Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3)
Câu 1. Văn bản thuộc loại nào?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản đa phương thức
Lời giải:
Đáp án C
Câu 2. Câu nào trong bài viết khái quát đầy đủ đặc trưng của cảnh vật được gọi lên ở bài thơ Thiên Trường vẫn vọng?
A. Bài thơ tả một cành thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống.
B. Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao, kỉ
C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phản âm no, hạnh phúc,
D. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hắn.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 3. Bài viết được triển khai theo trình tự nào?
A. Phân tích lần lượt từng câu thơ một.
B. Giảng nghĩa từ ngữ trước, sau đó đi vào phân tích ý nghĩa các câu thơ và bài thơ,
C. Phân tích văn bản thơ, tiếp đó mở rộng liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác và k thể của tác giả bài thơ,
D. Nêu cảm nhận chung về bài thơ, phân tích bài thơ, đánh giá ý nghĩa của bài thơ,
Lời giải:
Đáp án D
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 159, SGK Ngữ văn 10, tập 1) Những câu nào trong văn bản cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá.
Lời giải:
– Ở đây lại là trong tầm mắt và thẩm mỹ, điệu xúc động của một ông vua thi sĩ. Ông vua ấy – Trần Nhân Tông Đúng là tự thân lăn lộn trong dân, cùng nhân dân vào sinh ra tử gian khổ biết chừng nào mới đánh đuổi được quân giặc, giành lại được cho đất nước, cho dân cảnh sống thănh bình này.
Câu 2 (trang 159, SGK Ngữ văn 10, tập 1) Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả bài viết khám phá được giá trị nổi bật gì của Thiên Trường vãn vọng?
Lời giải:
– Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288).
Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần.
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Bài thơ gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.
Câu 3 (trang 159, SGK Ngữ văn 10, tập 1) Những yếu tố nào của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản này?
Lời giải:
– Ngôn ngữ thơ: sử dụng từ Hán Việt, giải nghĩa các từ ngữ -> tư tưởng nội dung
– Không gian và thời gian trữ tình trong thơ
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !