1. Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:
TT |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Giá trị nội dung chủ yếu |
1 |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác |
Phan Bội Châu |
Thất ngôn bát cú Đường luật. |
Phong thái ung dung và khí phách kiên cường của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. |
2 |
Đập đá ở Côn Lôn |
Phan Châu Trinh |
Thất ngôn bát cú Đường luật. |
Khắc hoạ hình tượng người anh hùng cứu nước ngang tàng, khí phách. |
3 |
Muốn làm thằng Cuội |
Tản Đà |
Thất ngôn bát cú Đường luật. |
Thể hiện tâm sự bất hoà của tác giả trước thực tại tầm thường, xấu xa. |
4 |
Hai chữ nước nhà |
Trần Tuấn Khải |
Song thất lục bát |
Thể hiện nổi bật tình cảm mãnh liệt đối với nước nhà. |
5 |
Nhớ rừng |
Thế Lữ |
Thơ tự do |
Thể hiện sự chán ghét thực tại, niềm khao khát tự do, lòng yêu nước thầm kín. |
6 |
Ông đồ |
Vũ Đình Liên |
Thơ năm chữ |
Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả. |
7 |
Quê hương |
Giang Nam |
Thơ tám chữ |
Khắc hoạ hình ảnh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống của quê hương. |
8 |
Khi con tu hú |
Tố Hữu |
Thơ lục bát |
Thể hiện khát khao tự do của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đày. |
9 |
Tức cảnh Pác Bó |
Hồ Chí Minh |
Thơ thất ngôn tứ tuyệt |
Nói lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác. |
10 |
Ngắm trăng(Vọng nguyệt) |
Hồ Chí Minh |
Thơ chữ Hán, tứ tuyệt Đường luật |
Thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác. |
11 |
Đi đường (Tẩu lộ) |
Hồ Chí Minh |
Thơ chữ Hán, tứ tuyệt Đường luật |
Hàm súc, gợi ra tính biểu tượng về đường đời. |
12 |
Chiếu dời đô(Thiên đô chiếu) |
Lí Công Uẩn |
Nghị luận trung đại |
Thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc. |
13 |
Hịch tướng sĩ(Dụ chư tì tướng sĩ hịch văn) |
Trần Quốc Tuấn |
Nghị luận trung đại |
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta thể hiện qua lòng căm thù giắc và ý chí quyết thắng kẻ thù. |
14 |
Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) |
Nguyễn Trãi |
Nghị luận trung đại |
Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên bố chủ quyền, tuyên ngôn độc lập. |
15 |
Bàn luận về phép học (Luận học pháp) |
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp |
Nghị luận trung đại |
Bài văn nêu rõ mục đích, phương pháp học để trở thành người có ích. |
16 |
Thuế máu (tríchBản án chế độ thực dân Pháp) |
Nguyễn ái Quốc |
Chính luận |
Bài văn vạch trần tội ác của thực dân Pháp bằng giọng văn đanh thép, mỉa mai. |
2*. Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19.
– Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ, với số câu số chữ được hạn định, quy tắc về luật bằng – trắc, phép đối cũng như cách 4
Các bài 18, 19 có hình thức thể hiện linh hoạt, phóng khoáng hơn. Tuy vậy, nó vẫn có những quy ước về số chữ, cách bắt vần riêng.
– Các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” vì chúng không tuân theo luật lệ gò bó của thơ cũ, đặc biệt là sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !