Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười)

NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

(TRUYỆN CƯỜI)

1. Phân tích tính kịch trong đoạn: “Cải vội xòe năm ngón tay… bằng hai mày”

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt. (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi.

b. Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, tất cả những người đều được biết. Nhưng  “ngôn ngữ” ngầm  bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và “ngầm” ra hiệu với thầy lí đó là “lẽ phải” thì thầy lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói “lẽ phải” kia đã được nhân đôi.

2. Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện?

 Tiếng cười bật ra từ việc lẽ phải được đo bằng tiền. Thầy lí không phủ nhận cái phải của Cải nhưng tiếc rằng cái phải của Cải lại không bằng của Ngô.

3. Anh (chi) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải?

–  Đánh giá về nhân vật Ngô và Cải: vừa đáng tội nghiệp lại vừa đáng trách.

+ Họ là những người nông dân bình thường, tội nghiệp, đáng thương.

+ Họ cũng là những người đáng trách. Vì có những hành vi không tốt (đánh nhau), nhưng không chịu nhận khuyết điểm về mình mà đều muốn trút tội cho đối phương. Đã thế, lại còn đút lót, tạo điều kiện cho bọn quan lại tham nhũng.

LUYỆN TẬP

Phân tích cả hai truyện để thấy đăc trưng của thể loại của truyện cười (SGK, tr. 80)

Phân tích hai truyện dựa trên đặc trưng chung của truyện cười dân gian và đặc điểm riêng (tình huống gây cười) của từng truyện.

Nội dung: Thường châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu trong nội bộ nhân dân, hoặc đả kích những thói hư khác trong xã hội.

Truyện “Tam đại con gà” chế giễu thầy đồ dốt nát nhưng lại sĩ diện hão. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đả kích thói tham nhũng của bọn tham quan ô lại trong xã hội cũ.

Nghệ thuật: Truyện cười thường tạo ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên để gây cười.

Truyện “Tam đại con gà” tạo ra mâu thuẫn giữa sự dốt nát (bên trong) với cái làm ra vẻ ta đây là giỏi (bên ngoài) của thầy đồ. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” tạo ra mâu thuẫn là việc phân xử phải trái lại được “đo, đếm” như đốì với đồng tiền.

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web