3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 5)
ĐỌC
Tri thức Ngữ văn trang 99
Câu 1: Văn nghị luận là gì?
Trả lời:
Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng hầu hết các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, vấn đề nhằm mục đích xác lập chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Câu 2: Thế nào là văn bản nghị luận văn học?
Trả lời:
– Là một loại của văn nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại,… Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới.
Câu 3: Văn nghị luận văn học dùng để làm gì?
Trả lời:
– Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của …
Câu 4: Lí lẽ trong nghị luận văn học là gì?
Trả lời:
– Lí lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại,… Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.
Mỗi ngày một cuốn sách
Câu 1: Em đã từng thiết kế cho mình một góc để đọc sách chưa? Việc chúng ta đọc sách tại một góc đọc phù hợp đem lại cho chúng ta cảm xúc gì?
Trả lời:
– Em đã từng thiết kế cho mình một góc để đọc sách
– Việc chúng ta đọc sách tại một góc đọc phù hợp đem lại cho chúng ta cảm giác thư giãn, thoải mái dễ dàng tiếp thu nội dung
Câu 2: Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách em mới đọc gần đây nhất.
Trả lời:
Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách Hạt giống tâm hồn: Cuốn sách là tổng hợp những câu chuyện để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy bản thân mình trong những mẩu chuyện giản dị, bình thường nhưng đầy triết lí nhân sinh.
Câu 3: Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.
Trả lời:
Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc: Hoàng tử bé.
Sách hay cùng đọc
Câu 1: Khi lựa chọn sách, em dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá nó là một cuốn sách hay?
Trả lời:
– Giọng văn cuốn hút
– Có mục đích rõ ràng
– Nhân vật chính tạo sức lôi cuốn
– Cung cấp thông tin hữu ích
Câu 2: Theo em, để lan tỏa tinh thần đọc tới mọi người, chúng ta cần làm gì?
Trả lời:
– Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.
– Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.
– Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.
– Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.
– Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
– Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:”hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn” và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.
– Mở các sự kiện trao đổi sách
– Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
– Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc
Câu 3: Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung.
Trả lời:
– Chọn hai chủ đề: Quê hương yêu dấu, Thế giới cổ tích.
Câu 4: Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và giới thiệu về cuốn sách đó bằng pô-xtơ theo gợi ý:
– Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản,…
– Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết,…
– Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.
Trả lời:
Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan:
– Thế giới cổ tích: Cây tre trăm đốt
+ Tác giả Minh Lâm, NXB Hồng Đức
+ Tóm tắt nội dung: Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Thông qua câu truyện bài học dành cho mỗi chúng ta là sống trên đời phải luôn nhân hậu, lương thiện. Nếu như vậy thì chắc chắn ta sẽ được nhiều người giúp đỡ khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Chuyện kể về anh Khoai nhà nghèo được một phú ông thuê làm việc. Vì tin lời ông chàng đi kiếm cây tre trăm đốt để được
+ Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.
– Quê hương yêu dấu: Quê hương bé nhỏ
+ Tác giả Gael Faye, NXB Trẻ
+ Tóm tắt nội dung: Mỗi đứa trẻ đều có một quê hương để yêu thương. Quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời, nơi cậu sống cùng em gái, với người mẹ của cậu di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Ở khu phố của cậu là nhóm bạn có những đứa con lai Âu chơi với nhau, những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình, và những người hàng xóm đủ chủng tộc đến ngạc nhiên. Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc thành sát thủ của nhau, và cậu bé rơi vào dòng xoáy của những bạo lực và thảm sát hàng loạt. Giữa ngập tràn bạo lực, cái chết và nỗi sa đọa của phẩm giá con người, Gaby tìm cách giữ lấy cho mình phần người còn lại, nhưng thương tích tâm hồn còn mãi…
Cuốn sách yêu thích
Câu 1: Khi lựa chọn đọc một cuốn sách, em dựa trên các tiêu chí nào?
Trả lời:
– Giọng văn cuốn hút
– Có mục đích rõ ràng
– Nhân vật chính tạo sức lôi cuốn
– Cung cấp thông tin hữu ích
Câu 2: Em có cuốn sách mà mình yêu thích chưa? Em có cảm xúc gì khi đọc cuốn sách đó?
Trả lời:
– Cuốn sách mà em yêu thích Hạt giống tâm hồn
– Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. Cuốn sách đã mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.
Câu 3: Chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:
– Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
– Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?
– Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?
– Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?
Trả lời:
Cuốn sách yêu thích: Bố con cá gai.
– Nhan đề nêu ra hai nhân vật chính trong câu chuyện: người bố – người con.
– Nhan đề so sánh bố con nhà họ với cá gai. So sánh như vậy mang dụng ý của tác giả về những con người nhỏ bé nhưng kiên cường.
– Phần mở đầu của cuốn sách ta thấy ngay lời trách yêu của người con với bố “Bố thật là một tên ngốc”. Câu chuyện bắt ngay vào giọng kể của người con, xưng “tôi” mang tính chân thực cho câu chuyện. Mặc dù là lời trách nhưng người con ngay sau đó đã thể hiện rằng mình hiểu hết sự quan tâm và tình yêu của bố.
– Em đã được gặp những con người kiên cường, đi đến khắp nơi của đất nước Hàn Quốc nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là bệnh viện.
– Đọng lại trong tâm trí em là cái kết đau thương mà tác giả đã viết. Người bố cùng con mình đã chiến thắng căn bệnh quái ác, trải qua bao nhiêu đau khổ. Người con cuối cùng cũng khỏi bệnh nhưng người bố lại chính vì căn bệnh ấy mà qua đời.
– Em thích cuốn sách vì nó thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng, sức mạnh phi thường của cả hai cha con. Bên cạnh đó cũng nhắc nhở mọi người phải yêu thương người thân trong gia đình, quý trọng thời gian bên cạnh họ. Em đặc biệt ấn tượng với câu này: “Nhưng mà con trai à, con là tất cả của bố. Dù bố có chết nhưng không phải là chết đâu.”
Gặp gỡ tác giả: Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi
Câu 1: Nếu em gặp được một nhà văn/nhà thơ mà em yêu thích ngoài đời em sẽ có cảm xúc và suy nghĩ gì?
Trả lời:
– Nếu em gặp được một nhà văn/nhà thơ mà em yêu thích ngoài đời em sẽ rất vui mừng vào hào hứng.
Câu 2: Nếu được đặt một câu hỏi cho một nhà văn/nhà thơ đó thì em sẽ hỏi gì?
Trả lời:
– Em sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến cuốn sách mà em yêu thích
Câu 3: Văn bản “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
– Văn bản nghị luận văn học
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”
Trả lời:
– Nghị luận
Câu 5: Tác giả của văn bản “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi” là ai?
Trả lời:
– Minh Khoa
Câu 6: Nêu bố cục của văn bản “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”
Trả lời:
Gồm 3 phần:
– Phần 1 (Từ đầu đến …mãnh liệt ấy trong thơ ông?): Giới thiệu vấn đề
– Phần 2 (Tiếp theo đến …thuần khiết của mình): Chứng minh Lò Ngân Sủn là người con của núi
– Phần 3: (Còn lại) Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại thơ Lò Ngân Sủn luôn thể hiện tình yêu tha thiết với núi rừng.
Câu 7: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?
Trả lời:
– Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủ khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.
Câu 8: Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
Trả lời:
– Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?
Câu 9: Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?
Trả lời:
– Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?
Câu 10: Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu?
Trả lời:
– Câu cuối cùng của bài viết giải thích lý do cho những câu mở đầu?
– Tìm kiếm thông tin về một tác giả mà em yêu thích để giới thiệu với các bạn: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,…Ông nổi tiếng với các tác phẩm: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bê tô, Kính vạn hoa,..
Câu 11: Tóm tắt văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”
Trả lời:
Là một văn bản nghị luận với luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình.
Câu 12: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”
Trả lời:
– Nội dung:
Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình.
– Nghệ thuật:
Văn bản nghị luận với luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Phiêu lưu cùng trang sách
Câu 1: Em đã từng xem một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học hay chưa? Nêu cảm nhận của em trước hai hình thức (đọc/ xem) đó?
Trả lời:
– Em cảm thấy hai hình thức đó đều có những nét đặc biệt riêng
– Khi đọc sách thì nội dung cụ thể, chi tiết, kích thích sự sáng tạo
– Khi xem phim thì sinh động, hấp dẫn và hào hứng
Câu 2: Thảo luận và so sánh để thấy những điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách (hoặc tác phẩm đã đọc).
Trả lời:
Nội dung chính và hình thức
Tương đồng:
– Đều đem lại một ý nghĩa chung.
– Một nội dung chính và nghệ thuật chung.
– Có đầy đủ và giống nhau về nhân vật.
Khác biệt:
– Có thể thay ngôi kể.
– Từ tác phẩm chuyển sang phim hay truyện tranh.
– Có thể đổi ngôi kể truyện.
Câu 3: Hãy thiết kế một pô-xtơ giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bìa cuốn sách mà em yêu thích.
Trả lời:
VIẾT
Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật
Câu 1: Sáng tạo là gì?
Trả lời:
– Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi (trong phạm vi áp dụng cụ thể)
Câu 2: Tại sao lại cần sáng tạo?
Trả lời:
– Sáng tạo đưa con người tiếp xúc với những cái nhìn mới, con đường mới, trải nghiệm mới giúp cho xã hội liên tục cải tiến, thay đổi và phát triển.
Câu 3: Tại sao lại cần đọc sách?
Trả lời:
– Sách giúp bạn tự tin hơn.
– Trở thành một “chuyên gia” về một chủ đề nào đó mà bạn đã từng đọc chắc hẳn sẽ khiến bạn “phổng mũi” với bạn bè.
– Tăng cường trí nhớ.
Câu 4: Làm thế nào để thể hiện kết quả mà bạn thu hoạch được sau khi đọc sách?
Trả lời:
– Thể hiện được những hiểu biết của mình sau khi đọc cuốn sách đó bằng cách viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng được đề ra trong cuốn sách
– Cảm nhận của mình về cuốn sách đó
– Ứng dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống
Câu 5: Từ những sáng tạo nghệ thuật em có thể trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách hay không?
Trả lời:
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
Câu 1: Để viết một bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách, chúng ta cần đạt được những yêu cầu nào?
Trả lời:
– Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các phần mở bài, thân bài, kết bài; có thể tách ý chính trong thân bài thành các đoạn văn.
Câu 2: Khi viết một bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách, chúng ta nhằm mục đích gì?
Trả lời:
– Thể hiện được những hiểu biết của mình sau khi đọc cuốn sách đó
– Cảm nhận của mình về cuốn sách đó
– Cách ứng dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống
Câu 3: Khi viết một bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách, chúng ta cần thực hành theo mấy bước? Là những bước nào?
Trả lời:
Thực hiện theo 4 bước
– Lựa chọn đề tài:
– Tìm ý
– Lập dàn ý
– Viết bài
Câu 4: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
Trả lời:
– Những hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách là những bài học chân thực, ý nghĩa và rất sinh động.
– Giúp con người hiểu thêm nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Câu 5: Lập một dàn ý chi tiết để viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.
Trả lời:
– Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả và hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.
– Thân bài:
+ Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng.
+ Nêu lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ hiện tượng.
+ Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn.
– Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
Câu 6: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
Trả lời:
Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.
Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ “vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con”, có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.
Và trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn,… nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.
Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu “Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, “Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.
Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: “Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.
Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ… tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.
Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: “Chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.
Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
NÓI VÀ NGHE
Giới thiệu sản phẩm minh họa sách
Câu 1: Em đã từng đọc những cuốn sách liên quan đến lĩnh vực nào? Những cuốn sách đấy có gì khiến em thích thú? Hãy chia sẻ nó.
Trả lời:
– Em đã từng đọc cuốn sách liên quan đến những giá trị đích thực của cuộc sống
– Những cuốn sách đó đã đem đến cho em những bài học giáo dục cuộc sống sâu sắc. “Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.
Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.
Câu 2: Em đã từng giới thiệu một cuốn sách nào đó với những người bạn của mình hay chưa? Nếu bây giờ em có nhiệm vụ giới thiệu một cuốn sách tới mọi người thì em sẽ trình bày như thế nào?
Trả lời:
– Em đã từng giới thiệu cuốn sách “Ôi, đừng mặc xấu” với những người bạn thân của mình
– Nếu bây giờ em có nhiệm vụ giới thiệu một cuốn sách tới mọi người thì em sẽ trình bày như sau:
Bài tham khảo
Đọc sách là một thói quen tốt mà em duy trì hàng ngày để tăng vốn hiểu biết cho mình cũng như thanh lọc tâm hồn, tìm đến những mục đích sống hạnh phúc trong đời. gần đây, em có được đọc một cuốn sách rất hay “Ối, đừng mặc xấu” của tác giả Clinton Kelly. Cuốn sách là một chuỗi những kinh nghiệm, bài học, lời khuyên của tác giả về cách ăn mặc trong cuộc sống. Trong đời sống, việc ăn mặc cần phải gọn gàng, đẹp mắt để không chỉ tôn trọng bản thân mình mà còn là tôn trọng người đối diện. Việc ăn mặc đẹp sẽ giúp bạn tự tin giải quyết được công việc. Cuốn sách này ra đời chính là với mục đích như thế. Với người đọc, kể cả là không giỏi trong chuyện ăn mặc thì cuốn sách này sẽ tổng hợp những lời khuyên về cách ăn mặc: cách phối đồ, cách lên đồ,… để giúp cho chúng ta có một diện mạo tự tin khi ra đường. Sau khi đọc cuốn sách này, em đã biết cách chọn đồ cho đúng dịp như: đi học, đi chơi, đi picnic,.. lại còn phù hợp với thời tiết và tính cách bản thân nữa. Nhờ áp dụng cuốn sách này, em không còn gặp khó khăn trong việc nghĩ hôm nay sẽ mặc gì, mẹ không còn phải phàn nàn về bộ em đang mặc nữa. Đặc biệt hơn, em cảm thấy tự tin khi ăn mặc đẹp và còn biết chọn lọc những đồ cần thiết cho tủ đồ của mình sao cho tối giản nhất có thể nữa; tránh tình trạng “tủ đồ đầy mà không có gì để mặc”. Tóm lại, cuốn sách này rất bổ ích cho những ai đang cần cải thiện gu ăn mặc của mình sao cho một diện mạo tự tin, đẹp đẽ.
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
Câu 1: Mục đích khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc là gì?
Trả lời:
– Thể hiện được những hiểu biết của mình sau khi đọc cuốn sách đó
– Cảm nhận của mình về cuốn sách đó
– Cách ứng dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống
Câu 2: Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, chúng ta cần thực hiện theo mấy bước, là những bước nào?
Trả lời:
a. Lựa chọn đề tài: Chọn một cuốn sách em yêu thích và suy nghĩ về một hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.
b. Tìm ý
– Điều em muốn viết liên quan tới cuốn sách nào? Ai là tác giả của cuốn sách đó?
– Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
– Chi tiết, sự việc, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?
– Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó?
c. Lập dàn ý: Sắp xếp các thông tin và ý tưởng theo trật tự phù hợp.
– Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả và hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.
– Thân bài:
+ Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng.
+ Nêu lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ hiện tượng.
+ Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn.
– Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
d. Viết bài
Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các phần mở bài, thân bài, kết bài; có thể tách ý chính trong thân bài thành các đoạn văn.
Câu 3: Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
Trả lời:
Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh đầy thương cảm với số phận, cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm, nhà văn không chỉ khơi dậy trong chúng ta sự cảm thương sâu sắc với số phận của cô bé mà còn đề cập tới vấn đề tình người trong cuộc sống.
Trong xã hội kia, đâu phải chỉ riêng có một cô bé bán diêm khốn khổ, bất hạnh mà còn vô số những hoàn cảnh bất hạnh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên nhà văn đã khéo léo xây dựng nên cảnh ngộ của em và kết thúc với bi kịch đầy nghiệt ngã. Cô bé bán diêm, phải đi bộ khắp các con phố để bán những bao diêm, ngày nào cũng như ngày nào, em chẳng những không được đi học, được vui chơi mà còn phải lao động vất vả, do chính người cha vô dụng bắt em phải làm.
Cả một ngày em phải chịu cái rét, cái đói, tới đêm cũng chưa có cái gì vào bụng, em sợ về nhà, em không dám về nhà vì ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào, nếu em về sẽ bị cha đánh. Giữa đêm giao thừa mọi người đều quây quần bên nhau trong những căn nhà ấm cúng, trang hoàng, ăn những bữa tiệc cuối năm bên những người thân yêu nhất. Ấy vậy mà trên vỉa hè nơi xó tường kia, em lại phải chịu đói, chịu rét một mình, cô độc và lạnh lẽo. Chẳng có gì để ăn, chẳng có chỗ để ở, và cũng chẳng được sưởi ấm. Bởi vậy ta mới thấy, tình người trong hoàn cảnh đó mới ái ngại làm sao, mọi người dường như chỉ biết quan tâm và lo lắng cho hạnh phúc của mình mà quên đi những đồng loại, những hoàn cảnh khó khăn đang mong chờ họ ra tay giúp đỡ.
Cô bé bán diêm đã chết, ngay giữa đêm giao thừa hôm đó, thật xót xa và đáng thương khi em đã phải chết một cái chết nghiệt ngã. Từ cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn muốn chúng ta phải thực sự nhìn nhận và thức tỉnh về tình người. Ở đâu đó và ở ngay trong hoàn cảnh của cô bé bán diêm đã không có sự hiện hữu của tình cảm giữa con người với con người, không một ai quan tâm, hay xót thương cho em, từng dòng người cứ đi qua, thờ ơ, lạnh lùng.
Đó chính là phản ánh về chính chúng ta trong xã hội này, còn biết bao em nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích đang rong ruổi kiếm miếng ăn qua ngày, biết bao gia đình hoàn cảnh khốn khổ không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc. Chúng ta phải nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với họ, là một thành phần của xã hội, chúng ta cần giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Giống như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Những số phận ấy không may mới phải chịu cảnh bất hạnh, chúng ta may mắn hơn họ, chúng ta phải biết cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ họ để cuộc sống này thêm phần tốt đẹp hơn, đó là điều ý nghĩa nhất mà trong tình cảm giữa con người với con người nên có.
Truyện “Cô bé bán diêm” chính là khơi dậy lòng nhân ái, bao dung và nhân hậu, biết cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau. Mỗi người đều có trách nhiệm của mình đối với số phận và cuộc đời của những người như cô bé bán diêm.
Ôn tập học kì II
Câu 1: Lập danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc loại văn bản, chọn một văn bản mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc loại văn bản được thể hiện qua văn bản ấy.
b. Trình bày điều em tâm đắc với văn bản đã chọn qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.
Trả lời:
Trả lời câu hỏi vào bảng:
Kiểu văn bản/Ví dụ một văn bản được học trong Ngữ văn 6 tập 2 |
Đặc điểm cơ bản của kiểu văn bản, thể loại qua văn bản ví dụ |
Điều em tâm đắc với một đoạn văn bản |
Truyền thuyết (Thánh Gióng) |
Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh…Truyên xây dựng yếu tố kỳ ảo: Thánh Gióng sinh ra khác thường, lớn nhanh như thổi, giặc đến biến thành tráng sĩ cao lớn, ngựa sắt phun được lửa, nhổ tre ven đường đánh giặc, Gióng bay lên trời,… |
Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ. |
Cổ tích (Cây khế) |
Chuyện kể về nhân vật bất hạnh, nghèo khổ nhưng có đức hạnh (nhân vật người em). Câu chuyện sử dụng yếu tố kỳ ảo con chim thần để nói lên niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. |
Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy? Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi. |
Văn bản nghị luận (Xem người ta kìa!) |
Văn bản bàn về vấn đề cái riêng biệt trong mỗi con người là điều đáng trân trọng, cần phải được phát huy, hòa nhập ttrong cái chung của tập thể. Để có sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng lý lẽ (Học hỏi theo sự hoàn hảo của người nhưng thế giới là muôn màu muôn vẻ, cần có những điều riêng biệt để đóng góp cho tập thể những cái của chính mình?), dẫn chứng (ngoại hình, tính cách các bạn trong lớp không ai giống ai,…) |
Câu nói “Xem người ta kìa” ở cuối bài văn chính là một lời khích lệ, động viên chính bản thân mình. Người khác đã hay, đã thú vị theo cách của họ, vậy tại sao mình không đặc biệt theo cách của chính mình. |
Văn bản thông tin (Trái đất – cái nôi của sự sống) |
Văn bản có sapo dưới nhan đề, có 5 đề mục, 2 ảnh. Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân kêt quả |
Đoạn văn cuối của văn bản đặt ra câu hỏi Tình trạng Trái đất hiện ra sao? Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là kết quả của sự tàn phá do con người làm nên. Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ chính là vấn đề cấp thiết được đặt ra, cần sự chung tay của toàn nhân loại. |
Câu 2: Hãy nêu các kiểu bài viết mà em đã thực hành khi học Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi kiểu bài, cho biết:
a. Mục đích mà kiểu bài hướng tới.
b. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.
c. Các bước cơ bản để thực hiện bài viết.
d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm với mỗi kiểu bài (ngoài đề tài em đã chọn trong quá trình học).
e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài.
Trả lời:
Trả lời câu hỏi vào bảng:
Các kiểu bài viết |
Mục đích |
Yêu cầu |
Các bước cơ bản thực hiện bài viết |
Đề tài cụ thể |
Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài |
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích |
Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ |
Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện. Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện. Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. Có thể bỏ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. |
Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng. Chọn lời kể phù hợp. Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý |
Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám |
Cần có sự nhất quán về ngôi kể. Kiểm tra sự nhất quán, hợp lý đối với các chi tiết được sáng tạo thêm. |
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm |
Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng đối với một vấn đề đang được xã hội quan tâm |
Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc |
Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý |
Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề xử lý rác thải nhựa |
Những khía cạnh cần bàn luận phải thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ nét |
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận |
Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diện ra |
Đúng với thể thức của một biên bản thông thường |
Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận |
Viết biên bản cuộc họp Đại hội chi đoàn của lớp em |
Kiểm tra chính xác thể thức văn bản |
Câu 3: Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua. Cho biết mục đích của hoạt động nói ở các bài Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung và Cuốn sách tôi yêu có gì giống và khác nhau.
Trả lời:
– Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua:
+ Kể lại một truyền thuyết đã học: Chọn một truyền thuyết phù hợp, kể với giọng trang nghiêm, chuẩn bị tranh ảnh để phần nói thêm hấp dẫn
+ Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Tóm lược nội dung và viết thành dạng đề cương, đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh. Cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ, thể hiện sự tương tác với người nghe.
+ Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Lựa chọn vấn đề, tìm ý và sắp xếp ý. Nói một cách khái quát nội dung cần trình bày.
– Sự giống và khác nhau về mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10:
+ Giống nhau: Rèn luyện khả năng nói, thuyết trình cho các em, rèn luyện kỹ năng viết về các kiểu bài khác nhau.
+ Khác nhau: Mỗi kiểu bài có một phương thức, đặc điểm về cách viết, cách thuyết minh, trình bày
Câu 4: Tóm tắt những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai (theo mẫu). Hãy cho biết những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em đọc, viết, nói và nghe như thế nào.
Trả lời:
– Liệt kê những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai:
+ Công dụng của dấu châm phẩy
+ Cách lựa chọn từ ngữ trong câu
+ Trạng ngữ
+ Đặc điểm và các loại văn bản
+ Từ mượn
– Những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em trong cách viết, nói, nghe được linh hoạt hơn, sinh động hơn và dùng ngữ pháp để viết được chính xác hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.