Bộ đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức

Bộ đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023

Tổng hợp bộ đề thi giữa HK1 Môn Ngữ văn 10 sách kết nối tri thức do trang giaibaitap.pro.vn tổng hợp với cấu trúc đáp án và lời giải chi tiết dành cho học sinh lớp 10 tham khảo.

(Đề số 1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ
Nội dung
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAOCỘNG
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
Đọc hiểu
Số câu:3
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ: 40%
– Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính– Nêu cách hiểu về câu thơ.– Trình bày suy nghĩ về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh.
Số câu: 1Số điểm: 1.0Tỉ lệ: 10%Số câu: 1Số điểm: 1.0Tỉ lệ: 10%Số câu: 1Số điểm: 2.0Tỉ lệ: 20%Số câu: 3Số điểm: 4.0Tỉ lệ: 40%
Tiếng Việt
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
– Tìm và giải thích nghĩa từ Hán Việt.
Số câu: 1Số điểm: 1.0Tỉ lệ: 10%Số câu: 1Số điểm: 1.0Tỉ lệ: 10%
Tập làm văn
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ: 50%
Viết bài văn nghị luận về quan điểm sống qua câu thơ của Tố Hữu.
Số câu: 1Số điểm:5.0Tỉ lệ: 50%Số câu: 1Số điểm: 5.0Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu: 512115
Tổng số điểm: 101.0đ2.0đ2.0đ5.0đ10đ
Tỉ lệ: 100%10%20%20%50%100%

Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

1974

(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước,

Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2 (1 điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?

Câu 4 (2 điểm): Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đọc đoạn thơ:

Nếu là con chim, chiếc lá,

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

(Một khúc ca, Tố Hữu)

Thực hiện yêu cầu: Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm
Câu
1
– Thể thơ: thơ tự do.- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.0,5điểm
0,5điểm
Câu 2– Từ Hán Việt trong bài thơ:+ Quê hương: quê của mình, là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.+ Tiền phương: vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch; đối lập với hậu phương.0,5điểm
0,5điểm
Câu 3– HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi,… của người con gái tiền phương.1 điểm
Câu 4– HS nêu được những suy nghĩ của mình về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau khi đọc xong bài thơ.- Gợi ý:+ Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và oai hùng.+ Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần ” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”…2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp ánĐiểm
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.0,5điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnQuan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ.Hướng dẫn chấm:- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.0,5điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:- Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ:+ Sống không chỉ hưởng thụ, nhận về mà phải biết cho đi, cống hiến.+ Quan niệm sống đẹp không chỉ có giá trị nhân văn trong thời đại tác giả đang sống mà còn mãi đến muôn đời sau.Hướng dẫn chấm:- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.Đánh giá:- Quan niệm sống tích cực, mang tính nhân văn.- Là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ hình thành cho mình lối sống đẹp, sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.Hướng dẫn chấm:- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.2,5điểm
0,5điểm
d. Chính tả, ngữ phápĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.0,5điểm
e. Sáng tạo– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.0,5điểm

Bộ đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023

(Đề số 2)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘNội dungNHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAOCỘNG
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
Đọc hiểu
Số câu: 4
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ: 40%
– Xác định phương thức biểu đạt chính– Nêu cách hiểu về bản lĩnh.- Giải thích câu văn của tác giả.– Trình bày suy nghĩ về sự bản lĩnh của một con người
Số câu: 1Số điểm: 0.5Tỉ lệ: 5%Số câu: 2Số điểm: 1.5Tỉ lệ: 15%Số câu: 1Số điểm: 2.0Tỉ lệ: 20%Số câu: 4Số điểm: 4.0Tỉ lệ: 40%
Tiếng Việt
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
– Sự mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
Số câu: 1Số điểm: 1.0Tỉ lệ: 10%Số câu: 1Số điểm: 1.0Tỉ lệ: 10%
Tập làm văn
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ: 50%
Viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương của tác giả qua bài thơ.
Số câu: 1Số điểm: 5.0Tỉ lệ: 50%Số câu: 1Số điểm: 5.0Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu: 613116
Tổng số điểm: 100.5đ2.5đ2.0đ5.0đ10đ
Tỉ lệ: 100%5%25%20%50%100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuoitre.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Câu 4 (1 điểm): Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”?

Câu 5 (2 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đọc bài thơ:

BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ…

(Đỗ Trung Quân)

Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: NGỮ VĂN 10(KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm
Câu1– Phương thức biểu đạt chính: nghị luận0,5điểm
Câu2– Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.0,5điểm
Câu3– Trong đoạn văn, từ ngữ “bản lĩnh”, “mục tiêu”, “phương pháp” được lặp lại nhiều lần.- Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.0,5điểm
0,5điểm
Câu4– Tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh” vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh…1điểm
Câu5– HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề cách rèn luyện bản lĩnh sống.- Gợi ý:+ Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm+ Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực+ Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp ánĐiểm
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.0,5điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnTình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ.Hướng dẫn chấm:- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.0,5điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:- Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng:+ Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ+ Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà- Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu….Hướng dẫn chấm:- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.Đánh giá:+ Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý…+ Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân.Hướng dẫn chấm:- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.2,5điểm 0,5điểm
d. Chính tả, ngữ phápĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.0,5điểm
e. Sáng tạo-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.0,5điểm
Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web