Fe + I2 → FeI2 | Fe ra FeI2 | I2 ra FeI2

Phản ứng Fe + I2 hay Fe ra FeI2 hoặc I2 ra FeI2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe có lời giải, mời các bạn đón xem

Phản ứng Fe + I2 → FeI2

Fe + I2 → FeI2 | Fe ra FeI2 | I2 ra FeI2 (ảnh 1)

1. Phương trình hóa học

Fe + I2 → FeI2

2. Phương trình hoá học của phản ứng Fe tác dụng với I2

Fe + I2 →toFeI2

Cách lập phương trình hoá học:

Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:

Fe0+I02→toFe+2I−12

Chất khử: Fe; chất oxi hoá: I2.

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử

– Quá trình oxi hoá: Fe0→Fe+2+2e

– Quá trình khử: I20+2e→2I−1

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá

1×1×Fe0→Fe+2+2eI20+2e→2I−1

Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

Fe + I2 →to FeI2

3. Điều kiện để Fe tác dụng với I2

Phản ứng giữa sắt và I2 diễn ra ở điều kiện đun nóng.

4. Cách tiến hành thí nghiệm

Cho bột sắt trộn với I2 vào ống nghiệm rồi đun nóng ống nghiệm.

5. Hiện tượng phản ứng

Sắt tác dụng với iot ở nhiệt độ cao tạo thành hỗn hợp màu tím đen

6. Tính chất hóa học của sắt

Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

Fe → Fe+2+ 2e

Với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

Fe → Fe+3 + 3e

6.1. Tác dụng với phi kim:

Ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 hoặc +3.

+ Tác dụng với lưu huỳnh: Fe0+S0→toFe+2S−2

+ Tác dụng với oxi: 3Fe+2O20→toFe3O−24

Fe + I2 → FeI2 | Fe ra FeI2 | I2 ra FeI2

+ Tác dụng với clo: 2Fe0+3Cl20→to2Fe+3Cl−13

6.2. Tác dụng với axit

– Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng, Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2, giải phóng H2. Ví dụ:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

– Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng, Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3, và không giải phóng H2. Ví dụ:

Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Chú ý: Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

6.3. Tác dụng với dung dịch muối

Fe có thể khử được ion của các kim loại đứng sau nó trong trong dãy điện hóa của kim loại. Trong các phản ứng này, Fe thường bị oxi hóa đến số oxi hóa +2. Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Đặc biệt:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Nếu Ag+ dư, tiếp tục có phản ứng:

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

6.4. Tác dụng với nước

Ở nhiệt độ thường, sắt không khử được nước, nhưng ở nhiệt độ cao, sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO.

3Fe + 4H2O →to<570oC Fe3O4 + 4H2

Fe + H2O →to>570oC FeO + H2

Fe + I2 → FeI2 | Fe ra FeI2 | I2 ra FeI2

7. Tính chất vật lí của Sắt

– Màu xám hơi trắng, dễ ràn và dẻo cũng như có thể dát mỏng hay kéo sợi, khả năng dẫn điện và nhiệt không bằng nhôm hay đồng.

– Nhiễm từ ở nhiệt độ cao khoảng 800 độ C sẽ nhiễm từ và mất từ tính.

8. Bài tập liên quan

Câu 1: Cấu hình electron của Fe2+ là:

A. [Ar]3d64s2

B. [Ar]3d8

C. [Ar]3d5

D. [Ar]3d6

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Cấu hình electron của Fe là[Ar]3d64s2

Fe nhường 2e lớp ngoài cùng để trở thành Fe2+

→ Cấu hình electron của Fe2+là[Ar]3d6

Câu 2: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần hai cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Kim loại X có thề là

A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Kim loại X là Fe

Phần 1: 2Fe (X) + 3Cl2 →t° 2FeCl3 (Y)

Phần 2: Fe (X) + 2HCl → FeCl2 (Z) + H2

Fe (X) + 2FeCl3 (Y) → 3FeCl2 (Z)

Câu 3: Cấu hình electron của Fe là:

A. [Ar]3d64s2 B. [Ar]3d8 C. [Ar]4s23d6 D. [Ar]4s2

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Cấu hình electron của Fe là[Ar]3d64s2

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 2,24

B. 2,8

C. 1,12

D. 0,56

Hướng dẫn giải

Đáp án A

nFeCl3 = 6,5162,5 = 0,04 mol

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe = nFeCl3 = 0,04 mol

→ mFe = 0,04.56 = 2,24 gam

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một oxit sắt. Công thức phân tử của oxit đó là công thức nào sau đây?

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. FeO hoặc Fe3O4

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Đặt công thức phân tử của oxit sắt là FexOy

nFe = 16,856 = 0,3 mol

nO2 = 4,4822,4 = 0,2 mol → nO = 0,2.2 = 0,4 mol

→ x : y = nFe : nO = 0,3 : 0,4 = 3 : 4

→ Công thức phân tử của oxit sắt là: Fe3O4

Câu 6: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II)?

A. Cl2

B. dung dịch HNO3 loãng

C. dung dịch AgNO3

D. dung dịch HCl đặc

Hướng dẫn giải

Đáp án D

A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

B. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

C. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web