Đề bài
Phần I: Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Việc tử tế không phải là những gì to tát, phi thường mà đôi khi chỉ là một hành động nhỏ bé nhưng vô cùng giá trị như câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội của cậu bé Đạt “thông cống” khi trời mưa, câu chuyện của nữ sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất, cụ bà 80 tuổi với kinh nghiệm 20 năm vá đường không công, sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi… Hay đơn giản, việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng…
Việc tử tế không phải một ngày, cũng không phải một tháng, một năm mà là toàn bộ thời gian chúng ta đang sống. Vì vậy, hãy tiếp tục lan tỏa những việc làm tử tế mỗi ngày để góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và nhân văn hơn.
(Theo Quang Vũ – Trải lòng về việc tử tế – Nguồn: kenh14.vn đăng ngày 6/6/2020)
Câu 1.
a. Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Theo tác giả, những câu chuyện tử tế “vô cùng giá trị … được lan truyền trên mạng xã hội” là những câu chuyện nào?
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: Hay đơn giản, việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng…
Cậu 2. Nêu nội dung chính của ngữ liệu trên.
Câu 3. Em có đồng tình với tác giả rằng: “Việc tử tế không phải một ngày, cũng không phải một tháng, một năm mà là toàn bộ thời gian chúng ta đang sống.”? Vì sao?
Phần II.
Câu 1. Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế.
Câu 2. Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.131)
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp:
Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học, bài đọc hiểu, phân tích
Cách giải:
a.
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
b.
Theo tác giả, những câu chuyện nhỏ bé nhưng vô cùng giá trị được lan truyền trên mạng xã hội là:
– Câu chuyện về cậu bé Đạt thông cống khi trời mưa.
– Câu chuyện nữ sinh nhặt được của rơi trả lại người mất.
– Ông lão nông dân 70 tuổi với công việc 20 năm vá đường không công.
– Sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi.
….
c.
– Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê
– Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những hành động đơn giản, diễn ra hàng ngày nhưng lại thể hiện sự tử tế.
+ Từ đó kêu gọi mọi người hãy làm việc tử tế từ những điều nhỏ bé nhất.
Câu 2:
Phương pháp:
Căn cứ đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Nội dung: Việc tử tế không chỉ là những hành động to tát mà còn bắt nguồn từ những hành động nhỏ bé, bởi vậy hãy lan tỏa sự tử tế để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 3:
Phương pháp:
Căn cứ đọc hiểu, phân tích, lí giải.
Cách giải:
Đồng ý vì làm việc tử tế không phải chỉ làm một lần, hai lần mà phải là cả cuộc đời, bằng những việc làm và hành động vô cùng đơn giản. Như vậy chúng ta mới có thể trưởng thành mỗi ngày, cảm thấy sống có ý nghĩa hơn và xã hội cũng sẽ ngày càng lan tỏa nhiều hơn những tấm gương người tốt việc tốt.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp:
Phân tích, giải thích, bình luận,…
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của những việc tử tế
2. Giải thích
– Việc tử tế: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
3. Bàn luận
– Ý nghĩa của việc sống tử tế:
+ Làm việc tử tế sẽ giúp con người cũng như xã hội ngày càng phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
+ Làm việc tử tế giúp đỡ những người xung quanh ta vượt qua khó khăn, cảm nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh, từ đó có niềm tin hơn với cộc sống.
+ Làm việc tử tế cũng giúp bản thân sống một cuộc đời hạnh phúc, thanh thản.
+ Làm việc tử tế sẽ là tấm gương tốt để mọi người noi theo, từ đó xây dựng một xã hội tử tế, văn minh.
Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp: VD: Chương trình nấu ăn cho em – Đen.
– Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…
4. Tổng kết vấn đề.
Câu 2:
Phương pháp:
Phân tích, bình luận,…
Cách giải:
1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về tác giả Phạm Tiến Duật và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
– Giới thiệu 2 khổ thơ đầu:
+ Chân dung chiếc xe không kính.
+ Chân dung người lính lái xe.
2. Thân bài:
2.1 Hình ảnh tiểu đội xe không kính:
– Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”:
+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.
+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
– Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính
-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.
– Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:
+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.
+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.
+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.
=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.
2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:
– “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”
– Những chiếc xe không kính:
+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.
+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.
* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
– Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
– Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây