Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại từ đồng nghĩa?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ đồng nghĩa với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được tác dụng của từ đồng nghĩa để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Từ đồng nghĩa

1. Khái niệm

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

2. Phân loại

2.1 Đồng nghĩa không hoàn toàn

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn còn được gọi là đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái. Đó Là các cặp từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Vì vậy, khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp để tránh gây khó hiểu, hiểu nhầm,…

Ví dụ: Chết – hy sinh – mất – quyên sinh, ăn – xơi – chén – hốc – đớp, mang – khiêng – vác,…cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô,…

2.2. Đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn còn được gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối. Các từ đồng nghĩa thuộc loại này có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể được dùng như nhau hoặc thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: Ba – bố – thầy, Mẹ – u – má, hổ – cọp – hùm, trái – quả, đất nước – non sông – non nước – tổ quốc, xe lửa – tàu hỏa, con lợn – con heo, gan dạ – dũng cảm,…

3. Cách phân biệt từ đồng nghĩa

– Phân biệt giữa từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa

  • Từ trái nghĩa hoàn toàn: Thường là những từ có nghĩa trái nhau trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn: Sống – chết, cao – thấp,…

  • Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tuy trái nhau nhưng chỉ trong các trường hợp nhất định chứ không chỉ mọi hoàn cảnh. Ví dụ: cao chót vót – sâu thăm thẳm (Ở đây, từ cao không hẳn trái nghĩa với sâu nhưng trong hoàn cảnh này thì cao chót vót được hiểu là trái nghĩa với sâu thăm thẳm).

– Phân biệt đơn giản giữa từ đồng nghĩa với từ đồng âm

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Đối với từ đồng âm được hiểu là bao gồm tất cả các từ giống nhau về hình thức nhưng lại khác nhau hoàn toàn về phần ngữ âm. Ví dụ: Sự giống âm giữa từ “Chân thật” và “Chân ghế” nhưng một bên là chỉ đức tính và tính cách của con người, từ còn lại thì chỉ một bộ phận của chiếc ghế. Đây là một ví dụ điển hình cho từ đồng âm.

Và sự khác biệt ở đây rất rõ ràng giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm. Với từ đồng nghĩa thì giống nhau về nghĩa nhưng khác về âm, riêng từ đồng âm thì lại giống về âm nhưng nghĩa có thể hoàn toàn khác nhau.

– Phân biệt từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa

Ví dụ 1: Xe đạp: Là một loại phương tiện cho người đi, chỉ có 2 bánh và con người thường dùng sức mình để đạp cho bánh xe quay. Đối với ví dụ 1, xe đạp được giải thích cụ thể và đây là từ chỉ một nghĩa.

Ví dụ 2: Hãy phân tích các từ sau đây: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, miệng túi, nhà có 6 miệng ăn.

4. Các cặp đồng nghĩa

  • Mới = Mới tinh
  • Hùng vĩ = Kỳ vĩ
  • Thành tựu = Thành quả
  • Non sông = Đất nước
  • Vụng về = Hậu đậu
  • Chạy = Nhảy
  • Cười = Khóc
  • Đi = Lại
  • Nói = Chuyện trò
  • Đẹp = Xinh

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web