Những bài học mà Gia Cát Lượng để lại cho hậu thế vô cùng quý báu, rất đáng để các bậc phụ huynh học hỏi.
Nhắc tới Gia Cát Lượng, nhân vật lừng lẫy này có lẽ ai cũng từng nghe qua một lần. Ông được ca ngợi là một vị tướng tài đức, có trí tuệ đỉnh cao trong lịch sử Trung Quốc. Những gì ông để lại cho hậu thế là vô giá, đặc biệt trong một bức thư viết gửi cho con trai mình, ông đúc kết ngắn gọn 9 điều về việc học làm người khiến ai cũng phải suy ngẫm.
1. Sức mạnh của sự im lặng
“Tu thân nhờ tĩnh, không tĩnh không tiến xa”.
Gia Cát Lượng khuyên con cháu chỉ có tĩnh lặng mới có thể tu thân dưỡng tính, nội tâm bình yên mới có thể tiến xa được.
Trên đời này, không có nấc thang nào một bước lên trời, cũng không có thành công nào đạt được trong một sớm một chiều. Tất cả thành công đều được tôi luyện từ từ trong quá trình tích lũy dần dần.
Lúc này, sự tĩnh lặng đặc biệt quan trọng. Người nóng nảy không đợi được hoa nở, cũng không đợi được trời quang. Chỉ có tâm tĩnh lặng mới có thể làm chủ được lòng mình, nhìn rõ con đường phía trước trong màn sương mù suốt những năm dài đằng đẵng.
2. Sức mạnh của sự tiết kiệm
“Tiết kiệm để tu thân tích đức”.
Gia Cát Lượng khuyên người trẻ nên sớm học cách tiết kiệm để tu thân tích đức.
Những thứ hào nhoáng bên ngoài mang lại sự thích thú nhất thời nhưng khiến con người mù quáng có cho bằng được và trở thành nô lệ của nó. Biết cách tiết kiệm không chỉ có nghĩa là kiềm chế được ham muốn tiêu xài phung phí, mà còn hiểu đâu là nhu cầu thực sự quan trọng trong cuộc sống, biết phân biệt được cái nào nên ưu tiên.
Trong trường hợp thu nhập hạn chế, điều khôn ngoan là tiêu tiền đúng lúc đúng chỗ, sống một cuộc sống đơn giản, tiết kiệm.
3. Sức mạnh của sự thờ ơ
“Thờ ơ, tĩnh lặng trước mọi cám dỗ”.
Gia Cát Lượng từng nói, nếu một người không xem nhẹ danh lợi trước mặt thì sẽ không có chí hướng rõ ràng, nếu không thể bình tĩnh và tập trung vào việc học thì sẽ không thể đạt được những mục tiêu cao cả.
Khi thờ ơ trước sự cám dỗ, kìm chế được ham muốn của mình, có trái tim trong sáng, tâm hồn lương thiện, dù cuộc sống bình thường vẫn trọn vẹn niềm vui mỗi ngày, thong dong sống qua ngày.
4. Sức mạnh của việc học
“Học trong im lặng thì mới thành tài”.
Gia Cát Lượng khuyên trẻ em nên được học tập trong môi trường yên tĩnh, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc học của chúng. Ông luôn tin tài năng của một người là kết quả của sự chăm chỉ.
Học tập là con đường duy nhất để trẻ em trở thành một người tài năng, chỉ có dựa vào việc học liên tục thì mới tiến xa được.
5. Sức mạnh của sự quyết tâm
“Một người không thể khai phá tài năng của mình nếu không chịu học hỏi và không thể học hỏi nếu không có tham vọng”.
Gia Cát Lượng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có hoài bão trong học tập. Muốn đạt được mục tiêu đề ra thì phải hạ quyết tâm.
Trong quá trình học, sự quyết tâm và kiên trì là rất quan trọng, bởi nếu không có ý chí thì sẽ một người rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.
6. Sức mạnh của tốc độ
“Nếu hay trì hoãn, bạn sẽ không thể thúc đẩy bản thân tiến lên”.
Khi một người có thói quen trì hoãn trong mọi việc, họ sẽ chẳng thúc đẩy bản thân tiến nhanh được. Thời đại máy tính là thời đại của tốc độ, mọi thứ đều hướng đến hiệu quả và trí tuệ.
Trên thế giới này có 2 kiểu người, một là những người âm thầm nỗ lực trong đêm tối để thay đổi thế giới, hai là những người thức dậy đã thấy thế giới thay đổi.
7. Sức mạnh của tính cách
“Kiêu ngạo phá hỏng tất cả”.
Gia Cát Lượng cảnh báo mọi người không nên quá nóng nảy, nó có thể phá hỏng hết mọi thứ.
Suy nghĩ ảnh hưởng đến hành vi, hành vi ảnh hưởng đến thói quen, thói quen ảnh hưởng đến tính cách và tính cách ảnh hưởng đến vận mệnh.
Có quá nhiều người hay nóng nảy và bồn chồn, nhưng càng nóng nảy thì họ càng mù quáng tiến về phía trước, càng dễ đánh mất chính mình. Ham muốn quá lớn, lo lắng về được và mất khiến họ quên mất mục đích ban đầu khi làm một việc nào đó.
Vậy nên tốt hơn hết là ngay từ sớm cha mẹ nên làm gương cho con mình, bớt nóng nảy, bình tĩnh lại một chút, con cái sẽ thay đổi dựa trên sự thay đổi của chính cha mẹ mình.
8. Sức mạnh của thời gian
“Thời gian trôi nhanh, ý chí sẽ dần bào mòn theo thời gian”.
Một năm có 4 mùa, dù 4 mùa có thể lặp lại nhưng cuộc đời của một người đã trôi qua rồi thì không thể quay trở lại. Cuộc đời tưởng dài lại hóa ngắn, cứ ngỡ hôm nay sẽ có ngày mai, sau ngày mai sẽ có ngày kia, nhưng đôi khi bỏ lỡ một thứ nào đó thì cả đời sẽ không lấy lại được.
Vì thế, hãy biết trân quý thời gian mình có, cố gắng phấn đấu hoàn thiện bản thân mỗi ngày trở nên tốt hơn.
9. Sức mạnh của nỗi buồn
“Nhiều người lạc lõng giữa thế giới, buồn bã cả ngày dài”.
Khi một người cảm thấy không được kết nối với thế giới, thường than thở về mọi thứ trong cuộc sống, lúc nào cũng cảm thấy buồn, nhưng rốt cuộc điều đó chẳng có ích lợi gì.
Cổ nhân Trung Quốc có câu: “Bình tĩnh sẵn sàng đối mặt nguy hiểm, nghĩ đến cũng phải vào tư thế sẵn sàng”
Chuẩn bị một chiếc ô vào ngày nắng để bạn có thể bình tĩnh đối mặt với nó khi trời mưa, dự trữ một số vật dụng vào những lúc bình thường để giải quyết nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ khủng hoảng.
Con đường phía trước còn dài và chỉ bằng cách đề phòng, chúng ta mới có thể đi suôn sẻ hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.