Tác giả Trần Quốc Vượng – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Trần Quốc Vượng - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Trần Quốc Vượng.

Tác giả Trần Quốc Vượng – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Trần Quốc Vượng - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Trần Quốc Vượng

Ngày sinh: 12/12/1934 – 8/8/2005

Quê quán: sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Cuộc đời: là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam

Ông được xem là một trong tứ trụ của sử học Việt Nam đương đại

Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ban văn hóa nghệ thuật

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Quốc Vượng

– Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (khảo cổ, lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật,…) và ngoài nước

– Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở cả trong và ngoài nước, có thể kể đến như:

+ Việt Nam khảo cổ học (tiếng Nhật, Tokyo, 1993)

+ Trong cõi (California, 1993)

+ Theo dòng lịch sử (1995)

+ Some aspects of Vietnam culture (Mỹ, 1995)

+ Tìm hiểu văn hoá dân gian Hà Nội (1997)

+ Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá (1998)

+ Vietnam folklore and history (Mỹ, North Ilinois, 1998)

+ Essay into the Vietnam past (New York, Mỹ, 1999)

+ Ngành nghề, tổ nghề, làng nghề Việt Nam (1999)

+ Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội (2000)

+ Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000)

+ Trên mảnh đất nghìn năm văn vật (2001)

+ Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Huế (2001)

+ Confusianism in East Asia (Seoul, Hàn Quốc, 2001)

+ Khoa Sử và tôi (2001)

+ Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Quảng (2002)

+ Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân gian Nam Bộ (2004)

+ Hà Nội như tôi hiểu (2005)

+ Con người – Môi trường – Văn hoá (2005)

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Văn bản thông tin

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– In trong văn hóa Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2010)

c. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với tự sự và nghị luận

d. Tóm tắt tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sác của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca, …đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

e. Bố cục tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng): Chia văn bản thành 2 đoạn

– Đoạn 1: Từ đầu đến “ở và đi lại”: Sự hình thành văn hóa Hà Nội

– Đoạn 2: Còn lại: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

g. Giá trị nội dung tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

– Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội

– Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

– Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

– Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc.

– Sử dụng sáng tạo kết hợp các phương thức biểu đạt nhằm phân tích đánh giá văn bản.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web