Bài 22: Xã hội Việt Nam trong lần khai thác thứ nhất của thực dân Pháp – SBT

B. 4 vạn người.                        D. 6 vạn người.

Bài tập 1 trang 108 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Tính đến năm 1914, số lượng công nhân ở nước ta có khoảng

A. 3 vạn người.                       C. 5 vạn người

B. 4 vạn người.                        D. 6 vạn người.

Trả lời: C

2. Đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân Việt Nam có những hình thức đấu tranh như

A. bãi công có tổ chức

B. đấu tranh tự phát, đòi các quyền lợi về kinh tế và tham gia vào một số cuộc bạo động vũ trang chống Pháp

C. lập ra chính đảng để lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

D. liên hiệp với giai cấp vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc.            

Trả lời: B

3. Tinh cảnh của giai cấp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX là :

A. bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột thậm tệ, đời sống vô cùng khó khăn.

B. đại đa số nông dân vẫn có ruộng đất để cày cấy nhưng do mất mùa liên tiếp nên cuộc sống khó khăn.

C. nông dân có ruộng, lại có nghề phụ nên đời sống tương đối no đủ.

D. nông dân được hưởng cuộc sống tự do, không bị đế quốc và phong kiến áp bức.

Trả lời: A


Bài tập 2 trang 109 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 2: Điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây về tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam.

Lĩnh vực

Nội dung chính sách

Hậu quả

Nông nghiệp

 

 

Công nghiệp

 

 

Thương nghiệp

 

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung chính sách

Hậu quả

Nông nghiệp

– Nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp.

-Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.

– Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

– Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

– Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Công nghiệp

Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.

Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa)

Thương  nghiệp

 Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.

Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp


Bài tập 3 trang 109 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 3: Điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây để thấy được những biến chuyển trong cơ cấu xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX (đến trước năm 1914).

Trả lời:

Các giai cấp, tầng lớp

Cuối thế kỉ XIX (trước 1897)

Đầu thế kỉ XX (1897-1914)

Địa chủ

Tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

Nông dân

– Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

– Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề bằng sưu cao thuế

Vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Công nhân

Chưa xuất hiện

Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.


Bài tập 4 trang 110 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 4: Hãy mô tả đời sống của người nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp.

Trả lời:

Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các thành phố, công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.


Bài tập 5 trang 110 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 5: Điền những nội dung thích hợp vào bảng dưới đây về các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Giai cấp, tầng lớp

Thái dộ chống đế quốc, chống phong kiến

Lí do

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Giai cấp, tầng lớp

Thái độ chống đế quốc, chống phong kiến

Lí do

Địa chủ

Địa chủ lớn: Không có tinh thần chống Pháp

– Địa chủ vừa và nhỏ: Ít nhiều có tinh thần chống Pháp

Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

Nông dân

 Là động lực cách mạng to lớn

vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. => Đời sống khốn khổ

Công nhân

Chủ yếu đấu tranh kinh tế, goài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo

Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”

Tư sản

Ít nhiều có tinh thần chống Pháp

Vì khi mới ra đờiđã bị tư sản chính quốc chèn ép

Tiểu tư sản

Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

Là tầng lớp có học thức ->xu hướng mới

 


Bài tập 6 trang 111 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 6:

Tại sao nói cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới ?

Trả lời:

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới vì nó làm xuất hiện các tầng lớp mới với tư tưởng mới.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web