Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

-    Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa (cần phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và tác động của nó đến quan hệ giữa các nước tư bản lớn, nhất là khi các nước này chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).

Nguyên nhân và duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

–    Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa (cần phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và tác động của nó đến quan hệ giữa các nước tư bản lớn, nhất là khi các nước này chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).

–    Duyên cớ: lấy cớ Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát (28-7-1914), Đức gây chiến.


Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga. Vì vậy, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, và ngay trong đêm ngày 3-8-1914 đã tràn vào Bỉ-một nước trung lập-rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự nhau dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.

Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga. Chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm, hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1 200km, từ song Đơ-nhi-ép đến vịnh R-ga.

Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc…Vì thế hai bên đều bị thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-doong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc-doong, buộc phải rút lui.

Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng; đói rét; bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.


Nêu nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì ?Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?

Trả lời:

–    Nét nổi bật của giai đoạn hai: so sánh tương quan lực lượng giữa hai khối đế quốc với nhau xem ưu thế thuộc về khối nào, nguyên nhân khối đó giành ưu thế; ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười (với so sánh tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc và với cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới nói chung).

–    Tìm hiểu mục đích cúa Mĩ, sau đó giải thích vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn.


Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì?

Trả lời:

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.


Hãy phân tích của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Trả lời:

Dựa vào mục đích của các nước tham chiến và hậu quả của cuộc chiến tranh để phân tích tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh đế quốc này.

Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 ) là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức là có tác dụng chính quyết định.


Lập niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Trả lời:

Bảng niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

THỜI GIAN

SỰ KIỆN

4.8.1914

Bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất

1914- 1918

Giai đoạn thứ nhất. Đức đánh Pháp chiến tranh diễn ra Châu âu, lan rộng thế giới. Từ 1916 chuyển sang giai đoạn cầm cự

Mùa xuân 1917- 11. 1918

Giai đoạn thứ hai. Phe hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại, đầu hàng

7.11.1917

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

9.11.1918

Cách mạng Đức thắng lợi – lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa

11.11.1918

Chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc

Giaibaitap.pro.vn

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web