Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O | KOH ra KCl | Cl2 ra KClO3

Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O

Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O | KOH ra KCl (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng Cl2 tác dụng KOH

3Cl2 + 6KOH overset{t^{circ } }{rightarrow} 5KCl + KClO3 + 3H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra

KOH đặc nóng, nhiệt độ

Khi dẫn khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường thì Cl2 phản ứng với KOH chỉ tạo ra KClO (số oxi hóa = +1 . Clo đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất OXH

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

3. Hiện tượng phản ứng xảy ra

Khi dẫn khí clo vào dung dịch KOH nung nóng thì Cl2 tác dụng với KOH đẩy Cl lên +5 (KClO3). Clo đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.

4. Bản chất của Cl2 (Clo) trong phản ứng

– Trong phản ứng trên Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.

Cl2 có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm loãng, nguội hoặc đặc nóng để tạo ra các sản phẩm khác nhau.

5. Tính chất hóa học của Clo

Tính chất hóa học cơ bản của Clo là tính oxi hóa mạnh

5.1. Tác dụng với kim loại

Clo tác dụng với hầu hết các kim loại sinh ra muối clorua

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Lưu ý: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm; tốc độ nhanh và tỏa nhiều nhiệt

5.2. Tác dụng với hiđro

Ở nhiệt độ thường, khí clo không phản ứng với hiđro

Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy thì phản ứng xảy ra nhanh và có thể nổ ( mạnh nhất khi tỉ lệ mol là 1:1)

H02 + Cl02 → H+1Cl−1

5.3. Tác dụng với nước

Một phần khí Clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipocloro có tính tẩy màu mạnh do có H+1ClO là chất oxh rất mạnh.

0Cl2+ H2O ⇄ H−1Cl + H+1ClO

=> Khi Clo tan trong nước, diễn ra cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

5.4. Tác dụng với dung dịch kiềm

Cl2 + 2NaOH overset{t^{o} }{rightarrow} NaCl + NaClO + H2O

5.5. Tác dụng với một số hợp chất có tính khử

Cl2 + 2FeCl2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2FeCl3

Cl2 + H2S overset{t^{circ } }{rightarrow} 2HCl + S

4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4

Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

5.6. Ứng dụng của Cl2

Ứng dụng chủ yếu nhất của clo là dùng để điều chế nhựa PVC cũng như các chất dẻo hay cao su. Ngoài ra, với tính oxi hóa và tính khử, CLORAMIN còn được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Clo còn là một trong những thành phần để điều chế nước javen tẩy trắng quần áo, vải sợi…

6. Tính chất hoá học của KOH

KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

6.1. Tác dụng với oxit axit

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,…

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

6.2. Tác dụng với axit

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

6.3. Tác dụng với kim loại

KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

KOH + Na → NaOH + K

6.4. Tác dụng với muối

KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

6.5. KOH điện li mạnh

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-

6.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính

KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

6.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Sục khí Clo vào lượng dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường sản phẩm là

A. NaCl, NaClO2

B. NaCl, NaClO3

C. NaCl, NaClO

D. chỉ có NaCl

Lời giải:

Đáp án: C

Phương trình hóa học xảy ra:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Vậy sản phẩm thu được có NaCl, NaClO.

Câu 2. Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất tan thuộc dãy nào sau đây?

A. KCl, KClO3, Cl2

B. KCl, KClO, KOH

C. KCl, KClO3, KOH

D. KCl, KClO3

Lời giải:

Đáp án: C
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

Câu 3. Cho phản ứng:

Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học trên là:

A. 1 : 3.

B. 3 : 1.

C. 5 : 1.

D. 1 : 5.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều cho cùng một muối là

A. Fe

B. Mg

C. Cu

D. Ag

Lời giải:

Đáp án: B

Loại Cu và Ag vì Cu, Ag đều không tác dụng với HCl.

Loại Fe vì phản ứng HCl → FeCl2 và phản ứng với Cl2 → FeCl3.

Fe + 2HCl → FeCl2

2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

vậy chỉ có Mg tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng 1 muối MgCl2

Mg + 2HCl → MgCl2

Mg + Cl2 → MgCl2

Câu 5. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?

A. Làm thức ăn cho người và gia súc

B. Làm dịch truyền trong y tế

C. Điều chế Cl2, HCl, Nước Javen

D. Khử chua cho đất

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 6. Dãy các muối nào sau đây tan trong nước?

A. KCl, KNO3, BaSO4, KMnO4.

B. Al2(SO4)3, AgCl, Na2CO3, CaCl2.

C. BaCO3, FeCl3, K2SO4, NaNO3.

D. FeSO4, AlCl3, NaNO3, NH4Cl.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 7. Khi sục khí clo vào dung dịch NaOH ở điều kiện thường được dung dịch X. Lấy một mảnh vài nhỏ có màu đỏ cho vào dung dịch X. Sau một thời gian lấy ra, thấy hiện tượng

A. màu của mảnh vải vẫn không thay đổi

B. màu của mảnh vải bị nhạt đi hẳn

C. màu của mảnh vải chuyển sang màu vàng

D. màu của mảnh vải chuyển sang màu tím

Lời giải:

Đáp án: B

Nàu của mảnh vải bị nhạt đi hẳn

Do xảy ra phản ứng:

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O2

NaClO trong dung dịch mới tạo ra có tính tẩy màu mạnh, nên làm mất màu của quỳ tím.

Câu 8. Trong phản ứng clo với nước, clo là chất:

A. oxi hóa.

B. khử.

C. vừa oxi hóa, vừa khử.

D. không oxi hóa, khử.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 9. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm:

A. Thủy phân AlCl3.

B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.

C. Clo tác dụng với H2O.

D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 10. Những hiđro halogenua có thể thu được khi cho H2SO4 đặc lần lượt tác dụng với các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI là

A. HF, HCl, HBr, HI.

B. HF, HCl, HBr và một phần HI

C. HF, HCl, HBr.

D. HF, HCl.

Lời giải:

Đáp án: D

2NaF + H2SO4 → Na2SO4 + 2HF

2NaCl + H2SO4→ Na2SO4 + 2HCl

2NaBr + 2H2SO4 → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

8NaI + 5H2SO4 → 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. HI và I2 đều làm hồ tinh bột hóa xanh.

B. Nước clo có thể làm mất màu quỳ tím.

C. Nước clo, nước Gia-ven và clorua vôi đều có tính sát trùng và tẩy màu.

D. Brom dễ tan trong dung môi hữu cơ.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 12. Để loại bỏ khí clo dư người ta sục vào dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch NaCl.

D. Nước.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 13. Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc phản ứng với điều chế Cl2. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Lời giải:

Đáp án: A

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

N2 + H2 → NH3

N2 + O2 → NO

NO + O2 → NO2

NH3 + HNO3 → NH4NO3

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web