Phản ứng Al + HCl → AlCl3 + H2
1. Phương trình phản ứng Al ra AlCl3
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑
2. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa HCl và Al
Nhiệt độ thường
3. Al tác dụng HCl có hiện tượng gì
Al tan dần, có bọt khí không màu xuất hiện.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của Al (Nhôm)
Al tác dụng được với axit như HCl, H2SO4,… loãng.
4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)
HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học (trừ Pb) tạo thành muối và khí hidro.
5. Tính chất hóa học của Al
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
5.1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi
Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.
b) Tác dụng với phi kim khác
5.2. Tác dụng với axit
+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
5.3. Tác dụng với oxit kim loại (Phản ứng nhiệt nhôm)
Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm
5.4. Tác dụng với nước
– Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
5.5. Tác dụng với dung dịch kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
5.6. Tác dụng với dung dịch muối
– Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
5.7. Ứng dụng
Máy cắt rất dễ kiếm và các bộ phận trong nhà máy sản xuất được làm bằng Al. Với đặc tính sáng và không rỉ sét, Al dần trở thành vật liệu không thể thiếu đối với mọi nhà máy. Một số mặt hàng được làm bằng Al, chẳng hạn như: Khung xe máy, khung xe hơi, thùng xe tải, các chi tiết tản nhiệt…
Đặc biệt, Al được sử dụng trong sản xuất trong ngành hàng không vũ trụ. Thân máy bay và cánh được làm bằng nhôm. Các ứng dụng dựa vào trọng lượng riêng nhẹ và bền của nhôm là rất cần thiết để tiết kiệm tối đa trọng lượng trong không khí.
6. Tính chất hóa học của HCl
Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.
6.1. Tác dụng chất chỉ thị
Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)
HCl → H+ + Cl–
6.2. Tác dụng với kim loại
Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Cu + HCl → không có phản ứng
6.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo
Sản phẩm tạo muối và nước
NaOH + HCl → NaCl + H2 O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2 O
Fe2 O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2 O
6.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
(dùng để nhận biết gốc clorua )
Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl + 2H2 O
K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O
Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)
3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O
NOCl → NO + Cl
Au + 3Cl → AuCl3
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 0,224.
C. 1,344.
D. 0,672
Lời giải:
nchất rắn = nAl2O3 = 2,04102= 0,02 mol => nAl(chất rắn) = 0,02.2 = 0,04mol
Trong hỗn hợp ban đầu có: Al (x mol), Al2O3 (y mol) => mhh = 27x+102y = 1,56 (1)
Bảo toàn nguyên tố Al
nAl(hỗn hợp) = nAl (chất rắn) = x + 2y=0,04 (2)
(1), (2) => x=0,02, y=0,01
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
0,02 0,03
=> VH2 = 0,03.22,4= 0,672 lít
Câu 2. Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 6,72.
Lời giải:
Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng : Al → X→ Al2O3→ Al
X có thể là
A. AlCl3.
B. NaAlO2.
C. Al(NO3)3.
D. Al2(SO4)3.
Lời giải:
Câu 4. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Lời giải:
Câu 5. Cho các quặng sau: pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, dolomit. Số quặng chứa nhôm là:
A.2.
B. 3.
C.4.
D. 5.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 6. Cho 5,4 gam Al hòa tan trong dung dịch axit HCl dư thu được V lít khí H2. Hỏi giá trị V bằng bao nhiêu?
A. 1,12 lit.
B. 2,24 lit.
C. 3,36 lit.
D. 6,72 lit.
Hướng dẫn giải
Chọn D.
nAl ==0,2 mol
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2
0,2 —————→ 0,3
⇒ VH2=0,3.22,4=6,72 lit.
Câu 7. Cho các phản ứng sau:
(1). 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(2). HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(3). 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(4). 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
(5). 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(6). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
(7). 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
(8). 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
(9). 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
5 phản ứng HCl thể hiện tính khử, 3 phản ứng HCl thể hiện tính oxi hóa.
HCl thể hiện tính khử khi có khí Cl2 bay ra bao gồm các phản ứng:
(3). 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(9). 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
(5). 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(7). 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
(1). 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
HCl thể hiện tính oxi hóa khi có khí H2 bay ra bao gồm:
(4). 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
(8). 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
(6). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Al + Cl2 → AlCl3
Al + O2 → Al2O3
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.