Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII – SBT

Bài tập 1 trang 102 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Trong các thế kỉ XV – XVI, nền kinh tế nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng sa sút vì

A. ruộng đất ngày càng tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

B. nhà nước không quan tâm đến sản suất như trước.

C. chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: D

2. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho nến kinh tế nông nghiệp nước ta dần dẩn ổn định từ nửa sau thế kỉ XVII ?

A. nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.

B. nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập.

C. ngoài các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo được nhiều loạ giống lúa mới.

D. ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, quan lại.

Trả lời: D

3. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Làm giấy.         C. Làm đường trắng.

B. Dệt vải.            D. Đúc đồng.

Trả lời: C

4. Nét nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này là

A. một số nghề thủ công mới xuất hiện.

B. số làng nghé thủ công tăng lên ngày càng nhiều.

C. một số thợ giỏi đã hợp nhau rời làng ra đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

D. tất cả các ý trên.

Trả lời: D

5. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII ?

A. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông

B. Thương nhân nước ngoài đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài.

 C. Nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển.

D. Hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa phát triển rộng khắp.

Trả lời:  D

6. Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI – XVII vì

A. Nhà nước cho mở mang nhiều cảng biển mới.

B. nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất, buôn bán.

C. chủ truơng mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.

D. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.

Trả lời: C

7. Địa danh không phải là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVII – XVIII:

A. Thăng Long.     C. Vân Đồn.

B. Phố Hiến.         D. Thanh Hà

Trả lời: C

3. Đô thị lớn nhất và phát triển nhất xứ Đàng Trong ở các thế kỉ XVII – XVIII là

A. Thanh Hà.        C. Quy Nhơn.

B. Hội An.            D. Gia Định.

Trả lời: B

9. Phần lớn các đô thị ở nước ta suy tàn vào

A. thế kỉ XVII.                C. cuối thế kỉ XVIII.

B. đầu thế kỉ XVIII.        D. đầu thế kỉ XIX.

Trả lời: D


Bài tập 2 trang 103 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 2. Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.

□       Từ cuối thế kỉ XV đến đẩu thế kỉ XVI, Nhà nước luôn quan tâm phát triển sản xuất, chăm lo công tác thuỷ lợi, nên sản xuất nông nghiệp có bước phát triển.

□       Từ nửa sau thế kỉ XVII, nhờ những biện pháp khuyến khích của Nhà nước, diện tích ruộng đất trong cả nước tăng lên nhanh chóng.

□       Từ các thế kỉ XVI – XVII, nội thương phát triển rầm rộ, còn ngoại thương bị kìm hãm do chính sách đóng cửa của Nhà nước.

□       Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu do chính quyền phong kiến thu thuế quá cao đối với hàng hoá của các thương nhân nước ngoài.

□       Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong hồi thế kỉ XVII – XVIII.

□       Thanh Hà là đô thị do các thương nhân Nhật Bản lập nên với sự đồng ý của chúa Nguyễn.

□       Đầu thế kỉ XIX, tất cả các đô thị ở nước ta đã bị suy tàn.  

Trả lời:

S        Từ cuối thế kỉ XV đến đẩu thế kỉ XVI, Nhà nước luôn quan tâm phát triển sản xuất, chăm lo công tác thuỷ lợi, nên sản xuất nông nghiệp có bước phát triển.

Đ       Từ nửa sau thế kỉ XVII, nhờ những biện pháp khuyến khích của Nhà nước, diện tích ruộng đất trong cả nước tăng lên nhanh chóng.

S       Từ các thế kỉ XVI – XVII, nội thương phát triển rầm rộ, còn ngoại thương bị kìm hãm do chính sách đóng cửa của Nhà nước.

Đ       Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu do chính quyền phong kiến thu thuế quá cao đối với hàng hoá của các thương nhân nước ngoài.

Đ       Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong hồi thế kỉ XVII – XVIII.

S       Thanh Hà là đô thị do các thương nhân Nhật Bản lập nên với sự đồng ý của chúa Nguyễn.

Đ       Đầu thế kỉ XIX, tất cả các đô thị ở nước ta đã bị suy tàn.


Bài tập 3 trang 104 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hoàn thành bảng sau về tình hình phát triển kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII

Nông nghiệp

 

Thủ công nghiệp

 

Thương nghiệp

 

Trả lời:

Nông nghiệp

– Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

– Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+   Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+   Thủy lợi được củng cố.

+   Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+   Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái.

Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

 

Thủ công nghiệp

 Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

–   Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

–  Khai mỏ – một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

–  Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

– Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

 

Thương nghiệp

* Nội thương: ở các thế kỷ XVI – XVIII buôn bán trong nước phát triển:

– Chợ làng, chợ huyện… xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

– Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

– Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để  bán ….

* Ngoại thương phát triển mạnh.

–  Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán  tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

– Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

–  Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

 


Bài tập 4 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 4. Phân tích tác dụng của việc phát triển buôn bán trong nước ở các thế kỉ XVI – XVII

Trả lời:

Tác dụng của việc phát triển buôn bán trong nước ở các thế kỉ XVI – XVII là:

– Thế kỷ XVI – XVIII kinh tế nước ta phát triển mới, phồn thịnh.

– Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hoá sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

– Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.

– Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.


Bài tập 5 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 5. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta ?

Trả lời:

Ngoại thương  mang lại cho đất nước thu nhập thấp cơ hội to lớn để như đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển. Với ngoại thương mở cửa hơn, các gia đình và thương nhân có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng, giá cả, và có nhiều hàng hoá phong phú hơn so với khi chỉ được mua từ các nhà bán buôn nội địa. Các nhà sản xuất có những nơi rộng lớn hơn để bán hàng.


Bài tập 6 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 6. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII ?

Trả lời:

  Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là:

– Do sự phát triển của thủ công nghiệp tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, việc buôn bán, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, giữa miền ngược và miền xuôi có điều kiện phát triển, đưa các sản phẩm trở thành hàng hoá.

–  Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn đã tạo điều kiện cho việc buôn bán thuận lợi.

–  Do sự hưng thịnh của các đô thị cũ và sự hình thành các đô thị mới.

–  Do thế kỉ XVI – XVII sau các cuộc phát triển địa lí đã mở ra con đường buôn bán thuận lợi từ châu Âu sang châu Á và nước ta có vị trí thuận lợi trên giao thương đường biển nên thương nhân nước ngoài vào buôn bán ngày càng nhiều.


Bài tập 7 trang 106 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 7. Hãy nêu nhận xét về các đô thị nước ta thế kỉ XVII – XVIII

Trả lời:

Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.

Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

+  Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).

+  Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)

 Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.

Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web