Phản ứng Li + H2 → LiH
1. Phản ứng hóa học
2Li + H2 → 2LiH
2. Điều kiện phản ứng
Nhiệt độ 500-750 0C
3. Cách thực hiện phản ứng
Cho Liti tác dụng với khí hidro
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Li cháy sáng mạnh trong khí hidro.
5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
5.1. Bản chất của Li (Liti)
– Trong phản ứng trên Li là chất khử.
– Li là chất khử mạnh có tham gia phản ứng với khí hidro trong điều kiện nhiệt độ cao.
5.2. Bản chất của H2 (Hidro)
Trong phản ứng trên H2 là chất oxi hóa.
6. Tính chất hóa học của Li
Liti là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
Li → Li+ + 1e
6.1. Tác dụng với phi kim
6.2. Tác dụng với axit
Liti dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng…) thành hidro tự do.
2Li + 2HCl → 2LiCl + H2.
2Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2.
6.3. Tác dụng với nước
Li tác dụng chậm với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2Li + 2H2O → 2LiOH + H2.
6.4. Tác dụng với hidro
Liti tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành Liti hidrua.
2Li (lỏng) + H2 (khí) → 2LiH (rắn)
7. Tính chất vật lý của Li
– Kim loại kiềm. Trắng – bạc. Nhẹ nhất trong các kim loại, mềm, dễ nóng chảy.
– Có khối lượng riêng là 0,534 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 180,50C và sôi ở 1336,60C
8. Tính chất hóa học của H2
Hiđro là phi kim có tính khử. Ở những nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. Cụ thể:
– Hiđro tác dụng với oxi
Hiđro cháy trong oxi theo phương trình hóa học:
Hỗn hợp H2 và O2 là hổn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2 : O2 là 2:1 về thể tích.
– Hiđro tác dụng với một số oxit kim loại như FeO, CuO, Fe2O3, …
Ví dụ:
Hiđro phản ứng với đồng oxit ở nhiệt độ khoảng 400°C theo phương trình hóa học:
9. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Cho 0,7 g Li tác dụng hoàn toàn với V lít khí H2. Giá trị của V là
A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 5,6 lít D. 3,36 lít
Lời giải:
Đáp án: B
nH2 = nLi/2 = 0,05 mol ⇒ V = 0,5 . 22,4 = 1,12 lít
Câu 2. Phản ứng nào xảy ra cần tác dụng của nhiệt độ?
A. Li + HCl → B. Li + O2 → C. Na2CO3 + HCl → D. Li + H2 →
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 3. Li là kim loại thuộc nhóm mấy trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. IA B. IIA C. IB D. IIIA
Lời giải:
Đáp án: A
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
Li + Cl2 → LiCl
Li + Br2 → LiBr
Li + I2 → LiI
Li + O2 → Li2O
Li + H2O → LiOH + H2
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.