Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII – SBT

Bài tập 1 trang 98 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1.  Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Lê đã

A. không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ.

B. chăm lo củng cố và xây dựng đất nước.

C. rất coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh đất nước.

D. quan tâm xây dựng và phát triển nến kinh tế toàn diện.

Trả lời: A

2. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện

A. Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi năm 1527.

B. Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua năm 1527.

C. thế lực phong kiến họ Mạc hợp quân chống lại vua Lê và giành được quyền lực vào năm 1527

D. năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạc.

Trả lời: D

3. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do

A. mâu thuẫn Lê – Trịnh.     C. mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.

B. mâu thuẫn Lê – Mạc.       D. mâu thuẫn Trịnh – Mạc.

Trả lời: B

4. Chiến tranh Nam – Bắc triều đưa đến kết quả

A. nhà Lê thất bại.

B. nhà Mạc bị lật đổ.

C. nhà Mạc giành và nắm chính quyền trong cả nước.

D. không phân chia thắng bại.

Trả lời: B

5. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong những năm

A. 1627- 1662.      C. 1627- 1667

B. 1627- 1672.      D. 1627- 1628

Trả lời: B

6. Kết cục của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là

A. không phân chia thắng bại.

B. hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước.

C. đất nước chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: D

7.  Thực chất, quyền lực ở Đàng Ngoài thuộc về

A. vua Lê.             C. nhà Mạc.

B. chúa Trịnh.       D. vua Lê – chúa Trịnh.

Trả lời: B

8. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài gần hai thế kỉ chứng tỏ

A. đất nước bước vào thời kì khủng hoảng.

B.  chế độ phong kiến chuyên chế tập quyền bị phá vỡ.

C. sự thoái hoá của giai cấp thống trị sau khi nạn ngoại xâm đã bị đánh bại và quốc gia thống nhất được củng cố.

D. báo hiệu cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.


Bài tập 2 trang 99 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.

□          Cuối thời Lê sơ, cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sau đó là cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến sự chia cát đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

□       Năm 1527, sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạcể

□       Sau khi thành lập, nhà Mạc đã xây dựng bộ máy chính quyền theo mô hình mới.

□       Trong những năm 1627 – 1672, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

□       Nhà nước Lê – Trịnh duy trì chính sách tuyển chọn quan lại như thời Lê sơ.

□       Dưới thời Lê – Trịnh, Bộ Quốc triều hình luật có từ thời Hổng Đức tiếp tục được sử dụng

Trả lời:

Đ          Cuối thời Lê sơ, cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sau đó là cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến sự chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Đ       Năm 1527, sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạc.

S       Sau khi thành lập, nhà Mạc đã xây dựng bộ máy chính quyền theo mô hình mới.

Đ       Trong những năm 1627 – 1672, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Đ       Nhà nước Lê – Trịnh duy trì chính sách tuyển chọn quan lại như thời Lê sơ.

Đ       Dưới thời Lê – Trịnh, Bộ Quốc triều hình luật có từ thời Hổng Đức tiếp tục được sử dụng


Bài tập 3 trang 99 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 3. Hãy điền sự kiện lịch sử dân tộc cho phù hợp Với mốc thời gian trong bảng sau.

Thời gian

Sự kiện lịch sử

 

Năm 1527

 

 

Năm 1627

 

 

Năm 1672

 

 

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

 

Năm 1527

 

 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.

Năm 1627

 

 Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa,  Quảng Nam  đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn

Năm 1672

 

không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+        Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

 


Bài tập 4 trang 100 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Trả lời:

–   Đến đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, các vua Lê ngày càng ăn chơi, sa đoạ, không còn quan tâm đến tình hình đất nước và đời sống nhân dân. Vì vậy, về khách quan, việc nhà Mạc thay thế cho nhà Lê đã không còn tiến bộ nữa là điều phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

–   Sau khi thành lập, trong những thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, giảm sưu thuế, tổ chức thi cử đều đặn, đã góp phần ổn định tình hình đất nước.

–    Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, việc nhà Mạc tiến hành cuộc chiến tranh Nam triều đã làm cho đời sống nhân dân khổ cực, cộng với việc thực hiện chính sách đối ngoại nhân nhượng thái qúa đối với nhà Minh đã khiến cho nhân dân ngày càng không ủng hộ và nhà Mạc suy thoái dần.


Bài tập 5 trang 100 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 5. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến : Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn và hậu quả của nó.

* Nguyên nhân sâu xa :   …………………………

* Nguyên nhân trực tiếp :…………………………

– Chiến tranh Nam – Bắc triều : …………………………

– Chiến tranh Trịnh Nguyễn:…………………………

– Hậu quả:…………………………

Trả lời:

* Nguyên nhân sâu xa : do sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

* Nguyên nhân trực tiếp :

– Chiến tranh Nam – Bắc triều : Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI.

– Chiến tranh Trịnh Nguyễn: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn. Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672

– Hậu quả:  không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+   Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+    Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng  Trong (Nam Hà)


Bài tập 6 trang 101 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 6. Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và so sánh, nhận xét.

Trả lời:

*Sơ đồ:

– Đàng Ngoài

 – Đàng Trong:

* So sánh, nhận xét:

–   Bộ máy chính quyền ở Đàng Ngoài do mô phỏng bộ máy chính quyền thời Lê sơ đã hoàn chỉnh ở thế kỉ XV nên việc tổ chức là chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Bộ máy chính quyền ở Đàng Trong lúc đầu chỉ là chính quyền ở địa phương, phải đến giữa thế kỉ XVII mới thành lập chính quyền ở trung ương, tuy nhiên bộ máy chính quyền còn chưa hoàn chỉnh.

–    Tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài thời vua Lê, chúa Trịnh là một bộ máỵ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử phong kiến : đã có triều đình lại có phủ chúa và vua Lê chỉ đứng đầu tiên danh nghĩa chứ không có thực quyền mà trên thực tế quyền hành thuộc về phủ chúa. Chính quyền của Đàng Trong vể thực chất không phải là chính quyền của một nhà nước phong kiến.


Bài tập 7 trang 102 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 7. Tổ chức chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn có điểm gì khác so với chính quyền Đàng Ngoài của vua Lê, chúa Trịnh ?

Trả lời:

Khác nhau cơ bản đó là:

+ Đàng Trong chỉ là chính quyền, có Chúa chứ ko có vua, chưa hoàn thiện bộ máy nhà nước

+ Đàng ngoài là Nhà nước (tuy vua Lê – chúa Trịnh nhưng vẫn là một nhà nước (có vua).

Đó cũng là nguyên nhân tại sao nước ta tuy bị chia cắt 2 Đàng như vẫn là một nước  => Từ đó ta có thể nhận ra rằng : vì sao được gọi là chính quyền Đàng Trong và nhà nước Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài .

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web