Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm (2024) và bài tập có đáp án

Với tài liệu về Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm (2024) và bài tập có đáp án bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm (2024) và bài tập có đáp án

I. Lý thuyết

1. Phương trình tổng quát của đường thẳng

Đường thẳng Δ có phương trình tổng quát là: ax + by + c = 0;left( {{a^2} + {b^2} ne 0} right) nhận overrightarrow n  = left( {a;b} right) làm vectơ pháp tuyến.

2. Phương trình tham số của đường thẳng

– Phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm Aleft( {{x_0},{y_0}} right) nhận overrightarrow u (a,b) làm vecto chỉ phương, Ta có:

Bleft( {x,y} right) in d Leftrightarrow overrightarrow {AB}  = toverrightarrow u  Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{c}}
  {x - {x_0} = at} \ 
  {y - {y_0} = bt} 
end{array}} right.

Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{c}}
  {x = {x_0} + at} \ 
  {y = {y_0} + bt} 
end{array}} right.;left( {{a^2} + {b^2} ne 0,t in mathbb{R}} right)

– Đường thẳng d đi qua điểm Aleft( {{x_0},{y_0}} right), nhận overrightarrow u (a,b) là vecto chỉ phương, phương trình chính tắc của đường thẳng là frac{{x - {x_0}}}{a} = frac{{y - {y_0}}}{b} với (a,b ne 0)

II. Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm

1.Sử dụng định nghĩa

Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

Phương pháp:

Bước 1: Tính: overrightarrow {AB}  = left( {c - a;d - b} right) (vectơ chỉ phương của đường thẳng d)

Bước 2: Xác định vectơ pháp tuyến của đường thẳng d: overrightarrow n  = left( {b - d;c - a} right)

Bước 3: Phương trình đường thẳng d:

left( {b - d} right)left( {x - a} right) + left( {c - a} right)left( {y - b} right) = 0

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

2.Sử dụng phương trình tổng quát

Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

Phương pháp:

Bước 1: Gọi phương trình tổng quát của đường thẳng d là y = mx + n (*)

Bước 2: Thay tọa độ A, B vào phương trình tổng quát ta thu được hệ phương trình ẩn m, n

left{ {begin{array}{*{20}{c}}
  {b = am + n} \ 
  {d = cm + n} 
end{array}} right. Rightarrow left( {m;n} right) = left( {?;?} right)

Thay m, n vừa tìm được vào phương trình (*) ta suy ra phương trình cần tìm.

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Viết phương trình đường thẳng (d) của hàm số y = ax + b biết:

Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(1; 1) và B(3; -2)

Lời giải:

Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b

Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được phương trình a + b = 1 (1)

Đường thẳng (d) đi qua điểm B(3; -2) nên khi thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng ta được phương trình 3a + b = -2 (2)

Từ (1) và (2) ta giải ra được a = -3/2; b = 5/2

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = -3/2x + 5/2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web