Bài tập 1 trang 65 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúog.
1. Ngành kinh tế của Nhật Bản chịu tác động nhiều nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là
A. công nghiệp nặng.
B. công nghiệp quân sự.
C. tài chính, ngân hàng.
D. nông nghiệp.
Trả lời: D
2. Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương
A. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
B. thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giổng nhơ nước Đức.
C. thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-do-ven.
D. thực hiện nền dân chủ, mở cửa, ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Trả lời: A
3. Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc vào
A. tháng 9-1929. B. tháng 9-1931.
C. tháng 5-1932. D. tháng 6-1933.
Trả lời: B
4. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước
B. góp phần đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ mầy nhà nước.
C. góp phần làm cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản trầm trọng hơn.
D. làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giới cầm quyến Nhật Bản.
Trả lời: A
Bài tập 2 trang 66 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2: Hãy điền mốc thời gian vào bảng sau cho phù hợp với nội dung lịch sử Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Thời gian |
Nội dung sự kiện lịch sử |
|
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng gấp 5 lần. |
|
Trận động đất lớn xảy ra ở Tô-ki-ô làm cho Nhật Bản gần như bị suy sụp hoàn toàn. |
|
Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập |
|
Quần chúng nhân dân nổi dậy đánh phá kho thóc, mở đầu cuộc “Bạo động lúa gạo” khắp cả nước, lôi cuốn 10 triệu người tham gia. |
|
Cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Tô-ki-ô làm 30 ngân hàng bị phá sản. |
|
Thủ tướng Ta-na-ca đệ trình lên Nhật hoàng kế hoạch xâm luợc và thống trị thế giới |
|
Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở Nhật Bản gây nên những hậu quả xã hội tai hại |
|
Quân đội Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến vùng đất này thành thuộc địa của Nhật. |
|
Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi đứng đầu “Mãn Châu quốc”. |
Trả lời:
Thời gian |
Nội dung sự kiện lịch sử |
1914-1919 |
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng gấp 5 lần. |
1923 |
Trận động đất lớn xảy ra ở Tô-ki-ô làm cho Nhật Bản gần như bị suy sụp hoàn toàn |
7/1922 |
Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập |
1918 |
Quần chúng nhân dân nổi dậy đánh phá kho thóc, mở đầu cuộc “Bạo động lúa gạo” khắp cả nước, lôi cuốn 10 triệu người tham gia. |
1927 |
Cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Tô-ki-ô làm 30 ngân hàng bị phá sản. |
1927 |
Thủ tướng Ta-na-ca đệ trình lên Nhật hoàng kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới |
1931 |
Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở Nhật Bản gây nên những hậu quả xã hội tai hại |
9/1931 |
Quân đội Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến vùng đất này thành thuộc địa của Nhật |
1933 |
Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi đứng đầu “Mãn Châu quốc”.
|
Bài tập 3 trang 66 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Hãy điền những nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau cho đúng với lịch sử Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX.
1. Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn do………….. …………………….., giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương……………………………………
2. Khác với Đức, quá trinh phát xít hoá diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ…………………. ở Nhật Bản do đã có sẵn chế độ……….. nên quá trình này diễn ra thông qua việc……………… Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, nên quá trình quản phiệt hoá kéo dài…………
3. Trong những năm…………………………..của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chổng chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản mà hạt nhân lánh đạo là ………………….diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức. Từ những cuộc biểu tình phản đối ………………….của giới cầm quyền đã dẫn tới phong trào thành lập …………………. tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.
Trả lời:
1. Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn do giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
2. Khác với Đức, quá trình phát xít hoá diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít ở Nhật Bản do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua việc quân hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược. Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, nên quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30.
3. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức. Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn tới phong trào thành lập Mặt trận nhân dân tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội
Bài tập 4 trang 67 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4: Vì sao sự ổn định của Nhật Bản trong nhũng năm 1924 -1929 chỉ là tạm thời và bấp bênh?
Trả lời:
Sự ổn định của Nhật Bản trong những năm 1924-1929 chỉ là tạm thời và bấp bênh và sự ổn định của Nhật Bản chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp.
* Biểu hiện:
-Từ 1924 – 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.
– Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản)
Bài tập 5 trang 67 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng (1929 – 1933), giới cầm quyến Nhật Bản đã thực hiện những chính sách như thế nào ?
Trả lời:
– Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
– Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
– Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.
Bài tập 6 trang 67 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Quá trinh quân phiệt hoá ở Nhật Bản diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thị hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Khác với Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít, ở Nhật Bản, do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !