bị kỉ luật nhưng đã có trường hợp bị nhắc nhở vì cho bạn chép bài).
– Bạn Nguyễn Quang: Nội dung ôn tập môn Văn khá dài, lại sắp đến ngày thi, các bạn học khá Văn trong lớp nên lên kế hoạch học nhóm để giúp đỡ các bạn học yếu hơn
– Bạn Trần Thuý Nga: Dù bận thi học kì nhưng không nên xao lãng việc chăm sóc công trình “Kế hoạch nhỏ” và việc nhận giúp đỡ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
3. Phát biểu của cô giáo chủ nhiệm
– Biểu dương sự cố gắng của tập thể lớp.
– Đả xác định đúng nhiệm vụ học tập đồng thời không quên những hoạt động xã hội có ích.
– Nên sáng tạo giờ sinh hoạt hơn, tiến hành hoạt động “Chơi mà học vừa thoải mái vừa giúp ôn tập thi học kì.
Buổi sinh hoạt chi đội kết thúc vào hổi 11 giờ 45 phút cùng ngày
Lớp trưởng: Thư kí:
Vân Anh Mai Linh
Lê Vân Anh Chử Mai Linh
Câu 3:
TRƯỜNG THCS TRIỆU HÒA | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CHI ĐỘI LÊ VĂN TÁM | Độc lập -Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN
Giữa lớp 9C (bên giao) và lớp 9D (bên nhận)
1.Thời gian: 10h ngày 16 tháng 4 năm 2009 tại trường THCS Triệu Hoà đã tiến hành cuộc bàn giao
nhiệm vụ trực tuần giữa lớp 9C và lớp 9D như sau.
Thành phần tham dự :
– Bên giao : Lớp trưởng lớp 9C
– Bên nhận : Lớp trưởng lớp 9D
– Chủ toạ : Thầy tổng phụ trách đội
– Thư kí : Bạn Lê Bình Minh (Lớp 9C)
2. Nội dung bàn giao :
* Lớp trưởng lớp 9C tổng kết về kết quả công việc đả làm trong tuần.
– Trực tự quản: Thực hiện tốt theo nội quy của nhà trường.
– Lao động vệ sinh : Đảm bảo yêu cầu, trường lớp sạch sẽ. Làm sạch cỏ bồn hoa …
* Thầy Tổng phụ trách đánh giá kết quả công việc của lớp 9C. Đề ra công việc tuần tới
– Tự quản tiếp tục thực hiện theo nội quy của nhà trường .
– Vệ sinh thực hiện vệ sinh trường lớp xanh sạch đẹp.
– Làm hàng rào cây cảnh, vệ sinh bể nước.
* Lớp trưởng 9C tiến hành bàn giao phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng cho đại diện
lớp 9D
– Phương tiện vật chất gồm có : 8 cái chổi, 4 xô xách nước. Tất cả các phương tiện trên còn nguyên vẹn
* Biên bản lập thành 3 bản : 1 bản bên nhận; 1 bản bên giao; Thầy tổng phụ trách đội 1 bản.
3. Cuộc học kết thúc: Lúc 11:30 cùng ngày
Họ tên chữ kí bên giao | Họ tên chữ kí bên nhận |
Họ tên chữ kí chủ toạ | Họ tên chữ kí thư kí |
Câu 4:
Sở GTCC Hà Nội | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Công an quận Cầu Giấy | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
SỐ:………. BB/TLTV, PT |
BIÊN BẢN XỬ LÍ VI PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
– Căn cứ điều…, điều…, điều… Pháp lệnh xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông ngày … tháng … năm;
– Căn cứ quyết định/ Biên bản số:……….. ngày…. tháng…… năm…… do:
Ông (bà):……..
Chức vụ:…….
Kí về việc:……
Hôm nay, hồi 12 giờ 15 phút, ngày 17 tháng 04 năm 2009 Tại ngã tư đường Xuân Thuỷ – Phạm Hùng
Tôi Đặng Quang Nam Cấp bậc:……………… Chức vụ:……..
Đơn vị công tác: Phòng CSGT quận cầu Giấy
– Tiến hành lập biên bản xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với bà Ngô Thanh Tùng
Là chủ sở hữu chiếc xe máy mang biển số 29 Z1 93XX Nơi cư trú (hoặc địa chỉ): Cầu Giấy, Hà Nội Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động): Kinh doanh Vi phạm phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông.
– Biện pháp xử lí:
+ Tạm thu giữ giấy tờ xe trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 17 tháng 04 năm 2009 đến ngày 17 tháng 05 năm 2009
+ Thu phạt hành chính bằng tiền mặt trị giá 200.000d (hai trăm nghìn đồng chẵn)
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản đựơc giao cho cá nhân vi phạm và một bản lưu hồ sơ.
Biên bản lập xong hồi 13 giờ 00 phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng kí tên dưới đây.
Người vi phạm: Người lập biên bản
Tùng Nam
Ngô Thanh Tùng Đặng Quang Nam
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.