Bài 1: Chí công vô tư – SBT

 Em hiểu thế nào là chí công vô tư ?

Bài 1 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

 Em hiểu thế nào là chí công vô tư ?

Trả lời

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vò, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.


Bài 2 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

 Hãy nêu một số biểu hiện của chí công vô tư.

Trả lời

 

Một số biểu hiện của chí công vô tư:  Tôn trọng sự thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, sử sự công bằng


Bài 3 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Theo em, chí công vô tư có ý nghĩa gì ? Vì sao người có phẩm chất chí công vô tư lại được mọi người yêu quý, tin cậy ?

Trả lời

Chí công vô tư có ý nghĩa: 

– Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và XH.

– Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

– Người có phầm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và quý mến.



Bài 4 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Học sinh cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?

Trả lời

 

Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt hành vi thể hiện sự chí công vô tư. Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Phê phán những hành động cá nhân, tham lam vụ lợi, thiên vị trong cuộc sống. Những hành vi này làm ảnh đến sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta.


Bài 5,6,7 trang 6 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Bài 5: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Trong gia đình, người em phải luôn được phần nhiều hơn anh (chị).

B.Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau.

C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.

D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải có phẩm chất chí công vô tư.

Bài 6: Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư ?

A. Bỏ qua lỗi của nhân viên thân cận hoặc của người đã ủng hộ mình.

 B.Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.

C. Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, kể cả người không quen biết.

D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình.

E. Bảo vệ quyền lợi của nhân viên dưới quyền bằng mọi cách.

G. Nhắc nhở ý thức kỉ luật của tất cả các bạn ở trong lớp.

H. Dành tiêu chuẩn đi học nước ngoài cho con, cháu.

Bài 7. Hành vi nào dưới đây là chí công vô tư và hành vi nào là không chí công vô tư

Hành vi

Chí công vố tư

Không chí công vô tư

A. Không kiểm điểm cấp dưới khi mắc khuyết điểm, vì đó là em ruột mình.

 

 

B. Đề cử người học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng.

 

 

c. Làm trực nhật thay bạn vì bạn bị ốm, phải nghỉ học.

 

 

D. Chỉ chuyên tâm vào học tập, không tham gia vào hoạt động khác của lớp.

 

 

 
 
Trả lời  

Câu

Đáp án

Bài 5

B

Bài 6

B, C, G

Bài 7

Chí công vô tư : B, c

Không chí công vô tư : A, D


Bài 8 trang 6 Sách abài tập (SBT) GDCD 9

Loan và Thảo được cô chủ nhiệm giao nhiệm vụ dẫn chương trình cho Đại hội Chi đội. Theo kế hoạch, trước hôm đại hội, hai bạn phải khớp chương trình với nhau, nhưng vì Thảo đang giận Loan (Loan đã ghi tên Thảo vào sổ theo dõi – Loan là tổ trưởng của Thảo) nên Thảo đã không đến làm việc cùng Loan.

Câu hỏi:

1 / Em tán thành hay không tán thành cách xử sự của bạn Thảo ? Vì sao ?

2/ Nếu là Loan, em sẽ làm gì trong tình huống ấy ?

Trả lời

 

1/ em không tán thành cách cư xử của thảo vì việc Loan ghi tên Thảo cho thấy Loan là người chí công vô tư. Thảo không nên cư xử như vậy.

2/ Em sẽ nói chuyện với Thảo để thảo thấy được việc làm sai trái của mình và cùng nhau làm việc.


Bài 9 trang 7 Sách abài tập (SBT) GDCD 9

Trang ở trong đội Thanh niên xung kích và được giao nhiệm vụ trực ở cổng trường ghi tên các bạn đi học muộn. Một hôm, trong số các bạn đi học muộn có Quân – em họ của Trang học ở lớp dưới. Nhìn thấy Quân, Trang giục em đi thật nhanh vào bên trong sân trường và không ghi tên em vào sổ trực của mình.

Câu hỏi

1 / Em có đồng tình với việc Trang làm không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống ấy ? Vì sao em chọn cách xử lí như vậy 

Trả lời

1/ Việc làm của Trang là thiên vị, không đúng với yêu cầu rèn luyện của mỗi người và của học sinh.

2/ Em vẫn sẽ ghi tên em Quân vào sổ và nhắc nhở em lần sau đi đúng giờ



Bài 10 trang 7 Sách abài tập (SBT) GDCD 9

Bà Lan biết nhà hàng xóm này nào cũng đổ rác muộn và không đúng chỗ. Nhưng trong cuộc họp tổ dân phố, khi bác tổ trưởng yêu cầu mọi người nêu những hiện tượng vi phạm nội quy khu tập thể, bà Lan lại không nói gì vì cho rằng không nên làm mất lòng hàng xóm, họ ghét mình thì không có lợi.

Câu hỏi:

1 / Em thấy suy nghĩ của bà Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?

2/ Nếu là bà Lan, em sẽ xử sự như thế nào để vừa góp ý được với nhà hàng xóm lại vừa không làm mất lòng họ ?

Trả lời

 

Bà Lan không nói vì ngại va chạm với người hàng xóm. Cách xử sự như vậy cũng không nên, mà nên nói để bảo vệ cho môi trường chung của khu dân cư mình được sạch đẹp.


Bài 11 trang 7 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Năm học này Bình được bầu làm lớp trưởng. Bình rất nghiêm túc và sát sao trong việc theo dõi và quản lí lớp, nên nhiều bạn trong lớp tỏ thái độ khó chịu vì bị ghi tên vào sổ theo dõi khi mắc khuyết điểm, rồi bị cô chủ nhiệm phê bình trong giờ sinh hoạt. Chính vì vậy, các bạn ấy luôn chống đối, gây khó khăn cho Binh.

Câu hỏi.

1/ Em có đồng tình với việc làm của các bạn trong tình huống trên không? Vì sao ?

2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự theo những cách nào ? Em thấy cách xử sự nào là tốt nhất ? Vì sao ?

Trả lời

Việc Bình làm như vậy là đúng. Các bạn trong lớp cần ủng hộ để Bình hoàn thành nhiệm vụ ; cô giáo phê bình nhắc nhở là giúp các bạn có khuyết điểm sửa chữa và cả lớp cùng tiến bộ.

,



Bài 12 trang 8 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Có ý kiến cho rằng : “Quyền lợi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung”.

Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

Trả lời

 

ý kiến trên là sai lầm. Khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung thì sẽ không để chuyện đời sống cá nhân, riêng tư vào chuyện chung, như thế thì mới là người chí công vô tư, phân minh trong mọi chuyện. Mọi việc sẽ được giải quyết công khai, minh bạch.


Bài 13 trang 8 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Em hãy nêu một số biểu hiện của sự chí công vô tư hoặc không chí công vô tư mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời

Biểu hiện của sự chí công vô tư:

 

+ Không thiên vị,che dấu những hành vi sai trái của bạn bè Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cho thầy cô giáo.

 + Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng Ủng hộ,nghe theo, thực hiện những ý kiến mà mình cho là giúp ích cho lớp,trường


Bài 14 trang 8 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư và nêu suy nghĩ của mình về một câu mà em thích nhất.

Trả lời

Quân pháp bất vị thân 

– Bề trên ở chẳng kỷ cương 
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa 

– Thương em anh để trong lòng 
Việc quan anh cứ phép công anh làm 

– Thượng bất chính, hạ tắc loạn 

– Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . 

– Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà ( Hồ Chí Minh ) 

– Người trên đứng đắng, kẻ dưới dám nhờn 


Em hãy nêu những biểu hiện chí công vô tư của anh Hồ Công Dũng?

Trả lời:

Anh Hồ Công Dũng là  đội phó Đội Thanh khoản hợp đồng trực thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, anh Hồ Công Dũng luôn nêu cao trách nhiệm, phân tích rõ các tình huống và phân công nhiệm vụ hợp lí cho các đồng chí trong đội để cùng giải quyết các công việc. Đức tính chí công vô tư của anh được thể hiện:

+Anh đã viết ra quy trình thanh khoản hồ sơ một cách cụ thể dựa trên những văn bản quy định chung, nêu rõ từng bước từ lúc tiếp nhận, giải quyết cho đến lúc kết số liệu.

+ Để tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực trong Đội, anh đã phân đều hồ sơ khi các doanh nghiệp đến nộp hồ sơ thanh khoản cho từng công chức.

+ Anh yêu cầu cán bộ, công chức phải xác nhận thanh khoản phải rõ ràng hơn với từng bộ hồ sơ để tránh sơ hở trong hồ sơ thanh khoản, tạo sự chặt chẽ đúng quy định.


Việc làm chí công vô tư ở Hồ Công Dũng đã đem lại những lợi ích gì cho Đội của anh?

Trả lời:

Anh Hồ Công Dũng không những là một người chí công vô tư mà còn là người thẳng thắn, chính trực, có bản lĩnh chính trị vững vàng và là một đảng viên gương mẫu. Khi trong Đội có vướng mắc khó khăn, anh luôn là người đứng ra giải quyết, hướng dẫn, giúp đỡ tận tinh cho tùng công chức để giải quyết công việc được nhanh chóng và ổn thoả. Vì thế, trong những năm qua, bản thân anh và Đội đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp. Anh liên tục đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở”, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tặng bằng khen, nhiều lần được uỷ ban nhân dân Thành phố khen ngợi.


Em học tập được gì từ tấm gương của anh Hồ Công Dũng ?

Trả lời:

 

Anh Hồ Công Dũng là một tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo tám gương đạo đức Hồ Chí Minh mà chúng em cần noi theo. Anh là một người có nhiều đức tính tốt. Trong công việc anh luôn tìm cách giải quyết các công việc một cách nhanh nhất, mà hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Trong cuộc sống, anh luôn chính trực, thẳng thắn, hòa đồng, được mọi người quý mến. Chúng em cần học tập và noi theo tấm gương anh Hồ Công Dũng để ngày càng hoàn thiện bản thân cũng như được mọi người quý mến.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web