Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Câu 1. Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học :
- So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi.
- Vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát biển.
Trả lời:
- Châu Phi có các môi trường : rừng xích đạo, xa van, hoang mạc chí tuyến và cận nhiệt đới khô.
+ Môi trường rừng xích đạo : gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.
+ Hai môi trường xa van nằm ở phía Bắc và phía Nam Xích đạo.
+ Hai môi trường hoang mạc chí tuyến gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi và hoang mạc Ca-la-ha-ri ở Nam Phi.
+ Hai môi trường cận nhiệt đới khô gồm dãy Át-lát và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi.
Hai môi trường chiếm diện tích lớn là môi trường xa van và môi trường hoang mạc.
- Các hoang mạc ở châu Phi ăn sát ra tận biển là do :
+ Phần lãnh thổ nằm trong khu vực chí tuyến chiếm diện tích lớn, đây là khu vực áp cao nên hầu như không mưa.
+ Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít khúc khuỷu, độ cao trên 200 m, nhiều dãy núi ăn sát ra biển, vì vậy ảnh hưởng của biển ít.
+ Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh.
+ Lục địa Á - Âu rộng lớn nên gió mùa mùa đông rất khô khi đi vào lục địa Phi.

Xem thêmBài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Bài 23: Môi trường vùng núi

Quan sát hình 23.2, trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn của vùng núi An-pơ. Giải thích ?
Trả lời:
Vùng núi An-pơ, thực vật thay đổi theo độ cao, tính từ chân núi đến đỉnh núi có : rừng lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ.
Thực vật cũng thay đổi theo hướng sườn : ở sườn đông, các đai thực vật phân bố ở cao hơn sườn tây.
Nguyên nhân : do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao và theo hướng sườn. Càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ không khí giảm, cứ lên cao lOO m giảm 0,6°c. Sườn đón ánh nắng mặt trời bao giờ cũng nhận được lượng nhiệt và ẩm cao hơn sườn khuất nắng.

Xem thêmBài 23: Môi trường vùng núi

Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

Quan sát hình 22.1, cho biết tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương bắc, nơi phân bố và hoạt động kinh tế của họ.
Trả lời:
Các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương bắc là: Chúc, I-a-kút, La-pông, Xa-mô-y-et, I-núc.
Phân bố và hoạt động kinh tế:
- Người Chúc, I-a-kút, sống ở ven biển phía bắc của châu Á, sống bằng nghề chăn nuôi.
- Người Xa-mô-y-ét, La-pông sống ở ven biển phía bắc của châu Âu, sống bằng nghề chăn nuôi.
Người I-núc sống ở ven biển phía bắc của Bắc Mĩ và một số đảo, sống bằng nghề săn bắt.

Xem thêmBài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
Chuyển hướng trang web