Đề bài
Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG
Cây từng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ của họ không được tốt cho lắm.
Cây từng nói với hoa hồng. “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hỗ gió thổi qun là đỗ nghiêng ngả, thật là yếu đuối”
Hoa hồng không chịu thua kém, trừng mắt nói: “Cậu nhìn lại thân mình mà xem, sần sùi thô ráp, thật là xấu xí”
Ngoài những lời chê bai chỉ trích, bình thường chúng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau.
Một hôm, ông hổ đi qua nghe thấy cây tùng và hoa hồng đang to tiếng tranh cãi, bèn nói: Tại sao hai cháu chỉ biết nhìn vào điểm xấu mà không chịu công nhận điểm tốt của nhau? Tùng mạnh mẽ cương nghị, không sợ giá rét, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Hoa hồng toả hương thơm ngát, làm đẹp cho đời, mang đến niềm vui cho mọi người. Các cháu phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ và trở thành bạn tốt của nhau.”
Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận.
(1001 truyện mẹ kể con nghe – Mùa xuân, Tuệ Văn dịch, NXB Mỹ thuật, 2011, tr. 45-46)
a) Lời dẫn “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua là đỗ nghiêng ngả, thật là yếu đuối” là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? (0,5 điểm)
b) Thái độ, lời nói của cây tùng và hoa hồng đã vi phạm phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? (0,5 điểm)
c) Theo em, vì sao cây tùng và hoa hồng thường chê bai, chỉ trích lẫn nhau? (0,5 điểm)
d) Em có đồng tình với ý kiến của ông hổ: phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ” không? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 2. Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết công nhận những điểm tốt của người khác.
Câu 3. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong hai đoạn trích sau:
– (…) Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “Ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hùng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
Và:
– Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận, Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!”. Chưa hoà đầu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ châu đấy ư? Không, không, dùng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Nguyễn Thành Long, Lặng là Sa Pa, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr, 183-185)
Lời giải chi tiết
Câu 1 (2.0 điểm):
a.
Phương pháp:
Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
Cách giải:
Lời dẫn “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối” là lời dẫn trực tiếp.
b.
Phương pháp:
Căn cứ bài phương châm hội thoại.
Cách giải:
Thái độ, lời nói của cây tùng và hoa hồng đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự trong giao tiếp.
c.
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Cây tùng và hoa hồng thường chê bai, chỉ trích lẫn nhau vì cả hai đều lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn và áp đặt những tiêu chuẩn đó lên cây còn lại. Vì vậy, chúng không ngừng đưa ra những lời miệt thị đến đối phương.
d.
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân (đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần) và có lý giải hợp lý
Gợi ý:
* Em đồng tình với ý kiến của ông hổ vì:
– Mỗi chúng ta sinh ra đều là những cá thể mang màu sắc riêng, không hoàn hảo. Vì vậy, mỗi người cần không ngừng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành một phiên bản tốt nhất.
– Trên đường đời, ai cũng có thể là thầy ta, biết đón nhận và học hỏi ưu điểm của người khác chính là cách nhanh nhất để giúp bản thân ngày một hoàn thiện và phát triển
* Không đồng tình với ý kiến ông hổ vì: Cá nhân là một thực thể chỉ có một trên đời, phải sống là chính mình chứ không phải là đi học hỏi, sao chép của người khác.
* Đồng tình một phần: Bên cạnh việc học hỏi những ưu điểm của người khác để bản thân trở nên tốt đẹp hơn ta cũng cần phải chú ý giữa gìn bản sắc, cá tính riêng của bản thân. Bởi khi mất đi bản sắc, cái riêng của mình bạn sẽ trở thành bản sao của người khác chứ không còn được là chính mình nữa.
Câu 2 (3.0 điểm):
Phương pháp:
Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
HS lựa chọn hình thức đoạn văn hoặc bài văn và viết cho phù hợp.
Gợi ý:
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc biết công nhận điểm tốt của người khác.
2. Thân đoạn:
– Giải thích vấn đề: Biết công nhận điểm tốt của người khác chính là luôn nhìn nhận vào mặt tốt của đối phương mà tiếp thu, học hỏi.
– Ý nghĩa của việc biết công nhận điểm tốt của người khác:
+ Học tập được rất nhiều điều tốt của đối phương.
+ Xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, gắn kết cộng đồng.
+ ….
– Nếu chúng ta không biết công nhận điểm tốt của người khác sẽ:
+ Khiến bản thân trở nên ích kỷ, luôn soi xét, chê bai người khác.
+ Luôn cho rằng người khác là thấp kém và cho mình cái quyền làm tổn thương họ.
+ Khiến các mối quan hệ trở nên xa cách, rạn nứt…
– Dẫn chứng: Câu chuyện cây tùng và hoa hồng đã cho ta một bài học về việc nếu cứ chỉ nhìn vào khiếm khuyết của người khác sẽ khiến chúng ta trở nên xấu xa, ích kỷ trong mắt đối phương. Ngược lại, nếu nhìn nhận được những điểm tốt của nhau sẽ thấy cuộc sống thoải mái, giúp bản thân trở nên phát triển và cải thiện các mối quan hệ.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định vấn đề/ Liên hệ bản thân: Nhận thức được rằng biết công nhận điểm tốt của người khác sẽ giúp bản thân và cộng đồng ngày càng phát triển hơn.
Câu 3 (5.0 điểm):
Phương pháp:
Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Khái quát chung về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích.
2. Thân bài
* Khái quát chung: Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên.
* Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên:
Đoạn 1:
+ Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long kể về công việc làm của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.
+ Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.
+ Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.
+ Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.
→ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.
Đoạn 2:
– Đoạn văn là lời giới thiệu và kể chuyện của anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kỹ sư về công việc của mình.
Điều này cho thấy anh thực sự coi việc cống hiến cho đất nước là một niềm vui, là một điều vinh quang.
– Sau đó, anh còn kể việc phát hiện ra đám mây khô của anh đã giúp cho không quân Việt Nam hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng.
Anh cảm thấy hạnh phúc vì những điều mà mình đã làm được. Đó chính là biểu hiện của lý tưởng sống cống hiến cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
– Chẳng những thế, anh còn bảo với bác họa sĩ là bác đừng vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác. Anh luôn khiêm nhường và thấy công lao của mình thật sự bé nhỏ so với những người.
Điều này cho thấy một tâm hồn khiêm nhường, một thái độ sống cao đẹp và sẵn sàng cống hiến trong công việc của anh thanh niên. Ở nhân vật anh thanh niên của nhà văn Nguyễn Thành Long, ta luôn thấy một tinh thần trẻ nhiệt huyết đại diện cho thế hệ trẻ VN thời kỳ xây dựng và đi lên xã hội chủ nghĩa.
*Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn
– Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người
– Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.
– Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.
– Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.
* Đánh giá, mở rộng:
– Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước:
“Nếu là con chim…”
(Khúc ca xuân, Tố Hữu)
– Nghệ thuật: cách đặt tên cho nhân vật, xây dựng cốt truyện,…
– Mở rộng những tác phẩm cùng đề tài.
3. Kết bài
Cảm nhận chung về anh thanh niên: sống có lí tưởng, sống đẹp, sống có ích: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây