Fe + Br2 → FeBr3 | Fe ra FeBr3 | Br2 ra FeBr3

Phản ứng Fe + Br2 hay Fe ra FeBr3 hoặc Br2 ra FeBr3 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe có lời giải, mời các bạn đón xem

Phản ứng Fe + Br2 → FeBr3

Fe + Br2 → FeBr3 | Fe ra FeBr3 | Br2 ra FeBr3 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng

2Fe + 3Br2 → 2FeBr3

2. Điều kiện phản ứng

Đun sôi

3. Cách thức thực hiện phản ứng

Cho sắt tác dụng với dung dịch brom thu được muối sắt(III)bromua.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Sắt cháy sáng tạo trong dung dịch brom và tỏa nhiệt.

5. Bạn có biết

Bên cạnh kim loại Fe thì các kim loại khác như Cu, Al, Zn … cũng cho phản ứng với halogen (Cl2; Br2,…) tạo thành muối.

6. Tính chất hóa học của sắt

Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

Fe → Fe+2 + 2e

Với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

Fe → Fe+3 + 3e

6.1. Tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 hoặc +3.

+ Tác dụng với lưu huỳnh: Fe0+S0→toFe+2S−2

+ Tác dụng với oxi: 3Fe+2O20→toFe3O−24

Fe + CuCl2  →  Cu  + FeCl2 | Fe ra FeCl2 | Fe ra Cu | CuCl2 ra Cu | CuCl2 ra FeCl2

+ Tác dụng với clo: 2Fe0+3Cl20→to2Fe+3Cl−13

6.2. Tác dụng với axit

– Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng, Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2, giải phóng H2. Ví dụ:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

– Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng, Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3, và không giải phóng H2. Ví dụ:

Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Chú ý: Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

6.3. Tác dụng với dung dịch muối

Fe có thể khử được ion của các kim loại đứng sau nó trong trong dãy điện hóa của kim loại. Trong các phản ứng này, Fe thường bị oxi hóa đến số oxi hóa +2. Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Đặc biệt:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Nếu Ag+ dư, tiếp tục có phản ứng:

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

6.4. Tác dụng với nước

Ở nhiệt độ thường, sắt không khử được nước, nhưng ở nhiệt độ cao, sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO.

3Fe + 4H2O →to<570oC Fe3O4 + 4H2

Fe + H2O →to>570oCFeO + H2

Fe + CuCl2  →  Cu  + FeCl2 | Fe ra FeCl2 | Fe ra Cu | CuCl2 ra Cu | CuCl2 ra FeCl2

7. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phản ứng 2Fe + 3Br2 → 2FeBr3 Sắt và brom lần lượt đóng vai trò gì trong phản ứng:

A. Chất khử, chất oxi hóa

B. Chất oxi hóa, chất khử

C. Chất khử, chất khử

D. Chất oxi hóa, chất oxi hóa

Hướng dẫn giải

Đáp án: A.

Feo – 3e → Fe+3

Br2o + 2e → 2Br-

Câu 2. Đun sôi hỗn hợp sắt với dung dịch brom bão hòa. Sản phẩm thu được là:

A. Sắt(II)bromua

B. Sắt(III)bromua

C. Cả A và B

D. Không xảy ra phản ứng

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

2Fe + 3Br2 → 2FeBr3

Câu 3. Cho sắt tác dụng với dung dịch brom bão hòa đun sôi. Phản ứng xảy ra là:

A. Fe + HBr → FeBr2

B. Fe + Br2 → FeBr2

C. 2Fe + 3Br2 → 2FeBr3

D. Cả A; B đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web