Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (ngắn gọn) – bài 27

Câu 1: Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập

I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Câu 1: Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Khởi ngữ

Các thành phần biệt lập

Tình thái

Cảm thán

Gọi – đáp

Phụ chú

Xây cái lăng ấy (câu a)

Dường như (câu b)

Vất vả quá! (câu d)

Thưa ông (câu d)

Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy (câu c)

 

Câu 2. Học sinh tự viết đoạn văn giới thiệu truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và thành phần tình thái. Ví dụ:

Bến quê – tên truyện ngắn đồng thời cũng là tên tập truyện – là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới.

– Bến quê, cái bến bình thương, quen thuộc với mỗi người ở quê Nhĩ, không ngờ lại là điều mong ước xa vời, không sao đến được đối với Nhĩ, một người đã đi “khắp các xó xỉnh” trên trái đất.

 

 

II. LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

1. Ở (a): Nhưng, Nhưng rồi, Và  thuộc biện pháp nối.

Ớ (b): cô bé – Cô bé thuộc biện pháp lặp lại; Cô bé – nó thuộc biện pháp thế.

Ớ (c): “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” – thế thuộc biện pháp thế.

Câu 2. Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết

 

Phép liên kết

Từ ngữ tương ứng

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

Thế

Nối

Đoạn a

 

Mưa – mưa đá – tiếng lanh canh – gió

 

Nhưng, nhưng rồi, và

Đoạn b

Cô bé

 

Cô bé – nó

 

Đoạn c

Cười kháy

Bất bình – khinh bỉ – cười kháy; Pháp – Nã Phá Luân; Mĩ – Hoa Thịnh Đốn

bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa

 

 

Câu 3. Học sinh tự phân tích sự liên kết câu trong đoạn văn mình đã viết. (bài tập 2 phần 1).



III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý

Câu 1. Qua câu “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rổi!”, người ăn xin muốn nói: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu – bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian.

Câu 2. 

a. Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (để tránh làm mất lòng bạn), do đó cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói chệch đề tài), và phần nào phương châm cách thức (nói mơ hồ).

b. Huệ muốn nói rằng “còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo”. Huệ cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu), có lẽ Huệ không muốn báo cho Nam và tuấn hoặc chưa kịp báo nên “lờ” đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web