Soạn bài Củng cố mở rộng trang 97 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức – chi tiết

Hãy so sánh luận đề, luận điểm, các yếu tố bổ trợ của ba văn bản: Cầu hiền chiếu, Tôi có một ước mơ, Một thời đại trong thi ca. Qua việc đọc ba văn bản trong bài học, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều gì?

Câu 1

Câu 1 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy so sánh luận đề, luận điểm, các yếu tố bổ trợ của ba văn bản: Cầu hiền chiếu, Tôi có một ước mơ, Một thời đại trong thi ca.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ lại ba tác phẩm

Lời giải chi tiết:

                      Văn bản

Tiêu chí

 

Cầu hiền chiếu Tôi có một ước mơ Một thời đại trong thi ca
Luận đề Luận đề của 3 tác phẩm đều được biểu hiện rõ ràng trong nhan đề của mỗi tác phẩm:

– Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền): thể hiện mong muốn chiêu mộ nhân tài ra giúp đỡ đất nước

– Tôi có một ước mơ: thể hiện ước mơ, khao khát cháy bỏng được tự do, bình đẳng của tác giả thay mặt cho những người lao động da đen nghèo khổ

– Một thời đại thi ca: nói về một thời đại huy hoàng của thơ ca Việt Nam – Thơ mới.

Luận điểm Luận điểm được triển khai một cách rõ ràng, mạch lạc theo trình tự. Luận điểm của tác phẩm khá mơ hồ Luận điểm của tác phẩm thể hiện rõ ràng, theo trình tự thời gian
Yếu tố bổ trợ Nghị luận, miêu tả, tự sự Nghị luận, tự sự, biểu cảm Nghị luận, so sánh, tự sự

Câu 2

Câu 2 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua việc đọc ba văn bản trong bài học, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều gì?

Phương pháp giải:

Tự đưa ra kiến thức của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Qua việc đọc ba văn bản trên, em rút ra được sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều sau đây:

– Xác định được vấn đề bàn luận một cách rõ ràng

– Luận điểm rõ ràng, hợp lý và phải phải nhằm làm rõ luận điểm chính của bài

– Hệ thống lý luận phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý

– Bằng chứng đưa ra cần rõ ràng, gần gũi, sáng tạo và gần với thực tế

– Nên có phần phản đề trong bài nghị luận

– Kết luận cần phải khẳng định lại vấn đề được bàn luận.

Câu 3

Câu 3 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân sau khi học bài này để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

 Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm sử dụng trong văn bản nghị luận mang đến nhiều lợi ích cho tác phẩm. Thuyết minh giúp cho việc giải thích vấn đề được rõ ràng bằng việc sử dụng hệ thống từ ngữ khoa học, chính xác. Miêu tả giúp việc thể hiện vấn đề, sự vật được rõ ràng và cặn kẽ hơn. Yếu tố tự sự giúp bài viết có nhiều sự gần gũi, bố cục rõ ràng và mạch lạc hơn. Cuối cùng, yếu tố biểu cảm giúp bài viết trở lên có hồn, không quá khô khan và thể hiện được tình cảm của người viết. Như vậy, 4 yếu tố trên là rất cần thiết trong một bài văn nghị luận nhưng phải tùy thuộc vào ngữ cảnh, việc lựa chọn và sử dụng đúng yếu tố là cần thiết để có thể phát huy được giá trị cao nhất của từng yếu tố trên.

Câu 4

Câu 4 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn hãy chọn một đề tài trong mục Chuẩn bị viết của phần Viết và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a. Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết về đề tài đã chọn. Viết hai đoạn triển khai hai ý kề nhau.

b. Chuyển từ dàn ý bài viết sang dàn ý bài nói, dựa vào đó để tập luyện cách trình bày bài nói.

Phương pháp giải:

Vận dụng kỹ năng viết văn nghị luận để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Đề bài: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương?

a. Tìm ý và lập dàn ý

* Mở bài: – Giới thiệu về vấn đề mình đề cập đến trong bài

* Thân bài:

– Thế nào là hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Hoạt động sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động được tổ chức tại các địa phương, thành phố… như các chiến dịch làm sạch quê hương, đền ơn đáp nghĩa…

+ Đối tượng hướng đến là học sinh thuộc đơn vị đó

– Tại sao học sinh cần phải tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Giúp học sinh trở nên năng động, tích cực hơn qua các hoạt động

+ Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động cộng đồng

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa sinh viên và địa phương

– Phản đề

+ Dù vậy, một bộ phận học sinh vẫn không ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, mải mê với những thú vui khác mà quên mất trách nhiệm của mình.

+ Những trường hợp này cần phê phán gay gắt

– Ý nghĩa của việc tham gia

+ Tham gia vào các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và ý thức trách nhiệm cộng đồng của học sinh

+ Là một hoạt động để học sinh thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước

* Kết bài

– Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại các địa phương

– Liên hệ đến bản thân.

b. Dàn ý bài nói

* Mở bài:

– Mở đầu bằng việc dẫn dắt câu chuyện, câu nói hay

– Giới thiệu vào vấn đề được bàn luận

* Thân bài:

– Thế nào là hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Hoạt động sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động được tổ chức tại các địa phương, thành phố… như các chiến dịch làm sạch quê hương, đền ơn đáp nghĩa…

+ Đối tượng hướng đến là học sinh thuộc đơn vị đó

– Tại sao học sinh cần phải tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Giúp học sinh trở nên năng động, tích cực hơn qua các hoạt động

+ Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động cộng đồng

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa sinh viên và địa phương

– Phản đề

+ Dù vậy, một bộ phận học sinh vẫn không ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, mải mê với những thú vui khác mà quên mất trách nhiệm của mình.

+ Những trường hợp này cần phê phán gay gắt

– Ý nghĩa của việc tham gia

+ Tham gia vào các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và ý thức trách nhiệm cộng đồng của học sinh

+ Là một hoạt động để học sinh thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước

* Kết bài

– Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại các địa phương

– Liên hệ đến bản thân.

Câu 5

Câu 5 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận và ghi chép các thông tin cơ bản sau:

– Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;

– Quan điểm của người viết;

– Đối tượng tác động,

– Nghệ thuật lập luận;

– Mức độ thuyết phục.

Phương pháp giải:

Tìm và đọc từ nhiều nguồn; chú ý vào các văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Văn bản nghị luận: Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai

– Vấn đề được bàn luận: sự giàu đẹp của tiếng Việt

Ý nghĩa: ca ngợi sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt

– Quan điểm của người viết: tác giả khẳng định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cả về mặt ngữ âm của nó với hệ thống nguyên âm, phụ âm giàu thanh điệu, phong phú. Đó không chỉ là niềm tự hào của người dân trong nước mà nó còn được khen ngợi bởi những giáo sĩ nước ngoài am hiểu tiếng Việt. Qua đó, tác giả muốn khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt đã vượt qua biên giới Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến.

– Đối tượng tác động: tiếng Việt

– Nghệ thuật lập luận: tác giả kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận; lập luận chặt chẽ, đầy đủ bố cục; sử dụng biện pháp mở rộng câu; kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nghị luận, biểu cảm, tự sự…

– Mức độ thuyết phục: qua hệ thống lập luận, lý lẽ, dẫn chứng toàn diện, người đọc, người nghe đều nhận thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt trên tất cả các phương diện. Đồng thời, nó cũng giúp người đọc nhận ra được những phẩm chất tốt đẹp của tiếng Việt và cũng ý thức được nghĩa vụ phải giữ gìn, phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web