Tác giả Nguyễn Khuyến – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Khuyến
– Tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi
– Ngày sinh: sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, mất ngày5tháng2năm1909
– Quê quán: Quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– Gia đình: Nguyễn Khuyến là con trai của cụ Nguyễn Tông Khởi thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là bà Trần Thị Thoan, nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.
– Thời đại:
Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.
Lúc này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng, phong trào Cần Vương tan rã.
Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của ông.
– Cuộc đời:
Nguyễn Khuyến nổi tiếng là người thông minh, học giỏi. Thuở nhỏ, Nguyễn Khuyến học với cha mình cho đến năm 8 tuổi ông theo gia đình về quê nội ở Lục Bình để sinh sống. Ông theo học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Với sự siêng năng, cần cù và ý chí cầu tiến, năm 1864 ông thi đỗ đầu cử nhân trường Hà Nội.
Năm 1865, ông thi trượt kỳ thi Hội nên ở lại Hà Nội học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa.
Năm 1871, Nguyễn Khuyến Thi đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên. Kể từ đó, ông được mọi người gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ”.
Năm 1873, Nguyễn Khuyến được bổ nhiệm làm Đốc Học rồi được thăng chức lên làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1877, ông thăng chức Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi.
Sang năm sau, Nguyễn Khuyến bị giáng chức và điều về Huế giữ chức quan nhỏ với nhiệm vụ tỏa tu Quốc Sử Quán.
Mùa thu năm 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ.
Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên ước mơ trị quốc thiên hạ của ông không thể thực hiện được.
Lúc này, Nam Kỳ rơi vào tay Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương thất bại.
Nguyễn Khuyến là vị có phẩm chất tốt đẹp, trong sạch, thanh liêm, chính trực. Có rất nhiều giai thoại kể về cuộc đời và sự gắn bó của ông với nhân dân. Nguyễn Khuyến còn được biết tới là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống, gắn bó với thiên nhiên.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Khuyến
– Phong cách sáng tác: Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương. Nội dung thơ của ông nói lên tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ chống đối thực dân Pháp. Và bên cạnh đó, tình yêu với thiên nhiên, đất nước, tình bạn, tình cảm gia đình cũng đều là chất liệu được ông đem vào thơ ca.
– Tác phẩm: Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ Bạn đến chơi nhà, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.
Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.
3. Vinh danh
- Năm 1987, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đã quyết định thành lập Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Khuyến với chu kỳ tổ chức 5 năm 1 lần để vinh danh các tác giả, nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động văn học, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Từ năm 1997, khi tỉnh Hà Nam được tái lập, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam tiếp nhận việc tổ chức giải thưởng này trong kỳ trao giải lần thứ III và đã tổ chức tới kỳ trao giải thứ VII năm 2017.
- Tên ông được đặt cho một con phố có nhiều di tích và danh thắng tại quận Đống Đa, bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội: Phố Nguyễn Khuyến có tên cũ phố Sinh Từ (trước năm 1945) và Bùi Huy Bích (trước năm 1964). Ngày nay, tên phố Bùi Huy Bích được đặt cho một con đường ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phủ Lý đều có các con phố và con đường mang tên Nguyễn Khuyến.
- Riêng Hà Nội còn có thêm đường Nguyễn Khuyến thuộc phường Văn Quán, quận Hà Đông. Tên đường Nguyễn Khuyến được đặt khi Hà Đông còn là thành phố thủ phủ tỉnh Hà Tây trước khi sáp nhập vào Hà Nội.
4. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Câu cá mùa thu
a. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
– Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự +Biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến): Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam. Một không gian thu trong trẻo, thanh sang và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình đầy tâm sự.
e. Bố cục tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
– Cách chia 1:
+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê
+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ
– Cách chia 2:
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu
g. Giá trị nội dung tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
– Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
– Cách gieo vần đặc biệt: Vần “eo” (tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
– Lấy động tả tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
3.2. Khóc Dương Khuê
a. Bố cục tác phẩm Khóc Dương Khuê
– Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê
– Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
– Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Khóc Dương Khuê
– Biểu cảm
c. Thể thơ tác phẩm Khóc Dương Khuê
– Tác phẩm Khóc Dương Khuê thuộc thể loại: Ngũ ngôn cổ phong trường thiên
d. Tóm tắt tác phẩm Khóc Dương Khuê
Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ sự ra đi của Dương Khuê. Hai người là bạn thân, bạn tri âm từ thuở đăng khoa. Hai người thi đỗ cùng nhau, Dương Khuê ra làm quan còn Nguyễn Khuyến về quê nhưng tình bạn của hai người vẫn gắn bó cho đến lúc gà. Đó là tình bạn già keo sơn.
e. Giá trị nội dung tác phẩm Khóc Dương Khuê
Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ, góp phần khẳng định về tình cảm giữa những con người với nhau. Bài thơ đã để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.
g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Khóc Dương Khuê
– Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc
– Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu
– Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh + các câu hỏi tu từ + điệp từ,…
3.3. Bạn đến chơi nhà
a. Thể loại Thơ trào phúng – Thất ngôn bát cú Đường luật
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
d. Bố cục
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi
+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi
+ Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành
e. Giá trị nội dung
– Qua tiếng cười tự trào, hóm hỉnh đùa vui tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, yêu quý sâu sắc của mình dành cho bạn
g. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng phá cách thể thơ Thất ngôn bát cú với lời thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi.
– Sử dụng linh hoạt thủ pháp nghệ thuật trào phúng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.