3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 3)
ĐỌC
Tri thức Ngữ văn trang 53
Câu 1: Thế nào là văn nghị luận?
Trả lời:
– Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
Câu 2: Văn nghị luận dùng để làm gì?
Trả lời:
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
Câu 3: Nêu các yếu tố cơ bản có trong văn nghị luận.
Trả lời:
– Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
Câu 4: Trạng ngữ là gì?
Trả lời:
– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu.
Câu 5: Nêu tác dụng của trạng ngữ.
Trả lời:
– Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,… của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.
Câu 6: Trình bày tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
Trả lời:
– Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ khác nhau, những cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.
VĂN BẢN ĐỌC
Văn bản 1: Xem người ta kìa!
Câu 1: Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì?
Trả lời:
Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em nghĩ mình cần phấn đấu nhiều hơn nữa để trở thành một người cũng có nhiều mặt tốt.
Câu 2: Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình hay không? Vì sao?
Trả lời:
Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình. Bởi vì, cái riêng của mỗi người là là sự hãnh diện về tính cách riêng của bản thân sẽ làm cho mỗi người không cảm thấy tự ti hay mặc cảm vì bị so sánh với người khác. Mỗi một con người sẽ có những điểm mạnh riêng, tạo nên bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc.
Câu 3: Văn bản “Xem người ta kìa!” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
– Văn nghị luận
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Xem người ta kìa!” là gì?
Trả lời:
– Tự sự
Câu 5: Văn bản “Xem người ta kìa!” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
– Ngôi thứ 3
Câu 6: Tác giả của văn bản “Xem người ta kìa!” là ai?
Trả lời:
– Lạc Thanh
Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Xem người ta kìa!”.
Trả lời:
Gồm 3 phần:
– Phần 1 (Từ đầu đến …không ước mong điều đó?): Giới thiệu vấn đề
– Phần 2 (Tiếp theo đến …gạt bỏ cái riêng của từng người): Chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng
– Phần 3 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề
Câu 8: Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì?
Trả lời:
– Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con: “làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.”
Câu 9: Chỉ ra ở văn bản:
– Đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề.
– Đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề.
– Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Trả lời:
Khi soạn bài Xem người ta kìa – Kết nối tri thức em thấy:
a. Đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề: “Giờ đây mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn lên….. Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?”
b. Đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề: “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực …. Là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.
c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: “Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng … nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”
Câu 10: Nội dung văn bản nhắn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người?
Trả lời:
– Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người. Theo nhân vật “tôi”, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận, hấp dẫn và lạ lùng.
+ Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế
+ Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau
+ Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào
– Cuối cùng, nhân vật “tôi” đã kết luận ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người là bằng một câu nhân vật đã đọc được rất hay “Chỗ giống nhau của mọi người trên thế gian nay là không ai giống ai cả”. Chính chỗn không giống ai đó lại là một phần rất đáng quý trong cuộc đời mỗi con người..
Câu 11: Đọc lại đoạn văn có câu: Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Hãy cho biết người mẹ có lí ở chỗ nào.
Trả lời:
– Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang
– Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng
– Ai chẳng muốn thành đạt
à Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng
Câu 12: Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. Tác giả đưa ra những ví dụ nào để làm sáng tỏ ý ở câu trên? Qua tìm hiểu các ví dụ đó, em học được gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận?
Trả lời:
– Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”. Tác giả đưa ra những ví dụ để làm sáng tỏ ý ở câu trên:
+ Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế
+ Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: Tùng thích vẽ vời; Nhung ưa ca hát, nhảy múa; Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh; Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư; Trần Long nổi tiếng là một danh hài Minh Tuệ thì hơn người ở trí nhớ siêu việt.
+ Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào
– Cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: Để có sức thuyết phục trong bài nghị luận này, tác giả đã sử dụng lý lẽ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” để diễn giải và khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được tác giả nêu ra (3 ví dụ nêu trên) được lấy từ đời sống thực tế để chứng minh cho lý lẽ đó.
Câu 13: Biết hoà đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt, em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Hòa đồng, gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần “sống thành thật với chính mình” nghĩa là “biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt”. Chính điều đó sẽ làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Cũng chính nhờ việc giữ được những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau nhiều hơn.
Câu 14: Từ việc đọc hiểu văn bản Xem người ta kìa!, em hãy rút ra những yếu tố quan trọng của một bài nghị luận.
Trả lời:
– Trong văn bản trên, tác giả đã đưa ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: “Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú.”
– Như vậy, khi viết bài nghị luận cần chú ý phải đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục để vấn đề nghị luận được sáng tỏ hơn.
Câu 15: Tóm tắt văn bản “Xem người ta kìa!”.
Trả lời:
Xem người ta kìa là câu nói mà các mẹ thường mong ước, muốn con mình không thua kém ai cả. Thế nhưng sự khác nhau về ngoại hình, giọng nói, tính cách, thói quen, sở thích,… tạo nên sự hấp dẫn. Chính cái chỗ giống nhau nhất của mọi người là không ai giống ai. Sự độc đáo của cá nhân mang đến sự phong phú cho tập thể. Chúng ta càn biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
Câu 16: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Xem người ta kìa!”
Trả lời:
– Nội dung
Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,… như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.
– Nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.
Câu 17: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.
Trả lời:
Mỗi chúng ta là một cá thể khác biệt, vì thế ai cũng cái riêng của mình. Mỗi người có một cuộc sống riêng, một nhân sinh quan riêng và một tính cách khác hoàn toàn những người còn lại. Chúng ta có thể có cùng hoàn cảnh xuất thân, dù nghèo khó hay giàu sang thì quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người đều khác nhau. Có người giỏi về thể thao, có người giỏi về trí não, người lao động chân tay, người lao động trí óc; có người sống tự tin, có người sống khép kín… Ai cũng có cái riêng không thể hòa lẫn với bất cứ ai. Nếu mỗi người đều nhận thức được sự khác biệt của mình và biến nó thành điểm mạnh sẽ góp phần xây đắp cho xã hội cũng như giá trị cuộc sống của bản thân ngày càng tốt hơn.
Thực hành tiếng Việt trang 56
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
Trả lời:
– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu.
Câu 2: Nêu tác dụng của trạng ngữ.
Trả lời:
– Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,… của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.
Câu 3: Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.
Trả lời:
Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
Trạng ngữ: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ
Chức năng của trạng ngữ: Chỉ mốc thời gian của sự việc
b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
Trạng ngữ: Giờ đây
Chức năng của trạng ngữ: Chỉ mốc thời gian của sự việc
c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.
Trạng ngữ: Dù có ý định tốt đẹp
Chức năng của trạng ngữ: Chỉ nguyên nhân của sự việc
Câu 4: Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:
a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.
Trả lời:
Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:
a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
Lược bỏ trạng ngữ: cùng với câu này (trạng ngữ có tác dụng liên kết với câu trước).
Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ, nổi bật vấn đề mà tác giả đang nói đến
b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
Lược bỏ trạng ngữ: trên đời
Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ không gian thời gian sự việc được nói đến, không mang tính chất cụ thể
c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ
Lược bỏ trạng ngữ: tuy vậy
Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ được sự đối lập của vấn đề được nói đến
Câu 5: Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a. Hoa đã bắt đầu nở.
b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.
Trả lời:
Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a. Hoa đã bắt đầu nở.
Thêm trạng ngữ: Vào mùa xuân, hoa đã bắt đầu nở.
b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
Tháng này, tuy công việc của bố rất bận rộn. nhưng bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước
c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.
Mẹ rất lo lắng cho tôi chỉ vì tôi đã phải nghỉ học một tuần liền vì sốt cao.
Câu 6: Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp lí?
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
Chung sức chung lòng có nghĩa là:
– Đoàn kết, nhất trí
– Giúp đỡ lẫn nhau
– Quyết tâm cao độ.
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
Mười phân vẹn mười có nghĩa là:
– Tài giỏi
– Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
– Đầy đủ, toàn diện.
Trả lời:
a. Trong ba cách giải thích thành ngữ chung sức chung lòng:
– đoàn kết, nhất trí
– quyết tâm cao độ
– giúp đỡ lẫn nhau
cách giải thích đúng là đoàn kết, nhất trí.
b. Trong ba cách giải thích thành ngữ mười phân vẹn mười:
– tài giỏi
– vẹn toàn, không có khiếm khuyết
– đầy đủ, toàn diện
cách giải thích đúng là toàn vẹn, không có khiếm khuyết.
Câu 7: Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
b. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Trả lời:
a, Thua em kém chị: thua kém những người xung quanh về một mặt nào đó
b, Mỗi người một vẻ: mỗi người đều có những sự khác biệt về tính cách, sở thích, ngoại hình và có một cuộc sống, giá trị riêng của bản thân mình
c, Nghịch như quỷ: nghịch ngợm, tinh nghịch hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò.
Văn bản 2: Hai loại khác biệt
Câu 1: Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp bởi em muốn chứng tỏ khả năng của mình
Câu 2: Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?
Trả lời:
– Em rất ngưỡng mộ những bạn không hệ cố tỏ ra khác biệt những vẫn có những ưu điểm vượt trội bởi những người nhưu bạn là những người thực sự giỏi hơn mọi người vượt bậc mà không cố tỏ ra là mình hơn người khác
Câu 3: Văn bản “Hai loại khác biệt” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
– Văn bản nghị luận
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Hai loại khác biệt” là gì?
Trả lời:
– Tự sự
Câu 5: Văn bản “Hai loại khác biệt” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
– Ngôi thứ 3
Câu 6: Tác giả của văn “Hai loại khác biệt” là ai?
Trả lời:
– Tiến sĩ Youngme Moon – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới (Senior Associate Dean for Strategy and Innovation).
Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Hai loại khác biệt”
Trả lời:
– Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
– Phần 2 (Tiếp theo đến …khá là mẫu mực): Hành động của J
– Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
Câu 8: Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
Trả lời:
Rút ra bài học mới là điều quan trọng hơn vì giả sử lược bỏ hết những lời bàn luận thì ý nghĩa câu chuyện sẽ không được rõ ràng. Văn bản có tên là Hai loại khác biệt và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả
Câu 9: Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
Trả lời:
Sự khác biệt ấy thể hiện một bên tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố, một bên ( duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của GV, tự tin bắt tay với thầy giáo khi tiết học kết thúc,…
Câu 10: Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
Trả lời:
– Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt.
– Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy.
à Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.
Câu 11: Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa” (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?
Trả lời:
Khi soạn bài Hai loại khác biệt – Kết nối tri thức, em đồng tình với cách phân chia đó. Vì trở nên khác biệt là điều không khó nhưng cách thức mỗi người muốn mình trở nên khác biệt lại thể hiện được chính bản thân mỗi người. Những người chọn cách thức khác biệt đi vào chiều sâu, tìm kiếm một ý nghĩa thì sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc hơn.
Câu 12: Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
Trả lời:
– Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa vì chọn khác biệt vô nghĩa dễ dàng hơn rất nhiều. Và điều dễ dàng thì ai cũng có thể thực hiện được.
– Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất như sự tự tin, sự nhận thức về thực tế và hơn cả là thái độ “dũng cảm”- dám khác biệt, dám là mình và không bị số đông tác động, ảnh hưởng.
Câu 13: Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.
– Tuy nhiên cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách: “Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy, bài học được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai.
Câu 14: Tóm tắt văn bản “Hai loại khác biệt”.
Trả lời:
Giáo viên ra yêu cầu trong suốt 24 tiếng các học sinh phải trở nên khác biệt. Mọi người đều sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. Trong khí đó, J ăn mặc như bình thường như cư xử khác thường – đứng lên trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Lần đầu tiên J làm thế thì mọi người nhưng càng về sau họ đều nhận ra được ý nghĩ thực sự. Sự khác biệt chia làm loại: một là có nghĩa và hai là vô nghĩa. Hành động của mọi người là sự khác biệt vô nghĩa còn của J tạo nên sự khác biệt có nghĩa.
Câu 15: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Hai loại khác biệt”
Trả lời:
– Nội dung
Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
– Nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.
Câu 16: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa …, hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.
Trả lời:
Con người sinh ra đều có cuộc đời riêng. Chúng ta có những sở thích, tính cách, ước mơ… hoàn toàn khác nhau. Điều đó làm nên dấu ấn cá nhân của mỗi người. Chính vì vậy, tôi không sợ phải khác biệt. Bởi chỉ có sự khác biệt mới làm nên giá trị của bản thân. Nhưng khác biệt phải có nghĩa, chứ không phải là khác biệt vô nghĩa. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt phải xuất phát từ bên trong. Chứ không phải là sự khác biệt ở bên ngoài. Bởi vậy, tôi không muốn khác biệt vô nghĩa.
Thực hành tiếng Việt trang 61
Câu 1: Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong câu là gì?
Trả lời:
– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:
a. Với câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.”có thể dùng từ kiểu để thay cho từ vẻ được không? Vì sao?
b. Từ khuất được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.” có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?
c. Vì sao trong câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.”, từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?
Trả lời:
a. Trong câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao”, không thể dùng từ ‘kiểu” để thay cho từ “vẻ” được. 2 từ này tuy gần nghĩa nhưng vẫn có những nét khác nhau.
+ Từ “kiểu” thường dùng để nói về hành động của con người (kiểu ăn nói, kiểu đi đứng, kiểu ăn mặc,…) hoặc một dạng riêng của đối tượng (kiểu nhà, kiểu quần áo, kiểu tóc, kiểu bài, …)
+ Từ “vẻ” dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người (vẻ trầm ngâm, vẻ sôi nổi, vẻ lo lắng,…)
b. Từ “khuất” dùng trong câu phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là “chết” như: mất, từ trần, hi sinh. Nhắc đến cái chết của mẹ, người con dùng từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.
c. Trong Tiếng Việt, “xúc động, cảm xúc, xúc cảm” là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau.
+ Xúc động: biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với “cảm động” hay “xúc cảm”.
Vì vậy từ “xúc động” là lựa chọn phù hợp nhất.
Câu 3: Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Bị cười, không phải mọi người đều … giống nhau.
(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)
b. Trên đời, không ai… cả.
(hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh)
c. Đi đường phải luôn luôn … để tránh xảy ra tai nạn.
(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)
d. Ngoài… của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.
(sức lực, tiềm lực, nỗ lực)
Trả lời:
Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau (từ chọn được in đậm):
a. Bị cười, không phải mọi người đều … giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)
Phản ứng là thái độ, hành động đáp trả lại một sự việc xảy ra.
b. Rơi vào …, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. (tắc tị, bế tắc, cùng đường, cùng quẫn)
Bế tắc là trạng thái tâm lý con người rơi vào sự trở ngại lớn, không có lỗi thoát, hoàn cảnh khó khăn.
c. Đi đường phải luôn luôn … đề tránh tai nạn. (nhìn, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)
Quan sát là việc sử dụng giác quan để ghi nhận lại sự việc với mục đích nào đó
d. Ngoài … của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ. (phấn đấu, sức lực, khả năng, nỗ lực)
Nỗ lực là sự chăm chỉ và cố gắng của bản thân nhằm đạt được một kết quả nào đó.
Câu 4: Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.
Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.
b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu:
“Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.”. Nếu câu này được viết lại thành “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên.” thì có phù hợp không? Vì sao?
c. Câu ‘‘Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.” có thể đổi cấu trúc: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.’’. Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?
Trả lời:
a. Nếu như bỏ cụm từ in đậm, về cấu trúc, câu không có trạng ngữ, và ý nghĩa câu cũng bị mờ khi mục đích câu chuyện đưuọc nói tới là quá khứ và từ chỉ quá khứ, xác định thời gian đã bị lược
b. Nếu viết như vậy thì không phù hợp. Vì câu ban đầu hàm nghĩa là đứng lên trả lời, câu viết lại bị phân tách và sai lệch về nghĩa khi hoạt động ở đây diễn ra theo chiều hướng nghịch: trả lời câu hỏi rồi đứng lên.
c. Không thể thay đổi cấu trúc câu được. Vì nếu thay đổi cấu trúc câu, câu sẽ mang nghĩa chưa chuẩn xác so với câu văn ban đầu. Câu biến đổi ở đây bị nghịch, phi lí trong theo logic thông thường và dễ gây hiểu lầm cho người đọc.
Câu 5: Sau đây là những câu thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong các văn bản có trong bài học này. Nghĩa của câu thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với câu gốc?
a. – Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.
Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.
b. – Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa.
Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.
Trả lời:
a. câu thay đổi sẽ không nhấn mạnh được suy nghĩ của nhân vật tôi và làm thay đổi mục đích mà người nói muốn hướng tới
b. Câu thay đổi khiến ý muốn nhấn mạnh bị giảm. Mục đích mà người viết hướng tới ở đây tập trung vào việc đây không phải điều quá quan trọng- kết quả chứ không phải quá trình như ở câu sau khi bị thay đổi
Văn bản 3: Bài tập làm văn
Câu 1: Văn bản “Bài tập làm văn” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
– Truyện ngắn
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Bài tập làm văn” là gì?
Trả lời:
– Tự sự
Câu 3: Văn bản “Bài tập làm văn” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
– Ngôi kể thứ 1
Câu 4: Tác giả của văn “Bài tập làm văn” là ai? Nêu khái quát về tác giả đó.
Trả lời:
– Rơ-nê Gô-xi-nhi (1926 – 1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh, viết kịch, làm phim.
– Giăng-giắc Xăng-pê (sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp, chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa.
Câu 6: Nêu bố cục của văn bản “Bài tập làm văn”.
Trả lời:
– Đoạn 1 (Từ đầu đến “giúp tôi làm bài tập”): Giới thiệu về gia đình mình và bài tập cần nhờ bố.
– Đoạn 2 (Tiếp theo đến “hơn là bố tưởng rồi đấy, bố nói”): Cậu bé nhờ bố giúp bài tập làm văn.
– Đoạn 3 (Tiếp theo đến “Ông Blê-đúc rất tức giận”): Cuộc tranh luận giữa hai người lớn.
– Đoạn 4: Còn lại (Kết quả và bài học rút ra cho cậu bé).
Câu 7: Do đâu khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố?
Trả lời:
– Đề bài tập làm văn là: “Tình bạn, hãy miêu tả người bạn thân nhất của em” khiến Ni-cô-la cảm thấy khó lựa chọn vì cậu có rất nhiều người bạn.
– Bố của Ni-cô-la rất khá, giỏi về tập làm văn.
Câu 8: Vì sao bố Ni-cô-la lại tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn?
Trả lời:
– Bố Ni-cô-la cho rằng giúp đỡ cậu là một điều quan trọng.
– Đặc biệt khi ông Blê-đúc, người hàng xóm thích gây sự sang nhà muốn cùng bố đánh cờ và tỏ ý muốn cùng bố làm bài tập làm văn giúp Ni-cô-lai. Điều đó khiến bố của cậu không hài lòng, càng mong muốn được giúp cậu hơn.
Câu 9: Ai là người bạn thân nhất của cậu bé? – đó là điều cả bố Ni-cô-la và ông Blê-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn. Vì sao vậy?
Trả lời:
– Ác-nhăng là người bạn thân nhất của cậu bé.
– Đó là điều cả bố của Ni-cô-la và ông Ble-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn vì:
+ Khi nói với bố, Ni-cô-la kể ra nhiều tên những người bạn thân và chưa chọn được người bạn thân nhất.
+ Khi ông Blê-đúc hỏi, Ni-cô-la chưa kịp nói thì bố đã ngắt lời, không để cậu nói.
à Cả bố của Ni-cô-la và ông Ble-đúc đều chưa biết ai là người bạn thân nhất của cậu.
Câu 10: Vì sao sau khi Ni-cô-la đã kể ra nhiều người bạn của mình mà bố của cậu vẫn thấy khó viết?
Trả lời:
– Ni-cô-lai nói rằng cậu có hàng đống bạn thân, cậu đã giới thiệu hết những người bạn thân của mình. Điều đó khiến bố của Ni-cô-lai cảm thấy khó viết.
Câu 11: Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình – nhân vật trong câu chuyện rút ra một kinh nghiệm như thế qua những gì đã xảy ra khi nhờ bố làm bài. Em có đồng ý với điều đó không? Vì sao?
Trả lời:
– Đồng ý.
– Nguyên nhân: Bài tập làm văn cần đến sự sáng tạo của mỗi cá nhân, bởi vật cần phải tự mình suy nghĩ và hoàn thành thay vì nhờ sự giúp đỡ của người khác.
Câu 12: Nếu gặp một đề văn như của Ni-cô-la, theo em, việc đầu tiên phải làm là gì?
Trả lời:
– Đầu tiên, cần xác định được một người bạn thân nhất của mình.
– Sau đó mới tiến hành lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh.
Câu 13: Tóm tắt văn bản “Bài tập làm văn”.
Trả lời:
Bằng nghệ thuật tự sự đặc sắc mang lại tiếng cười vui vẻ, triết lí sâu sắc, tác phẩm kể lại câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.
Câu 14: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Bài tập làm văn”.
Trả lời:
– Nội dung
Tác phẩm là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.
– Nghệ thuật
Nghệ thuật tự sự đặc sắc mang lại tiếng cười vui vẻ, triết lí sâu sắc.
VIẾT
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
Câu 1: Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) là gì?
Trả lời:
– Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
– Thể hiện được ý kiến (tình cảm, thái độ, cách đánh giá,…) của người viết về hiện tượng (vấn đề).
– Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng để bài viết có sức thuyết phục.
– Bảo đảm các yếu tố về chính tả và diễn đạt.
Câu 2: Theo em, viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) cần tiến hành theo mấy bước? Là những bước nào?
Trả lời:
4 bước:
– Lựa chọn đề tài
– Tìm ý
– Lập dàn ý
– Viết bài
Câu 3: Dàn ý của bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) gồm mấy phần? Mỗi phần sẽ trình bày điều gì?
Trả lời:
– Dàn ý gồm 3 phần:
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
2. Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận.
+ Nêu ý 1 (lí lẽ, bằng chứng).
+ Nêu ý 2 (lí lẽ, bằng chứng).
+ Nêu ý 3 (lí lẽ, bằng chứng).
+…
3. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
Câu 4: Lập dàn ý chi tiết cho một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
Trả lời:
1. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
2. Thân bài:
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
• Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
• Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
• Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
• Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
• Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
• Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
• Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
• Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
• Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
• Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
+ Hậu quả của bạo lực học đường:
*Với người bị bạo lực:
• Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
• Làm cho gia đình họ bị đau thương.
• Làm cho xã hội bất ổn.
*Với người gây ra bạo lực:
• Phát triển không toàn diện.
• Mọi người chê trách.
• Mất hết tương lai, sự nghiệp.
+ Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
• Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
• Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
• Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Câu 5: Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm không khí hiện nay.
Trả lời:
Bài làm tham khảo
Thế giới càng ngày càng phát triển, kéo theo những ngành công nghiệp phát triển không ngừng. Môi trường sống của con người ngày càng trở lên ô nhiễm, trong đó nghiêm trọng nhất phải nói tới ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí. Mà nguyên nhân chủ yếu do khói bụi trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt, giao thông vận tải. Những chất độc hại ấy được thải vào không khí, làm cho nguồn không khí của thế giới ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong đó ngành công nghiệp là ngành làm cho mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. Nguồn gây ô nhiễm cố định từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, do khói thải trong quá trình sản xuất gây ra, hay có thể là do những lò hơi đốt tạo thành. Cũng có thể là do quá trình lắng đọng những chất thải chôn trong lòng đất, sau đó bốc hơi lên gây ảnh hưởng tới môi trường. Cũng là do tài nguyên quân sự, do chiến tranh, ảnh hưởng của hạt nhân. Nói chung, công nghiệp là ngành gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc ô nhiễm không khí trong cuộc sống của con người.
Không chỉ có việc sản xuất công nghiệp, đó còn là do việc giao thông vận tải. Thế giới càng phát triển, hệ thống đường xá càng mở rộng, xe cộ lưu thông ngày càng nhiều. Mà việc thiêu đốt nguyên liệu từ những chiếc xe ấy lại thải trực tiếp ra không khí, từ đó hình thành lên sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng ở những nơi tập trung nhiều xe cộ.
Hay là do việc sinh hoạt hàng ngày, cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng tới không khí. Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu do hoạt động đun nấu của con người để sinh hoạt hàng ngày.
Những hậu quả của việc ô nhiễm không khí thì vô cùng rõ ràng. Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp, hay các bệnh liên quan tới cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Những bệnh như nhiễm khuẩn hô hấp, suy tim, ung thư phổi là những bệnh dễ nhận biết nhất của việc ô nhiễm môi trường gây ra.
Không chỉ dừng lại ở bệnh, ô nhiễm không khí có khi còn dẫn đến tử vong ở rất nhiều người. Do sống gần những nơi có nguồn không khí độc hại. Con người sống trong đó luôn phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của việc ô nhiễm môi trường. những trường hợp tử vong do nhiễm độc không khí là vô cùng lớn, những căn bệnh liên quan cũng ngày một gia tăng và không hề có dấu hiệu giảm bớt.
Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người mà ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Hậu quả là sự nóng lên không ngừng của trái đất. Làm cho băng ở hai cực tan chảy ra mỗi năm không ngừng. Hay gây ra hiệu ứng nhà kính, phá hỏng tầng ozon làm bức xạ của mặt trời ảnh hưởng tới con người cũng như hệ động thực vật sinh sống trên trái đất. Ô nhiễm không khí còn làm cho thiên tai biến đổi không ngừng, những cơn bão ngày càng có tính chất mạnh và phức tạp hơn trước.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần có sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới. Đặc biệt là cần tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng khói bụi công nghiệp tràn lan ra môi trường. Cần có biện pháp xử lý trước khi thải khí độc hại ra không khí, cũng như có biện pháp xử lý triệt để tình trạng trên. Những sáng kiến về những nguồn năng lượng xanh cũng là những giải pháp tốt để khắc phục tình trạng ô nhiễm này. Hơn hết cần có sự ý thức của mỗi cá nhân sống trong xã hội. Mỗi cá nhân, nếu tự biết ý thức về bản thân, ý thức bảo vệ môi trường mà mình sinh sống, tình trạng ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu.
NÓI VÀ NGHE
Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống
Câu 1: Mục đích của em khi trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống là nhằm?
Trả lời:
– Thể hiện ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề đó
– Góp phần phát triển, thay đổi làm cho vấn đề đó được phát huy hoặc thay đổi theo hướng tích cực hơn
Câu 2: Theo em, trước khi trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?
Trả lời:
a. Chuẩn bị nội dung nói
– Tóm lược nội dung bài viết thành dạng đề cương.
– Chú ý sự khác nhau về cách mở đầu, cách triển khai, cách kết thúc giữa bài viết và bài nói để trình bày các nội dung bằng ngôn ngữ nói phù hợp.
– Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, ghi chú thêm các số liệu, các bằng chứng,…
b. Tập luyện
Đối với bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống, hình thức tập luyện tốt nhất là theo nhóm. Các thành viên luân phiên nói, nghe và góp ý cho nhau để rút kinh nghiệm.
Câu 3: Việc chúng ta trình bày ý kiến về một tượng đời sống có quan trọng hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Việc chúng ta trình bày ý kiến về một tượng đời sống có quan trọng .
– Vì việc làm này sẽ giúp thể hiện suy nghĩ quan điểm và suy nghĩ của mình về một vấn đề hoặc hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
Câu 4: Hãy liệt kê một số hiện tượng (vấn đề) có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hiện nay.
Trả lời:
– Tình trạng ô nhiễm môi trường
– Tệ nạn bạo lực học đường
– Tình trạng an toàn giao thông
Câu 5: Lập dàn ý chi tiết bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống.
Trả lời:
1. Mở bài
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.
2. Thân bài
– Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống
– Thực trạng:
+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống
+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước
+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng
– Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi,bỏ qua khâu xử lý chất thải
– Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết
– Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng
3. Kết bài
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch- đẹp
Củng cố, mở rộng trang 71
Câu 1: Qua việc học các văn bản trong bài, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết?
b. Vì sao trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ?
Trả lời:
a. Cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú, đóng góp được cho tập thể cái là của chính mình
b. Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu, chia sẻ đó làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn.
Câu 2: Sau đây là hai đoạn văn có mục đích giao tiếp khác nhau. Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin thể hiện sự khác nhau giữa hai đoạn văn.
a. Thế rồi ông ấy ngồi xuống cái bàn nhỏ cùng với chúng tôi, ông gãi gãi cái đầu, ông nhìn ngơ ngẩn ra phía trước, và ông nói: “Xem nào, xem nào, xem nào”, rồi ông hỏi ai là bạn thân nhất của tôi. Tôi đang định trả lời thì bố đã ngắt lời không để tôi kịp nói. Bố nói với ông Blê-đúc rằng hãy để chúng tôi yên, rằng chúng tôi không cần gì ông cả.
b. Điều tôi học được từ bài tập này là: sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa, và một loại khác biệt có ý nghĩa. Khi tôi quyết định mặc bộ đồ quái dị đến trường, tôi biết rằng mình không phải là người duy nhất, nhưng tôi đã chọn trò đơn giản nhất vì không quan tâm tìm hiểu một thứ ý nghĩa hơn. Và thành thật mà nói, tôi đoán rằng mình thật sự chẳng hề cố tỏ ra khác biệt, hoặc nếu có, tôi chỉ chọn loại khác biệt vô nghĩa, về vấn đề này, tôi chẳng đơn độc; đa số chúng tôi đều chọn loại vô nghĩa.
Những vấn đề cần xác định |
Đoạn (a) |
Đoạn (b) |
Nội dung của đoạn văn là gì? |
|
|
Mục đích của đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) là gì? |
|
|
Văn bản có đoạn văn được trích thuộc loại nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin)? |
|
|
Trả lời:
Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin thể hiện sự khác nhau giữa hai đoạn văn:
Những vấn đề cần xác định |
Đoạn (a) |
Đoạn (b) |
Nội dung của đoạn văn |
Bố Ni-co-la cho rằng không cần sự giúp đỡ gì từ người hàng xóm, nên đã ngắt lời câu trả lời của cậu bé |
Các cách ứng xử khác nhau khi bị người khác cười nhạo |
Mục đích của đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) |
Bộc lộ thái độ, cảm xúc không thích ông hàng xóm xen vào câu chuyện của hai bố con |
Thuyết minh vấn đề các cách ứng xử khác nhau khi bị người khác cười nhạo |
Kiểu văn bản có chứa đoạn vă (tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh) |
Văn bản tự sự |
Văn bản nghị luận |
Câu 3: Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) gì của cuộc sống? Hãy nêu hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết.
Trả lời:
– Văn bản nghị luận thường bàn về những vấn đề thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội, những vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.
– Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
+ Xem người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
+ Tiếng cười không muốn nghe: Nhạo báng, chê bai người khác là một thói hư, tật xấu cần được sửa chữa trong xã hội.
Câu 4: Trong các đề tài sau, theo em, những đề tài nào phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận? Vì sao?
a. Trải nghiệm một chuyến đi biển cùng bố mẹ.
b. Cây bàng trong sân trường kể chuyện về mình.
c. Bàn về ý nghĩa của việc trồng cây.
d. Kỉ niệm về người bạn thân nhất.
e. Vai trò của tình bạn.
Trả lời:
Trong các đề tài sau, theo em, những đề tài nào phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là:
a. Trải nghiệm một chuyến đi biển cùng bố mẹ.
c. Bàn về ý nghĩa của việc trồng cây.
e. Vai trò của tình bạn.
Các đề tài này đều là những vẫn đề của xã hội, được xã hội quan tâm. Qua bài viết, phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra
THỰC HÀNH ĐỌC
Tiếng cười không muốn nghe
Câu 1: Em đã từng bị cười nhạo hay chứng kiến cảnh bạn mình bị cười nhạo chưa? Em có nhận thấy hành động cười nhạo người khác là vô ý không?
Trả lời:
– Em đã từng bị các bạn trong lớp cười nhạo vì bị một bạn trong lớp dán giấy vào sau lưng với hình vẽ chê bai nhưng em không biết. Em thấy hành động đó là vô lý. Em đã báo cáo cô giáo để cô giáo xử phạt và răn đe các bạn.
Câu 2: Cần ứng xử như thế nào khi bị người ta cười nhạo?
Trả lời:
– Mỗi người có một cách ứng xử khác nhau khi bị người ta cười nhạo. Có người sẽ chọn cách im lặng, nghiêm túc xem xét lại bản thân và tìm cách sửa sai. Có người lại lo lắng, hốt hoảng, ngày càng tự tin hơn. Cũng có người vì cái tôi của bản thân quá lớn mà không nhẫn nhịn được, có những hành động và câu nói gay gắt đáp trả trực tiếp lại.
Câu 3: Văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
– Văn bản nghị luận
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” là gì?
Trả lời:
– Nghị luận
Câu 5: Văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
– Ngôi thứ 3
Câu 6: Tác giả của văn “Tiếng cười không muốn nghe” là ai?
Trả lời:
– Minh Đăng
Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Tiếng cười không muốn nghe”.
Trả lời:
Gồm 3 phần:
– Phần 1 (Từ đầu đến …hôm sau người cười): Giới thiệu vấn đề
– Phần 2 (Tiếp theo đến …thái độ thán phục): Chứng minh vấn đề
– Phần 3 (Còn lại): Khẳng định vấn đề
Câu 8: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “tiếng cười không muốn nghe”
Trả lời:
– Nội dung:
Tiếng cười không muốn nghe là bài văn nghị luận phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là “phương thuốc” trị “căn bệnh” chê bai người khác.
– Nghệ thuật:
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực.
Câu 9: Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười? Ý nghĩa nào được bàn luận trong văn bản này?
Trả lời:
– Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười:
+ Có tiếng cười trao gửimột niềm tin yêu
+ Có tiếng cười thay cho một lời cảm ơn, một tình cảm chân thành muốn nói
+ Có tiếng cười hài hước, dí dỏm khiến người ta quên cảmệt nhọc
+ Có tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu.
– Nhưng tiếng cười được bàn luận trong bài viết này là tiếng cười “ta không bao giờ muốn nghe, không bao giờ chờ đợi. Những tiếng cười khiến ta phải phiền lòng, khó chịu và ước sao nó không hướng vào mình. Đó là sự cười nhạo, chê bai người khác.
Câu 10: Theo em, mục đích chính mà văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” hướng tới là gì?
Trả lời:
Mục đích chính mà văn bản hướng tới. “Tiếng cười không muốn nghe” nhằm phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là “phương thuốc” trị “căn bệnh” chê bai người khác.
Câu 11: Người viết có thái độ, suy nghĩ thế nào trước những hiện tượng cười cợt khiếm khuyết của người khác? Thái độ suy nghĩ đó dựa trên những lý lẽ nào?
Trả lời:
– Người viết có thái độ, suy nghĩ trước những hiện tượng cười cợt khiếm khuyết của người khác:
+ Tác giả cho rằng lý do cười nhạo người khác đơn giản vì người khác có điều không giống ta
+ Tác giả nhận xét trên đời này không có ai là hoàn hảo. Điều quan trọng là biết tự nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục. Những người đi chê bai không nghĩ rằng khi họ cũng vướng phải những sai lầm đó thì họ có đáng bị chê cười hay không.
+ Sự khác biệt của mỗi người chính là yếu tố quyết định giá trị của mỗi con người. Nên không có lý do gì để đáng bị người khác cười nhạo. Nếu ai đó cũng bị cười nhạo, tác giả đặt câu hỏi liệu họ có cảm thấy dễ chịu không.
Câu 12: Nhận xét các bằng chứng tác giả sử dụng để chứng minh cho lý lẽ đã nêu?
Trả lời:
– Tác giả đưa ra bằng chứng, ví dụ cụ thể là hình ảnh của chú Nam – một người dị tật có bước đi khập khiễng và khó khăn. Mọi người chế nhạo chú, bắt trước dáng đi nghiêng nghiêng của chú để làm hề. Chú dự thi vào trường trung cấp âm nhạc thì mọi người lại cười nhạo nói “Chuông khánh còn chẳng ăn ai/Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre. Tuy nhiên, nhờ vào sự kiên trì, thái độ khiêm nhường, kiên nhẫn của bản thân và sự khích kệ, động viên của người bố, chú Nam đã là cây độc tấu có hạng trong một đoàn nghệ thuật.
– Sự chê bang, nhạo báng chú Nam đã phải trả giá bằng việc giờ đây mọi người đã phải thán phục chú.
Câu 13: Lòng nhân ái, sự cảm thông là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” cười nhạo người khác. Em có đồng ý với kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến lòng nhân ái, sự cảm thông là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” cười nhạo người khác. Bởi vì, trong mỗi chúng ta đều tồn tại sự cảm thông chia sẻ, tấm lòng nhân ái. Nếu như nó được nhân rộng, phát triển bằng cách mỗi người hãy đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để để suy nghĩ, thức tỉnh thì sẽ không bao giờ có chỗ cho sự cười chê, nhạo báng xuất hiện.
Câu 14: Em có lý lẽ hay bằng chứng nào cụ thể có thể bổ sung cho văn bản? Hãy tìm một số câu tục ngữ nói về cách ứng xử trong cuộc sống.
Trả lời:
– Một số câu tục ngữ nói về cách ứng xử trong cuộc sống:
+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
+ Lời nói chẳng mất tiền mua?Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Kim vàng ai nỡ uốn câu/Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Câu 15: Tóm tắt văn bản “Tiếng cười không muốn nghe”.
Trả lời:
Với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, bài văn Tiếng cười không muốn nghe đã phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là “phương thuốc” trị “căn bệnh” chê bai người khác.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.