Từ đơn là gì? Phân biệt từ đơn và từ ghép?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ đơn với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được tác dụng của từ đơn để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Từ đơn

1. Khái niệm

Từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.

2. Tác dụng của từ đơn

Trong tiếng Việt, mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau. Từ đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhất, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của tiếng Việt. Với từ đơn, ta có thể dễ dàng biểu thị lời nói, suy nghĩ, ám chỉ các sự vật, hiện tượng xung quanh,… chỉ bằng một âm tiết duy nhất, mà vẫn đảm bảo người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của từ.

Bên cạnh đó, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn, như từ ghép, từ láy, cụm từ,… Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập và đơn lẻ, ta có thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những từ ngữ dài hơn và phức tạp hơn, như: “mưa bão”, “bàn ghế”, “yêu thương”, “nhà cửa”, “núi rừng”

3. Cấu tạo của từ đơn

  • Âm: Trong tiếng việt có 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x. Bên cạnh đó, có 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.
  • Vần: Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.
  • Thanh: Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

4. Phân loại

Có hai loại từ đơn đó là: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

+) Từ đơn một âm tiết hiểu đơn giản là những từ chỉ có một âm tiết. Ví dụ như: nước, dầu, mỡ, bánh…

+) Từ đơn đa âm tiết là từ có 2 âm tiết trở lên. Ví dụ như: tivi, oto…

Trường hợp đặc biệt: từ loại đó cũng được gọi là từ đơn, tuy nhiên lại bao gồm 2 tiếng riêng biệt như: xà phòng, bồ kết, mì chính… Bởi những từ được cấu tạo bởi 2 hình vị nhưng hình vị bị lệ thuộc nên chỉ được coi là 1 hình vị hay là một từ đơn đa âm.

5. Phân biệt từ đơn và từ phức

5.1. Cách 1 : Chêm xen từ

Nếu sau khi thêm một từ mới vào tổ hợp từ khiến cho chúng trở nên tách rời nhưng ngữ nghĩa vẫn được giữ nguyên thì có thể nói tổ hợp từ đó được cấu thành từ những từ đơn

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ví dụ:

Uống nước => uống nhiều nước

lướt sóng => lướt trên sóng

Khi thêm các từ đơn khác vòa, hai tổ hơn “uống nước” và lướt sóng chỉ bổ sung thêm thông tin, sắc thái chứ không thay đổi về ngữ nghĩa. Như vậy có thể khẳng định chúng được tạo thành từ hai từ đơn.

5.2 Cách 2 : Suy luận từ nghĩa gốc của từ xem có sự chuyển nghĩa hay không

Ví dụ: “Áo dài” vốn là một từ được kết hợp từ hai từ đơn, nhưng yếu tố đứng sau là từ “dài” đã bị mờ nghĩa.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về từ đơn, từ phức (có đáp án)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web