3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 2)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 1 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 2)

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn trang 25

Câu 1: Truyện cổ tích là gì?

Trả lời:

– Là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội.

– Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

Câu 2: Truyện cổ tích được chia làm mấy loại?

Trả lời:

– Truyện cổ tích về loài vật.

– Truyện cổ tích thần kỳ

– Truyện cổ tích sinh hoạt.

Câu 3: Trong truyện cổ tích có mấy kiểu nhân vật? Đó là những kiểu nhân vật nào?

Trả lời:

– Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, đa dạng, có nhiều kiểu nhân vật khác nhau:

+ Nhân vật quan lại, người giàu, người anh, người dì ghẻ, người mẹ chồng; nhân vật người em, nhân vật mồ côi, nhân vật mang lốt, nhân vật người con dâu…

Câu 4: Truyện cổ tích được bắt nguồn từ đâu?

Trả lời:

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Royal Society Open Science, các nhà khoa học xem xét những câu chuyện cổ tích giống như sự tiến hóa của các loài sinh vật. Họ phát hiện ra rằng, một số câu chuyện cổ tích khá lâu đời, có nguồn gốc từ khoảng 6.000 năm trước.

Câu 5: Trình bày những yếu tố cơ bản của truyện cổ tích.

Trả lời:

– Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.

– Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

– Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

– Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

– Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

Câu 6: Nhân vật chính trong truyện cổ tích thường là các nhân vật như thế nào?

Trả lời:

– Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, đa dạng, có nhiều kiểu nhân vật khác nhau: nhân vật quan lại, người giàu, người anh, người dì ghẻ, người mẹ chồng; nhân vật người em, nhân vật mồ côi, nhân vật mang lốt, nhân vật người con dâu…

Câu 7: Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ nào?

Trả lời:

– Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định.

VĂN BẢN ĐỌC

Văn bản 1: Thạch Sanh

Câu 1: Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hoá, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Trả lời:

Học sinh có thể lựa chọn bất kì con vật nào để vẽ và giới thiệu. Chú ý lựa chọn các con vật có nhiều lợi ích để làm con vật có phép thần thông biết giúp ích cho người, và chọn con vật có hại để làm con vật có phép thần thông phá hoại, gây hại cho con người.
– Động vật có ích: trâu, chó, mèo, chim sâu…
– Động vật có hại: rắn, sâu bọ…

Câu 2: Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.

Trả lời:

– Học sinh lựa chọn các đồ vật gần gũi mà mình thường sử dụng để vẽ như bút, thước, sách, tivi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy…

Câu 3: Văn bản “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

– Cổ tích

Câu 4: Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

Trả lời:

– Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thạch Sanh” là?

Trả lời:

– Tự sự

Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Thạch Sanh”.

Trả lời: 5 đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến …mẹ con Lý Thông): Hoàn cảnh xuất thân của Thạch Sanh

– Đoạn 2 (Tiếp theo đến …Quận công): Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cứớp công.

– Đoạn 3 (Tiếp theo đến …Thạch Sanh bị bắt vào ngục): Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa.

– Đoạn 4 (Tiếp theo đến …hóa kiếp thành bọ hung): Thạch Sanh giải oan cho mình.

– Đoạn 5 (Còn lại): Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua.

Câu 7: Truyện “Thạch Sanh” gửi gắm điều gì tới người đọc?

Trả lời:

Truyện cổ tích Thạch Sanh ở đây đó là đánh giặc không nhất thiết phải dùng tới vũ lực. Đôi khi, chiến thắng giặc ngoại xâm chỉ đơn giản là xuất phát từ cái tâm, bản chất lương thiện của lòng người. Kết thúc truyện mang tới cho người đọc một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác.

Câu 8: Em có thích truyện “Thạch Sanh” không? Vì sao?

Trả lời:

Em thích truyện Thạch Sanh vì: Câu chuyện kể về Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

Câu 9: Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Trả lời:

Gia cảnh của Thạch Sanh: Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông.

Câu 10: Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Trả lời:

Trong chuyện Thạch Sanh, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:

+ Trăn tinh ở miếu thờ: là một con trăn khổng lồ

+ Đại bàng khổng lồ quắp đi công chúa

Câu 11: Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Trả lời:

– Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác.

– Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.

Câu 12: Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy kể tên các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

Trả lời:

– Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Liệt kê các đồ vật đó:

+ Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giỏi thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đèn làm cho quên 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tiếng chuông hòa bình.

+ Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 13: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Trả lời:

Nhân vật

Hành động

Đặc điểm

Thạch Sanh

Là chàng trai lao động nghèo, tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Bị mẹ con Lý Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác. Thạch Sanh sẵn sàng xả thân cứu giúp người khác. Nhờ tấm lòng nhân đạo của mình, Thạch Sanh cũng thu phục được các nước chư hầu. Cuối cùng, Thạch Sanh cũng dành được phần thưởng xứng đánh là ở bên công chúa suốt đời.

Là một vị anh hùng toàn tài, toàn mĩ cả về nhân cách lẫn tài năng. Qua nhân vật này, tác giả dân gian thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí và công bằng trong xã hội, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo và yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Lý Thông

Lý Thông âm mưu lừa Thạch Sanh hết lần này tới lần khác, muốn giết chết Thạch Sanh ở trong hang, muốn lấy công chúa làm vợ và trở thành phò mã. Một kẻ gian ác, nham hiểm âm mưu vô cùng thâm độc, nên cuối cùng hắn đã bị sét đánh trúng biến thành con bọ hung hôi thối, xấu xí.

Nhân vật Lý Thông là một nhân vật phản diện, đại diện cho sự mưu mô nham hiểm, đại diện cho những con người độc ác tham vinh hoa phú quý, thường cướp công của người khác vô cùng xảo quyệt

Câu 14: Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Trả lời:

– Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.

Câu 15: Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã…”.

Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

Trả lời:

Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã….”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính dăn cao hơn.

Câu 16: Tóm tắt truyện “Thạch Sanh”.

Trả lời:

Ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng lớn tuổi nhưng chưa được một mụn con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa. Cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Có người hàng rượu tên là Lí Thông, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lân la đến gợi chuyện kết nghĩa huynh đệ. Không chỉ vậy, hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công. Vào ngày kén rể, công chúa bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh đã bắn đại bàng, rồi cứu được công chúa nhưng lại bị Lý Thông hãm hại. Cuối cùng, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Còn Lí Thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới được công chúa, đánh bại mười tám nước chư hầu rồi được vua truyền ngôi cho.

Câu 17: Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Trả lời:

Thạch Sanh chính là một vị dũng sĩ mà em cảm thấy rất ấn tượng. Chàng hiện lên với vẻ đẹp không chỉ về ngoại hình mà còn về tài năng, phẩm chất. Thạch Sanh vốn là con trai của Ngọc hoàng đầu thai xuống trần gian. Khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông. Với xuất thân và tài năng phi thường như vậy đã dự báo rằng chàng nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Nhân vật này được xây dựng với những chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu. Đó là những chiến công chỉ có những chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích mới làm được. Có thể thấy, hình ảnh chàng dũng sĩ Thạch Sanh dũng cảm, tài năng khiến cho người đọc cảm thấy thật cảm phục, yêu mến.

Thực hành tiếng Việt trang 30, 31

Câu 1:

Trả lời:

Câu 2: Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, nhờ biết được gia là “nhà”, tài là “của cải”, có thể suy đoán được gia tài là “của cải riêng của một người hay một gia đình”.

Vận dụng cách trên để suy đoán nghĩa của các từ ngữ sau: gia tiên, gia truyền, gia cảnh, gia sản, gia súc.

Trả lời:

Nghĩa của các từ đã cho:

Gia tiên: Gia trong nghĩa gia đình, còn tiêntổ tiên. Gia tiên là thế hệ đầu tiên khai sinh ra dòng họ, gia tộc.

Gia truyền: Gia là nhà, truyền là để lại. Gia truyền là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình.

Gia cảnh: Gia là nhà, cảnh là cảnh ngộ, hoàn cảnh. Gia cảnh là hoàn cảnh khó khăn của gia đình.

Gia sản: Gia là nhà, sản là tài sản. Gia sản là tài sản của gia đình.

Gia súc: Gia là nhà, súc là các loài động vật như dê, cừu, trâu, bò, lợn, thỏ… Gia súc là một hoặc nhiều loài động vật có vú đã được con người thuần hóa, nuôi với mục đích sản xuất ra hàng hóa

Câu 3: Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, khi đọc câu “Cô chị rất khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu.”, có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo có thể suy đoán được hậu đậu là “không khéo léo”, nghĩa là vụng về.

Đọc những đoạn trích sau, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm.

a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

c. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

d. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

Trả lời:

Vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm:

a. Hiện nguyên hình: bộ mặt thật, hình hài vốn có.

b. Vu vạ: làm ra chuyện xấu xa rồi đổ oan cho người khác.

c. Rộng lượng: cảm thông, dễ tha thứ với người có sai lầm, lầm lỡ

d. Bủn rủn: cử động không nổi nữa, chân tay rã rời

Câu 4: Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:

a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

b. Còn Lý Thông hí hửng đem thủ cấp của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

c. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thuỷ Tề.

d. Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

Trả lời:

Những từ có nghĩa tương đồng để thay thế cho các từ ngữ in đậm trong các trường hợp đã cho là:

a. khỏe như voi: khỏe như vâm.

lân la: mon men

gạ: gạ gẫm

b. hí hửng: tí tởn, vui vẻ, sung sướng

c. khôi ngô tuấn tú: sáng sủa, thông minh

d. bất hạnh: không may mắn

buồn rười rượi: buồn phiền, não nề

Câu 5: Trong tiếng Việt có thành ngữ niêu cơm Thạch Sanh. Căn cứ vào truyện Thạch Sanh, hãy suy đoán nghĩa của thành ngữ trên. Em biết những thành ngữ nào khác được hình thành từ nội dung của các truyện kể?

Trả lời:

– Trong tiếng Việt có thành ngữ niêu cơm Thạch Sanh. Căn cứ vào truyện Thạch Sanh, suy đoán nghĩa của thành ngữ là: niêu cơm ăn mãi không hết, vật thần kì, lạ thường

– Những thành ngữ cũng được hình thành từ nội dung của các truyện kể: đẽo cày giữa đường, có công mài sắt có ngày nên kim

Văn bản 2: Cây khế

Câu 1: Hẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị, kì diệu chờ được khám phá.

Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.

Trả lời:

Em đang ở một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, cách xa đất liền. Ngay trước mắt là những bãi cát vắng vẻ, tĩnh lặng chỉ có những bụi cây nhỏ mọc thưa thớt. Cảm giác vô cùng hoang sơ. Nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả cát dưới đáy. Phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và 2 bên là vách núi như bức tường thành. Muốn đến được hòn đảo phải vượt núi hoặc chui qua đường hầm. Ở đây con người sẽ xây dựng những “thủy cung”, có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đầy màu.

Câu 2: Văn bản “Cây khế” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

– Cổ tích

Câu 3: Nhân vật chính của truyện Cây khế là ai?

Trả lời:

Truyện Cây khế có hai nhân vật chính là nhân vật người anh và người em.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Cây khế” là?

Trả lời:

– Tự sự

Câu 5: Truyện “Cây khế” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

– Ngôi thứ 3

Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Cây khế”.

Trả lời:

– Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.

– Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có): Chuyện ăn khế trả vàng của người em.

– Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.

Câu 7: Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?

Trả lời:

Cây khế là một trong những câu truyện cổ tích Việt nam được nhiều người yêu thích, đây là một trong những bài học giáo dục cho con người. Với những yếu tố thần kỳ đưa vào câu truyện, tác giả dân gian muốn đem đến một bài học nhẹ nhàng cho con người về tình yêu thương cho gia đình, sự lương thiện, thật thà.

Trong truyện, em thích nhất chi tiết: Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.

Câu 8: Hãy tóm tắt truyện “Cây khế”.

Trả lời:

Tóm tắt chuyện Cây khế: Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

Câu 9: Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian quá khứ, không gian không xác định. Hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện Cây khế.

Trả lời:

– Từ ngữ chỉ không gian – thời gian trong truyện cổ tích “Cây khế”:

+ Thời gian: ngày xửa ngày xưa.

+ Không gian: ở một nhà kia.

– Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn.

Câu 10: Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kì ảo không? Vì sao?

Trả lời:

– Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kì ảo. Vì nó mang 1 số đặc điểm như:

+ Biết nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”

+ Có phép thần kì, biết chỗ cất giấu của cải, vàng bạc, kim cương,…

Câu 11: Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?

Trả lời:

– Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, cũng có câu như thế “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Đây là câu nói của chim thần.

Câu 12: Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?

Trả lời:

Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu. Đó là hòn đảo xa có rất nhiều vàng. Hai vợ chồng từ đó sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa. Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về chú chim phượng hoàng ăn khế trả vàng là một chi tiết đặc sắc trong câu chuyện. Đó là chi tiết li kỳ giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Không những thế, thông qua chi tiết này, tác giả dân gian thể hiện một triết lý sâu sắc. Chỉ cần chăm chỉ, ở hiền ắt sẽ gặp lành. Vợ chồng người em là biểu tượng của người dân lao động xưa luôn chăm chỉ, chịu thương chịu khó và hiền lành nên đã đạt được thành quả tốt đẹp.

Câu 13: Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

Trả lời:

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:

– Người anh: kẻ tham lam, ích kỉ, lười biếng.

+ Người anh đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn.

+ Anh ta xum xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng.

+ Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng.

+ tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về.

– Người em: tốt bụng, thật thà, lương thiện

+Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt.

+ Người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình.

+ Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người “ở hiền gặp lành”.

Nhân vật người anh xấu xa, tham lam và đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Còn người em ở hiên nên gặp lành.

Câu 14: Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?

Trả lời:

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này.

Câu 15: Tưởng tượng 1 kết thúc khác cho truyện “Cây khế”. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể về kết thúc đó.

Trả lời:

Khi đến hòn đảo, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ, được một người đánh cá cứu. Anh ta nhận ra sai lầm của bản thân, trở về nhà khuyên vợ tu chí làm ăn. Khi biết được anh mình thay đổi, người em ra sức giúp đỡ anh. Hai anh em ngày càng hòa thuận, yêu thương nhau hơn.

Thực hành tiếng Việt trang 35

Câu 1: Điệp ngữ là gì?

Trả lời:

– Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ.

Câu 2: Có mấy dạng điệp ngữ? Là những dạng nào?

Trả lời:

– Có 3 dạng điệp ngữ chính là: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Câu 3: Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm trong những câu sau:

a. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.

b. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

Trả lời:

a. mơn mởn: xanh non và tươi tốt

lúc lỉu: sai quả, nhiều và nặng đến mức có thể trĩu cành

b. ròng rã: đằng đẵng chờ ngày này qua tháng khác

vợi hẳn: ít hẳn đi về số lượng

Câu 4: So sánh những lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh (khi chuẩn bị theo chim ra đảo, khi lấy vàng bạc trên đảo) và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Vợ chồng người em

Vợ chồng người anh

Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang.

Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu họ định may nhiều túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn.

Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên.

Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần.

Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về.

Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm vàng dồn cả vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang.

a. Tìm những động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh.

b. Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ tìm được ở trên.

Trả lời:

Giải thích nghĩa của một số động từ, cụm động từ:

– tót: di chuyển lên một nơi khác bằng động tác rất nhanh, gọn và đột ngột.

– cuống quýt: vội vã, rối rít do bị cuống, không bình tĩnh.

– mê mẩn tâm thần: tâm trí, tinh thần không còn tỉnh táo hoặc quá say mê đến mất bình tĩnh.

– nghe lời chim: lắng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của chim,…

Câu 5: Hai câu sau đây có sử dụng cùng một biện pháp tu từ. Chỉ ra biện pháp tu từ đó và nêu tác dụng của nó.

a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

Trả lời:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

– Biện pháp tu từ: điệp từ

– Tác dụng của biện pháp tu từ:

– Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

– Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

– Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

– Biện pháp tu từ: điệp ngữ

– Tác dụng của biện pháp tu từ: Tăng sức gợi hình cho câu văn, thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua.

Câu 6: Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ.

Trả lời:

– Nhà em có một con chim. Con chim ấy hót rất hay.

Văn bản 3: Vua chích chòe

Câu 1: Văn bản “Vua chích chòe” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

– Truyện cổ tích

Câu 3: Nhân vật vua chích chòe thuộc kiểu nhân vật nào?

Trả lời:

– Nhân vật xấu xí

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Vua chích chòe” là?

Trả lời:

– Tự sự

Câu 5: Truyện “Vua chích chòe” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

– Ngôi thứ 3

Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Vua chích chòe”.

Trả lời:

– Phần 1 (Từ đầu đến Vua chích chòe): Sự kiêu căng của nàng công chúa.

– Phần 2 (Tiếp đến giật tay lại): Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn.

– Phần 3 (Còn lại): Nàng công chúa được hạnh phúc.

Câu 7: Hãy tóm tắt truyện Cây khế.

Trả lời:

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một túp lều lụp xụp, trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Vợ người em than khóc, chim lạ liền bảo may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và từ đó gia đình người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

Câu 8: Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

Trả lời:

– Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã chẳng tha ai, ai cũng có lý do để công chúa giễu cợt:

+ Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô

+ Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay

+ Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm

+ Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối

+ Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ

+ Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn

+ Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ

Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí khi chế giễu mọi người. Có thể thấy, công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng.

Câu 9: Nhà vua đã dùng hình phạt nào dành cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến những thay đổi gì trong cuộc đời của công chúa?

Trả lời:

Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Công chúa đã phải lấy người hát rong đúng như lời vua đã truyền. Điều đó đã khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn tiền khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ.

Câu 10: Ai đã đóng giả thành “người hát rong”? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những yêu cầu đó?

Trả lời:

– Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong. Người hát rong đã yêu cầu công chúa tự nấu ăn, làm việc nhà, đan sọt, quay sợi, bán nồi và bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung.

– Mục đích là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng.

Câu 11: Trong nhiều truyện kể, chủ đề của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em, chủ đề của truyện này là gì?

Trả lời:

– Chủ đề: Phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng và coi thường người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, yêu thương với những người biết nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.

Câu 12: Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.”. Theo em, điều này có hợp lí không? Vì sao?

Trả lời:

– Điều này hoàn toàn hợp lý. Cách nói như vậy muốn người đọc nhận ra bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Và người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn.

Câu 13: Nêu nội dung, nghệ thuật truyện “Vua chích chòe”

Trả lời:

– Nội dung

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

– Nghệ thuật

Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.

VIẾT

Viết một bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

Câu 1: Em hiểu thế nào là đóng vai?

Trả lời:

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực

hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong

một tình huống giả định.

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực

hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong

một tình huống giả định.

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực

hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong

một tình huống giả định.

– Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

Câu 2: Trình bày yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.

Trả lời:

– Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.

– Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc.

– Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

– Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Câu 3: Khi viết một bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích, cần chuẩn bị theo mấy bước? Là những bước nào?

Trả lời:

– Chuẩn bị 4 bước:

+ Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng

+ Ghi những nội dung chính của câu chuyện

+ Lập dàn ý

+ Viết bài

Câu 4: Theo em, viết một bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Viết một bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích nhằm mục đích để hóa thân vào câu chuyện đó, qua đó sẽ thể hiện được sự hiểu biết của mình về câu chuyện đó.

Câu 5: Lập dàn ý cho bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.

Trả lời:

a. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể

b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện

– Xuất thân của các nhân vật

– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

– Các diễn biến chính của câu chuyện (kể theo trình tự thời gian)

c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện

Câu 6: Em hãy đóng vai nhân vật công chúa kể lại truyện “Vua chích chòe”.

Trả lời:

Chào mọi người, ta là một chú chim phượng hoàng sinh sống ở vùng đảo xa trên biển. Ngày hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện thú vị mà ta gặp được khi đến đất liền dạo chơi.

Hồi đó, ta vừa trưởng thành nên quyết định vào đất liền dạo chơi. Khi đang bay lượn, ta chợt phát hiện một cây khế vô cùng sai trái. Quả nào cũng to tròn, mọng nước, thơm lừng. Thế là, ta liền sà xuống và ăn quả. Ăn một quả, ta lại càng muốn ăn quả thứ hai. Cứ thế, suốt mấy hôm liền, cứ lúc nào khát nước thì ta sẽ ghé thăm cây khế này. Bỗng một hôm, khi đang vui vẻ ăn khế, ta lại nhìn thấy một bóng người thập thò đằng sau lưng. Thì ra đó là người đã trồng cây khế. Trông anh ta có vẻ như muốn nói điều gì, thế là ta đã dừng lại để chăm chú lắng nghe.

Nghe kể mới biết, người đàn ông này có số phận rất tội nghiệp. Anh ta có một người anh trai rất lười biếng và tham lam. Sau khi cha mất, anh trai đoạt hết gia sản, đất đai, chỉ cho anh ta một túp lều cũ và cây khế ngọt này thôi. Quanh năm, vợ chồng anh ta đi làm thuê kiếm tiền sinh sống và chăm bẵm cây khế. Nay thấy cây ra trái nhiều, thì hái mang ra chợ bán. Nào ngờ ta hôm nào cũng đến ăn, khiến trái thiếu đi rất nhiều. Nghe anh ta giãi bày, ta xấu hổ lắm. Thế là ta quyết định sẽ mang anh ta ra nhà của mình để lấy vàng về trang trải cuộc sống. Sau lần đó, hai vợ chồng anh ta trở nên giàu có, mà ta cũng thoải mái ăn khế ngon.

Ít lâu sau, khi ta đến thăm, thì chủ của cây khế đổi thành người anh tham lam, lười biếng kia. Lúc đầu, ta không để ý đến hắn. Nhưng thấy hắn ngày nào cũng kể lể về hoàn cảnh, ta cũng đành dặn hắn may túi ba gang để đi lấy vàng như người em. Ngờ đâu, hắn may một cái túi những mười hai gang. Đã thế, hắn còn cố nhét thêm vàng vào túi áo, túi quần. Thế là, hắn trở nên nặng như một ngọn núi nhỏ. Ta cố mãi mới bay lên trời được. Giữa đường thì gặp cơn mưa dông kéo qua, khiến ta chao đảo, rớt xuống biển rộng. May sao, ta vùng dậy kịp, bay trở lại bầu trời, còn tên tham lam kia thì bị sóng cuốn đi đâu mất. Thật xứng đáng cho một kẻ như hắn!

NÓI VÀ NGHE

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật

Câu 1: Mục đích và người nghe khi kể lại truyện cổ tích bằng lời của nhân vật là gì?

Trả lời:

– Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện, giúp người nghe hiểu được cốt truyện và nhân vật mà em đóng vai.

Câu 2: Theo em, trước khi kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?

Trả lời:

– Tùy theo nhân vật mà em đóng vai, nội dung câu chuyện được kể mà có cách trình bày (giọng kể, cử chỉ,…) phù hợp.

– Cố gắng đóng vai nhân vật mà em lựa chọn, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể (động tác, điệu bộ, khẩu hình, nét mặt,…) để câu chuyện được kể sinh động, hấp dẫn. Tăng cường tương tác để lôi cuốn người nghe.

– Giọng kể cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với lời người kể chuyện và lời nói của mỗi nhân vật; nội dung kể cần tập trung vào những sự việc, chi tiết độc đáo, thú vị, tránh cách kể chuyện đều đều, gây cảm giác buồn tẻ.

Câu 3: Việc chúng ta kể lại truyện cổ tích bằng lời một nhân vật có vai trò quan trọng như thế nào trong việc lưu truyền và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc?

Trả lời:

– Giúp chúng ta hóa thân vào nhân vật hiểu được bối cảnh và truyền thống văn hóa của dân tộc

– Giới thiệu câu chuyện đó tới đông đảo bạn đọc

Câu 4: Khi trình bày bài nói kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật cần phải chú ý những điều gì?

Trả lời:

– Xác định giọng kể khi đóng vai nhân vật (thân mật, hồi tưởng, nghiêm nghị, sôi nổi,…);

– Lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ,…);

– Nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại;

– Nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể, phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ).

Câu 5: Lập dàn ý chi tiết cho bài nói Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật.

Trả lời:

1. Mở bài

– Các em lựa chọn một câu chuyện cổ tích mình yêu thích trong kho tàng truyện cổ Việt Nam đã được học hoặc nghe

– Lựa chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” để hóa thân vào một nhân vật trong truyện mà em muốn

2. Thân bài

Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc, có thể tưởng tượng, sáng tạo theo ý riêng của mình để giúp cho câu chuyện thêm sinh động, tự nhiên nhưng cũng cần giữ cốt truyện ban đầu.

3. Kết bài

Nêu kết thúc truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

Củng cố, mở rộng trang 47

Câu 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

2

Nhân vật

3

Cốt truyện

4

Lời kể

5

Yếu tố kì ảo

Trả lời:

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:

STT

Các yếu tố kỳ ảo

Đặc điểm

1

Chủ đề

Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bài học đạo lý, cách sống lương thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu xa, thể hiện ước mơ , khát vọng,…của tác giả nhân dân

2

Nhân vật

Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí,…), Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kỳ lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lý hóa

3

Cốt truyện

Mang tính chất tưởng tượng, “tính khác thường” của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,…

4

Lời kể

Thường bắt đầu với câu kể “ngày xửa ngày xưa’ ở thời gian và không gian không xác định, kết thúc bằng câu “và rồi họ sống mãi mãi hạnh phúc về sau”.

5

Yếu tố kỳ ảo

Yếu tố huyền ảo, thơ mộng, thế giới kỳ ảo thường xâm nhập lẫn nhau với thế giới trần tục. Thường gồm các con vật kỳ ảo, đồ vật kỳ ảo,….có tác dụng thể hiện mục đich của tác giả nhân dân trong việc truyền tải chủ đề của câu chuyện.

Câu 2: Sưu tầm một số bản kể hoặc các hình thức kể khác (truyện thơ, kịch, phim hoạt hình,…) của các truyện cổ tích Thạch SanhCây khế. So sánh và nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể hoặc các hình thức kể đó.

Trả lời:

– Bài Thạch Sanh Lý Thông (Dương Thanh Bạch):

Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về “thế giới cổ tích” theo sự hình dung, tưởng tượng của em.

Trả lời:

Tôi đang bước trên con đường. Phía xa là một thôn nhỏ. Con đường đất dẫn tôi đi vào sâu trong thôn. Những căn nhà mái ngói gợi nhớ về một thời xa xưa. Mọi người trong làng mỗi người một công việc. Đàn ông mặc quần áo nâu. Phụ nữ mắc áo tứ thân. Tôi tiếp tục đi đến một căn nhà nhỏ, tôi nhận ra cây khế ở phía góc vườn đang sai trĩu quả. Một con chim to lớn đang đậu ở trên cây. Nó ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhận ra mình đã lạc vào thế giới trong truyện cổ tích Cây khế mà tôi đã được đọc.

THỰC HÀNH ĐỌC

Sọ Dừa

Câu 1: Văn bản “Sọ Dừa” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

– Truyện cổ tích

Câu 4: Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?

Trả lời:

Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật mang lốt xấu xí.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Sọ Dừa” là?

Trả lời:

– Tự sự

Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Sọ Dừa”.

Trả lời: 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “ đặt tên cho nó là Sọ Dừa”: Sự ra đời của Sọ Dừa.

– Phần 2: Tiếp theo đến “ phòng khi dùng đến”: Sự tài giỏi của Sọ Dừa và chàng lấy cô em út quay về hình dạng tuấn tú, đỗ trạng nguyên.

– Phần 3: Phần còn lại: Cô em út bị hãm hại và hai vợ chồng đoàn tụ.

Câu 7: Truyện Sọ Dừa gửi gắm điều gì tới người đọc?

Trả lời:

Sọ Dừa từ một con người hình hài xấu xí, dị dạng, từ thân phận thấp hèn đã trở thành một chàng trai tuấn tú, thông minh, tài giỏi. Điều đó thể hiện niềm khát khao của nhân dân ta về sự công bằng trong xã hội: người hiền lành, tài năng phải được hưởng hạnh phúc.

Câu 8: Truyện “Sọ Dừa” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

– Ngôi thứ 3

Câu 9: Chỉ ra và nêu tác dụng của các yếu tố kì ảo mà tác giả sử dụng trong truyện Sọ dừa.

Trả lời:

– Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

– Vai trò của các yếu tố thần kì:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiên lên một trang mới: chăn bò rất giỏi, gặp được con gái phú ông và cưới làm vợ.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền lành, chịu khó đã được có con; Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy được người vợ hiền lành, nhân hậu; vợ Sọ Dừa đã thoát khỏi hoạn nạn).

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

Câu 10: Liệt kê những từ ngữ miêu tả ngoài hình và phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa.

Trả lời:

– Ngoại hình:

+ Một đứa bé không tay,không chân

+ Tròn như một trái dừa

– Phẩm chất:

+ Chàng chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

+ Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

+ Nhờ mẹ đi hỏi cưới con gái phú ông

Câu 11: Nội dung, nghệ thuật của văn bản “Sọ Dừa” là gì?

Trả lời:

– Nghệ thuật

+ Sử dụng các chi tết nghệ thuật đối lập.

+ Xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng.

+ Kết thúc tác phẩm có hậu thể hiện quan niệm,triết lí dân gian về quy luật của cuộc đời.

– Nội dung

+ Lòng nhân ái với những người bất hạnh, phẩm chất bên trong tạo nên giá trị đáng quý của con người.

+ Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, hạnh phúc của người lao động xưa.

Đọc mở rộng trang 51

Câu 1: Tìm đọc một số truyền thuyết và truyện cổ tích.

Trả lời:

Gợi ý:

– Sơn Tinh, Thủy Tinh

– Bánh trưng, bánh giầy

– Thánh Gióng

Câu 2: Trao đổi về những cảm nhận, suy nghĩ của em khi đọc những truyền thuyết, truyện cổ tích đó. Tập trung vào những yếu tố cơ bản của mỗi thể loại như chủ đề, cốt truyện, nhân vật, lời kể và yếu tố kì ảo,…

Trả lời:

Thế giới thần linh cũng có ngôi thứ, vị thứ cao, thấp, trên, dưới, và được chia làm hai loại: phúc thần và hung thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ rất đẹp duyên, một bên là thuộc nòi Rồng, một bên thuộc dòng Tiên, một bên là trai tài có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ, một đằng thì xinh đẹp tuyệt trần. Lạc Long Quân lấp lánh chiến công huyền thoại: diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và tiễu trừ nhiều loài yêu quái khác từng làm hại dân lành. Lạc Long Quân còn là vị thần của lao động và sự sống. Thần đã dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn… để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ là một cuộc tình duyên kì lạ, một diễm tình. Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra đúng một trăm người con tuấn tú, khôi ngô, xinh đẹp lạ kì. Sự tích trăm trứng là một huyền thoại vô cùng kì diệu biểu lộ biết bao tự hào về nòi giống. Hai tiếng đồng bào bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng ấy. Tình tiết năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi, chia nhau đi bốn phương trời lập nghiệp, trấn giữ bờ cõi xứ sở.

Truyền thuyết “Còn Rồng, cháu Tiên” đã giải thích nguồn gốc giống nòi, biểu lộ niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương đoàn kết dân tộc, khẳng định nghĩa đồng bào vô cùng cao cả thiêng liêng. Cuộc đời và chiến công của Lạc Long Quân, chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ với cái bọc trăm trứng đã tạo cho truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” một màu sắc huyền thoại, diễm lệ.

Câu 3: Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích.

Trả lời:

Kể lại truyền thuyết – Con Rồng cháu Tiên

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần mình rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch của giống rồng cùng những phép thần thông biến hoá mà cha mẹ dạy cho, chàng hay lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi…

Cùng lúc ấy, ở vùng núi cao phương Bắc có một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, tên là Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông. Nghe nói vùng đất Lạc Việt đất đai màu mỡ, vạn vật phong phú tốt tươi, nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân và hai người nên duyên chồng vợ. Họ sống với nhau rất hạnh phúc ở cung điện Long Trang.

Không lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào bụ bẫm. Đàn con chẳng cần bú mớm, lớn nhanh như thổi, đứa nào đứa nấy mặt mũi khôi ngô, sức khoẻ vô địch.

Lạc Long Quân vốn quen sống dưới biển khơi, chàng vẫn thường trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ và đàn con đêm ngày nhớ mong buồn tủi. Mãi rồi một hôm, Âu Cơ đành phải gọi Lạc Long Quân lên, nàng than thở:

– Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy con cái?

Lạc Long Quân rầu rĩ:

– Cả đời ta gắn với biển sâu, nàng lại là tiên nữ chốn non cao. Người dưới nước, kẻ trên cạn thì một cuộc biệt li chắc không tránh khỏi. Vả lại, ta còn cha già mẹ yếu nơi biển sâu không ai chăm sóc, công việc ở đó không ai gánh vác thay ta. Thôi, ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, mỗi khi khó khăn hoạn nạn thì phải giúp đỡ lẫn nhau.

Không còn cách nào khác, Âu Cơ đem năm mươi người con lên núi. Người con trưởng của Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở đất Phong Châu. Trong triều có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Tục truyền rằng, mười mấy đời vua đều không thay đổi hiệu – Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, nhân dân ta rất tự hào vì mình là con Rồng cháu Tiên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web