Câu 1
Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được tác giả sử dụng trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
– Khái niệm đời sống vật thể: là sự tồn tại vật thể, như đời sống đồ vật.
– Khái niệm đời sống hình tượng: là sự tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật, của giá trị thẩm mĩ.
– Đời sống vật thể: tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật. Ví dụ bức tranh Em Thúy là một tấm vải, khổ 45 x 60 cm, rằng nó được vẽ bằng màu dầu, kiểu hội họa bác học châu Âu, rằng nó có khung bằng gỗ,… đó là đồ vật.
– Đời sống hình tượng: tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ ở bức tranh Em Thúy, hiện tượng phân hóa này không xảy ra trên bức tranh. Hiện tượng này xảy ra trong ý thức tôi, ở cái khả năng trừu tượng hóa của đầu óc con người.
Câu 2
Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần 2 của văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm là: Không phải ta cứ nhìn vào những gì hiện hữu lên trên tác phẩm thì đó chính là nội dung, ý nghĩa của việc truyền tải bởi ta phải căn cứ vào thời cuộc, ai là người vẽ, vẽ cái gì và đặc biệt qua đó, ta hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn nói với người đọc là gì. Như tác giả đã lấy ví dụ về bức tranh Em Thúy, ông không biết đó là ai, xấu xí hay xinh đẹp, có giống thật hay không… Ông chỉ biết tác giả là Trần Văn Cẩn – người đang sống giữa thời cuộc đầy bất ổn khi cái Âu hóa bắt đầu du nhập vào nước ta. Từ đó, ông kết luận rằng bức tranh thể hiện sự do dự của ông trước thế sự khi hệ tư tưởng phương Tây đang dần thâm nhập vào Việt Nam.
Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm là: ta phải căn cứ vào thời cuộc, ai là người vẽ, vẽ cái gì và đặc biệt qua đó, ta hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn nói với người đọc là gì.
– Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm.
– Khi đổi chủ đề và tên gọi thì giá trị thẩm mĩ hay ý nghĩa nội dung cũng không hề thay đổi, vì bản chất hiện thực vẫn vậy, vẫn là một.
– Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng.
Câu 3
Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Người đọc, người xem sẽ đóng vai trò là những người bình phẩm, đáng giá xem tác phẩm ấy nó giá trị, nó hay như thế nào. Đó chính là hình tượng nghệ thuật – một cái trừu tượng được tạo nên qua lăng kính của những người có cái nhìn chủ quan khác nhau. Bởi nhà thơ, hay nhà văn chỉ có một, cái tư tưởng họ đặt vào tác phẩm cũng là một nhưng cái người khác nhìn vào nó có thể là hai, ba, thậm chí là mười, tùy vào nhận thức và cách hiểu của mỗi người. Nhờ vào đó, sức sống tinh thần của các tác phẩm nghệ thuật sẽ trường tồn cùng với thời gian và biết bao thế hệ.
Người đọc, người xem sẽ đóng vai trò là những người bình phẩm, đáng giá xem tác phẩm ấy nó giá trị, nó hay như thế nào.
– Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt người xem. Một tác phẩm hàm súc bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một cách tự do hé mở, chờ đợi ở người xem bù đắp sự chủ quan.
– Người xem, người đọc giúp hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại và sống thêm một cuộc đời mới.
Câu 4
Câu 4 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Cách triển khai các luận điểm trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này
Chú ý vào các luận điểm.
Lời giải chi tiết:
Các luận điểm trong tác phẩm được triển khai rõ ràng, được đánh số và được tác giả cô đọng từ ngữ chỉ vỏn vẹn có mấy từ nhưng đủ để người đọc hiểu được nội dung của từng luận điểm.
→ Cách trình bày như vậy không chỉ khiến nội dung của tác phẩm được rõ ràng, khoa học mà người đọc, người nghe cũng dễ dàng nắm bắt được ý chính của mỗi đoạn, từ đó giúp việc hiểu văn bản trở lên dễ dàng hơn.
Các luận điểm trong tác phẩm được triển khai rõ ràng, được đánh số và được tác giả cô đọng từ ngữ chỉ vỏn vẹn có mấy từ nhưng đủ để người đọc hiểu được nội dung của từng luận điểm.
– Các luận điểm trong văn bản triển khai theo một trật tự logic, các luận điểm có sự liên kết với nhau, có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong tác phẩm (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng).
– Các luận điểm đi thẳng vào vấn đề, có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !