Biện pháp nghệ thuật là gì? Các biện pháp nghệ thuật

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về Các biện pháp nghệ thuật với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được các biện pháp để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Các biện pháp nghệ thuật

1. Biện pháp nghệ thuật là gì?

Biện pháp nghệ thuật là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật (nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc phân chia thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ…). Việc đưa các biện pháp nghệ thuật vào là hành động có chủ định, vì vậy để lựa chọn một biện pháp thích hợp đòi hỏi người viết cần có một khối lượng kiến thức liên quan từ đó giúp tác phẩm trở nên đắt giá và có ý nghĩa hơn.

2. Các biện pháp nghệ thuật

Các biện pháp nghệ thuật bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp từ, chơi chữ.

a) Biện pháp tu từ so sánh

– So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác với từ ngữ biểu hiện sự so sánh là “như”, “ngỡ”,…

Tác dụng: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động và cụ thể, từ đó tác động đến trí tưởng tượng, tăng sức gợi hình, gợi cảm

– Phân loại so sánh:

+ So sánh ngang bằng: như là, giống như, tựa,..

+ So sánh hơn kém: chẳng bằng,…

Ví dụ:

Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.

Biện pháp so sánh giữa “trẻ em” với “búp trên cành”, gợi cho người nghe, người đọc thấy được sự non nớt của trẻ em. Vì thế, trẻ em cần được bao bọc, che chở và chăm sóc.

b) Biện pháp ẩn dụ

– Biện pháp ẩn dụ được dùng để gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác nhưng phải đảm bảo chúng có nét tương đồng với nhau.

– Tác dụng: Giúp cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

– Các kiểu ẩn dụ:

  • Ẩn dụ hình thức (Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng).
  • Ẩn dụ cách thức (Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động).
  • Ẩn dụ phẩm chất (Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng).
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác).

Ví dụ:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

[Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải]

c) Biện pháp nhân hóa

– Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ miêu tả hoạt động, tính cách, suy nghĩ của con người cho đồ vật, sự vật hoặc con vật,…

– Tác dụng: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

– Biện pháp nhân hóa được chia thành 3 lại như sau:

+ Dùng từ ngữ chỉ hành động con người để chỉ hành động con vật

+ Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Ví dụ:

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

d) Biện pháp nói quá

– Nói quá là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng so với đặc tính ban đầu của chúng.

– Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt

Ví dụ:

“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi

[Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi]

e) Biện pháp Điệp từ

– Điệp từ là biện pháp tu từ mà ở đó người diễn đạt sử dụng lặp đi lặp lại một cụm từ (hoặc một từ).

– Tác dụng: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm và tạo âm hưởng nhịp nhàng cho câu văn, câu thơ.

– Có 3 dạng điệp từ như sau:

+ Điệp từ cách quãng: là việc lặp đi lặp lại một cụm từ mà các từ hay cụm từ cách quãng với nhau không có sự liên tiếp.

+ Điệp từ nối tiếp: là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ nối có sự nối tiếp

+ Điệp từ chuyển tiếp: là việc lặp đi lặp lại từ hoặc cụm từ có sự chuyển tiếp từ câu này sang câu khác.

Ví dụ:

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]

f) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

– Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục và thiếu lịch sự.

– Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.

Ví dụ:

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”

[Bác ơi – Tố Hữu]

g) Biện pháp hoán dụ.

– Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, sự việc hiện tượng hay khái niệm bằng tên của một sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nhau.

– Tác dụng: Giúp diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.

Ví dụ:

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

h)Biện pháp chơi chữ

– Chơi chữ là sử dụng các hiện tượng từ đa nghĩa, đồng âm,… trong ngôn ngữ để gây ra một tác dụng nhất định như bóng gió, châm biếm, hài hước,.. trong lời nói hay thơ ca. Nó được dùng như một biện pháp tu từ đặc trưng của tiếng việt, trong đó văn tự, văn cảnh, ngữ âm, ngữ nghĩa,.. được vận dụng một cách vô cùng khéo léo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, hài hước cho người thưởng thức.

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ:

Duyên duyên ý ý tình tình

Đây đây đó đó tình tình ta ta

Năm năm tháng tháng tháng ngày ngày

Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai

3. Bảng tổng kết các biện pháp nghệ thuật

STT

Phép tu từ

Khái niệm

Đặc điểm / cấu tạo /

tác dụng

Phân loại

Ví dụ

1 So sánh Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Mô hình của phép so sánh:

Vế A Phương tiện so sánh Từ so sánh Vế B

– A: sự vật, sự việc được so sánh

– B: sự vật, sự việc dùng để so sánh

– Từ chỉ phương tiện so sánh

– Từ so sánh: như, giống như, như là…

Có hai kiểu so sánh:

– So sánh ngang bằng

– So sánh không ngang bằng

2 Nhân hóa Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Có ba kiểu nhân hóa:

– Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật

– Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

– Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

3 Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bốn kiểu ẩn dụ:

– Ẩn dụ hình thức

– Ẩn dụ cách thức

– Ẩn dụ phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

4 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

– Lấy bộ phận để gọi toàn thể

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

– Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng

5 Điệp ngữ Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Điệp ngữ có nhiều dạng:

– Điệp ngữ cách quãng

– Điệp ngữ nối tiếp

– Điệp ngữ vòng (ĐN chuyển tiếp)

6 Liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. * Theo cấu tạo có hai kiểu liệt kê:

– Liệt kê theo từng cặp

– Liệt kê không theo từng cặp

* Theo ý nghĩa có hai kiểu liệt kê:

– Liệt kê tăng tiến

– Liệt kê không tăng tiến

7 Chơi chữ Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Thường được sử dụng hàng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, câu đố… Các lối chơi chữ thường gặp:

– Dùng từ ngữ đồng âm

– Dùng lối nói trại âm (gần âm)

– Dùng cách điệp âm

– Dùng lối nói lái

– Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

8 Nói quá Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
9 Nói giảm, nói tránh Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Các cách thực hiện:

– Sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt

– Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa qua hình thức ẩn dụ, hoán dụ

– Phủ định từ trái nghĩa

– Tỉnh lược

VD: chết => từ trần

Đàn bà -> phụ nữ

VD: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”

Vd: xấu -> chưa được đẹp…

4. Sơ đồ tư duy – Cách nhận biết các biện pháp tu từ

Biện pháp nghệ thuật là gì? Các biện pháp nghệ thuật (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (có đáp án 2024)

Trắc nghiệm Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có đáp án

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web