Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp so sánh? Dấu hiệu nhận biết?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về biện pháp so sánh với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được biện pháp so sánh để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Biện pháp so sánh

1. Biện pháp so sánh là gì?

Biện pháp so sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.

2. Tác dụng của biện pháp so sánh

Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.

Ví dụ:

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

[Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên]

3. Cấu trúc của biện pháp so sánh

Vế 1: Tên hay những từ chỉ sự vật, sự việc được so sánh (Từ ngữ chỉ phương diện so sánh)

Vế 2: Tên hay những từ chỉ sự vật hay sự việc được sử dụng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh trong vế 1 (Từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh).

4. Những loại so sánh thường gặp

a) Theo đối tượng so sánh

* Mô hình 1: So sánh Sự vật – Sự vật

– Mô hình này có các dạng sau:

+ A như B

+ A là B

+ A chẳng bằng B

Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

“Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê,

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe”

* Mô hình 2: So sánh: Sự vật – Con người

– Dạng của mô hình so sánh này là:

+ A như B (A có thể là con người, B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh)

Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

-> “Trẻ em” giống như “búp trên cành”. Vì đều là những sự vật non đang phát triển đầy sức sống, chứa chan niềm hy vọng

* Mô hình 3: So sánh: Hoạt động – Hoạt động

– Mô hình này có dạng như sau: A như B (A là từ chỉ hoạt động của đối tượng, sự vật thứ nhất, B là từ chỉ hoạt động của đối tượng, sự vật thứ 2).

Ví dụ: Trong các đoạn trích sau:

“Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất”.

-> Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”

* Mô hình 4: So sánh: Âm thanh – Âm thanh

– Mô hình này có dạng sau: A như B (A là âm thanh thứ nhất, B là âm thanh thứ 2)

Ví dụ:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.

-> “Tiếng suối” được so sánh với “tiếng đàn cầm” qua từ “như”

* Các dạng khác ít phổ biến:

Ngoài những mô hình so sánh trên giáo viên giúp học sinh làm quen với các kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Chẳng hạn:

– Trong câu: “Cháu khỏe hơn ông nhiều!”

-> Kiểu so sánh hơn kém.

– Trong câu:

“Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng”

-> Kiểu so sánh ngang bằng.

b) Theo từ so sánh

* So sánh bằng

– Tựa, như, là

– Tựa như, giống nhau, như là

– Chẳng khác gì

Ví dụ: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em

* So sánh hơn kém

– Hơn, kém

– Chằng bằng, chưa bằng, không bằng

Ví dụ:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

5. Những lưu ý khi sử dụng biện pháp so sánh

– So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.

– So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm

6. Sơ đồ tổng kết về biện pháp so sánh

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về so sánh (có đáp án)

Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web