Biện pháp nhân hóa là gì? Tác dụng của biện pháp nhân hóa?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về biện pháp nhân hóa với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được biện pháp nhân hóa để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Biện pháp nhân hóa

1. Khái niệm về biện pháp nhân hóa

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, cảm tính của con người.

2. Tác dụng của biện pháp nhân hóa

– Giúp các loại đồ vật, sự vật (như cây cối) trở nên sinh động trong suy nghĩ và trở nên gần gũi hơn với con người

– Giúp những sự vật, đồ vật có thể biểu hiện được các suy nghĩ hay bày tỏ thái độ, tình cảm như con người

– Giúp tác phẩm trở nên có hồn và sống động hơn

– Giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn cảm xúc, câu từ, cũng như lối diễn đạt được hay hơn, logic hơn

3. Các kiểu nhân hóa

Thông thường biện pháp tu từ nhân hóa được phân ra làm 3 loại chính:

a) Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, bởi thay vì khi gọi tên các sự vật, con vật, đồ vật như thường lệ thì phép nhân hóa có thể thay cách gọi vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên thân thiết và gần gũi hơn trong các tác phẩm văn chương.

Ví dụ: Ông mặt trời, chị châu chấu,…

b) Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, nhằm tạo nên nhiều tầng nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn hay ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn.

Ví dụ: “Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

c) Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được sử dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

4. Các cách sử dụng biện pháp nhân hóa

– Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện.

– Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý.

– Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt

5. Một số dấu hiệu nhận biết của biện pháp nhân hóa

Để nhận biết biện pháp có được sử dụng trong tác phẩm hay không, bạn có thể phân tích theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá. Ví dụ: Trong tác phẩm xuất hiện các từ thường gọi người như: anh, chị, cô, dì,… và các từ này được dùng để gọi vật.

Bước 2: Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó. Ví dụ: Khiến sự vật trở nên gần gũi và gắn bó với con người.

6. Sơ đồ về biện pháp nhân hóa

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về nhân hóa (có đáp án)

Nhân hóa là gì? Nêu ví dụ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web