Bài nghị luận Người lái đò sông Đà đầy đủ chi tiết dành cho học sinh tham khảo. Bài nghị luận được giaibaitap.pro.vn tổng hợp lại. Xin mời các bạn đón đọc !
Người ta từng đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu “Người suốt đời đi tìm cái đẹp“. Viết bài văn nêu cảm nhận của anh (chị) về một “cái đẹp” được Nguyễn Tuân tìm kiếm, khám phá và thể hiện trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.
Nội dung:
Nghị luận Người lái đò sông Đà
- Vài nét về tác giả, tác phẩm:
=> Ý kiến đã khẳng định: Cả đời văn của Nguyễn Tuân là hành trình đi tìm, săn đuổi và khao khát cái đẹp.
- Với tác phẩm “N gười lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã khám phá ra cái đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc thông qua hình tượng con Sông Đà và ông lái đò.
- Cảm nhận về một “cái đẹp” trong đoạn trích: Học sinh chỉ chọn một trong hai hình tượng: Sông Đà, người lái đò sông Đà. Ví dụ: Vẻ đẹp của thiên nhiên qua hình tượng Sông Đà.
Nghị luận Người lái đò sông Đà
* Vẻ đẹp hung bạo, dữ dằn của sông Đà:
- Đó là cảnh đá “dựng vách thành”, lòng sông bị thắt lại như cái yết hầu.
- Cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
- Những “hút nước” sẵn sàng nhấn chìm, đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến, luồng thác… sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò.
- Âm thanh thác nước sông Đà: Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo”, “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa… rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…”
- Trùng vi đá:
+ Trùng vi thạch trận thứ nhất: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”…
+ Trùng vi thạch trận thứ hai: Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn…
+ Trùng vi thạch trận thứ ba: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.
=> Nhận xét: Với trí tưởng tượng phong phú, những câu văn tài hoa, uyên bác , vận dụng ngôn ngữ của nhiều ngành khác nhau như võ thuật, thể thao, quân sự,…, Nguyễn Tuân đã tái hiện trước mắt người đọc một Sông Đà hung bạo, độc ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”.
* Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà:
- Khái quát dòng sông:
+ Sông Đà là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người.
+ Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo …” – lối so sánh tài hoa, tạo mĩ cảm cảm đặc biệt.
- Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:
+ “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”.
+ Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa …”
-> Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.
- Sông Đà gợi không khí huyền thoại thơ mộng – vẻ đẹp cổ thi:
+ Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ vô
cùng gợi cảm, bình yên và mang đậm chất thơ: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” …
+ Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa… lặng tờ “như từ Lí, đời Trần, đời Lê”.
=> Nhận xét: Cảnh sông Đà đẹp, thơ mộng, hữu tình và đầy sức sống, làm mê đắm lòng người.
* Nghệ thuật miêu tả:
- Sông Đà được khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, cùng hệ thống từ vựng
phong phú, giàu có, thể hiện sự tài hoa uyến bác của Nguyễn Tuân.
- Vận dụng kiến thức phong phú, nhất là ngôn từ ở các ngành quân sự, võ thuật, điện ảnh,… để miêu tả con sông ở nhiều góc độ.
- Sử dụng nhiều câu văn dài, nhịp nhàng, uyển chuyển, hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ.
- Đánh giá:
– Hai đặc điểm trên tưởng chừng như đối lập mà hài hòa, thống nhất trong cùng đối tượng. Sông Đà được nhìn nhận như một con người, có tính cách cụ thể, sinh động.
– Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha với thiên nhiên đất nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có. Ông xứng đáng là một cây tùy bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.
Trên đây là bài Nghị luận Người lái đò sông Đà được giaibaitap.pro.vn tổng hợp lại. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và giảng dạy.