Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O | Mg ra Mg(NO3)2

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2↑ + H2O

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O | Mg ra Mg(NO3)2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng Mg tác dụng HNO3

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2↑ + H2O

2. Điều kiện phản ứng giữa Mg + HNO3 ra N2

Không có

3. Cách tiến hành phản ứng giữa Mg và dung dịch HNO3

Cho kim loại magie tác dụng với dung dịch axit nitric.

4. Hiện tượng phản ứng giữa Mg và dung dịch HNO3

Chất rắn màu trắng bạc Magie (Mg) tan dần và xuất hiện khí Nito (N2) làm sủi bọt khí.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Mg (Magie)

– Trong phản ứng trên Mg là chất khử.

– Mg là chất khử mạnh tác dụng được với các axit.

5.2. Bản chất của HNO3 (Axit nitric)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

– Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.

– Đây là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.

6. Tính chất hoá học của Mg

Magie là chất khử mạnh:

Mg → Mg2+ + 2e

6.1. Tác dụng với phi kim

Tính chất hóa học của Magie (Mg) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Lưu ý:

– Do Mg có ái lực lớn với oxi: 2Mg + CO2 → MgO. Vì vậy không dùng tuyết cacbonic để dập tắt đám cháy Mg.

6.2. Tác dụng với axit

– Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

– Với dung dịch HNO3:

4Mg + 10 HNO3 → 4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3 H2O

6.3. Tác dụng với nước

– Ở nhiệt độ thường, Mg hầu như không tác dụng với nước. Mg phản ứng chậm với nước nóng (do tạo thành hidroxit khó tan).

Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2

6.4. Ứng dụng

Magie giúp giảm đau nửa đầu.

Magie giúp giảm huyết áp.

Magie giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Magie giúp điều trị táo bón.

Magie được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày.

7. Tính chất hóa học của HNO3

– Axit nitric là một dung dịch nitrat hydro có công thức hóa học HNO3 . Đây là một axit khan, là một monoaxit mạnh, có tính oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2.

– Axit nitric là một monoproton chỉ có một sự phân ly nên trong dung dịch, nó bị điện ly hoàn toàn thành các ion nitrat NO3− và một proton hydrat, hay còn gọi là ion hiđroni.

H3O+ HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-

– Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

– Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

– Axit nitric tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

– Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

– Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

P + 5HNO3 đặc → 5NO2 + H2O + H3PO4

3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O

– Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

– Tác dụng với hợp chất:

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3Skết tủa + 2NO + 4H2O

PbS + 8HNO3 đặc → PbSO4 kết tủa + 8NO2 + 4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

– Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ: Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

8. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Nhóm các kim loại tan được trong nước gồm:

A. Na, Mg, Al

B. Ca, K, Al

C. Ba, Fe, Na

D. Na, Ba, Ca

Lời giải:

Đáp án: D

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Câu 2. Các nguyên tố sau O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần là

A. K, Mg, Al, P, O, F.

B. Al, K, Mg, O, F, P.

C. Mg, Al, K, F, P, O.

D. K, Mg, Al, F, O, P.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là

A. K2SO4, Na2CO3.

B. Na2SO3, KNO3.

C. Na2SO4, MgCO3.

D. Na2CO3, CaCO3.

Lời giải:

Đáp án: D

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 4. Cho hỗn hợp CaO, MgO, Na2CO3, Fe3O4 tan vào nước ta thu được kết tủa gồm:

A. MgO, Fe3O4

B. CaO, MgO, Fe3O4

C. CaCO3, MgO, Fe3O4

D. Na2CO3, Fe3O4

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 5. Dãy các chất nào sau đây là muối axit ?

A. KHCO3, CaCO3, Na2CO3.

B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.

C. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.

D. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6. Cho 1,08 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Vậy kim loại M là:

A. Ni

B. Ca

C. Al

D. Fe

Lời giải:

Đáp án: C

Gọi kim loại M có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

Ta có: nM = 1,08M (mol);

nM2(SO4)n = 6,842M+96n mol

Theo phản ứng:

nM = 2.nR2(SO4)n=> 1,08M = 2.6,842M+96n
=> M = 9n

Ta có bảng biện luận sau

n 1 2 3 4
M 9 loại 18 loại 27 (Al) 36 loại

Vậy M là kim loại Al

Câu 7. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học, biết rằng:

X, Y tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí Hidro

Z, T không có phản ứng với dung dịch HCl

Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng kim loại X

T tác dụng được với dung dịch muối của Z là giải phóng kim loại Z

Kim loại có tính khử yếu nhất trong 4 kim loại là:

A. T

B. Y

C. Z

D. X

Lời giải:

Đáp án: C

X, Y phản ứng được với HCl => X, Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

Z, T không phản ứng với HCl => Z, T đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học

=> X, Y có tinh khử mạnh hơn Z, T. Giờ chỉ so sánh Z và T

T đẩy được Z ra khỏi muối của Z => T có tính khử mạnh hơn Z

=> Z là có tính khử yếu nhất

Câu 8. Cho hỗn hợp Al, Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần của chất rắn D là

A. Fe, Cu, Ag

B. Al, Cu, Ag

C. Al, Fe, Cu, Ag

D. Al, Fe, Cu

Lời giải:

Đáp án: A

Thứ tự phản ứng:

Kim loại sẽ phản ứng theo thứ tự: Al, Fe

Muối sẽ phản ứng theo thứ tự: AgNO3, Cu(NO3)2

Vậy 3 kim loại là: Fe, Ag, Cu

Câu 9. Hỗn hợp bột gồm 3 kim loại Mg, Al, Zn có khối lượng 3,59 gam được chia làm hai phần đêu nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 4,355 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc nóng dư thu được V lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hãy tính giá trị của V.

A. 14,336 lít

B. 6,72 lít

C. 13,36 lít

D. 7,168 ít

Lời giải:

Đáp án: D

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng đối với phần 1 ta có:

mO2 = 4,355 – 3,592 = 2,56 (g) ⇒ nO2 = 2,5632 = 0,08 (mol)

Do khối lượng kim loại ở hai phần bằng nhau nên số mol do hỗn hợp kim loại nhường là như nhau ⇒ số mol eletron do O2 nhận bằng số mol eletron do N5+ nhận.

O2 + 4e → 2O2

0,08 → 0,32

N+5 + 1e → N+4 (NO2)

0,32 → 0,32

=> nNO2 = 4nO2 = 0,32 => VNO2 = 0,32.22,4 = 7,168 lít

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

MgO + HCl → MgCl2 + H2O

Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + H2O

Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web