Tác giả Vũ Quần Phương – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Vũ Quần Phương
– Tên thật là Vũ Ngọc Chúc, bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết
– Ngày sinh: sinh năm 1940
– Quê quán: Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định trong khi ông sinh ra ở quê mẹ Từ Liêm, Hà Nội.
– Gia đình: Bố ông mất khi ông 6 tuổi, mẹ ông cũng mất sớm. Lớn lên khi 16 tuổi ông rời quê Hải Hậu đi trọ học ở trung tâm Hà Nội. Nhà toán học Vũ Hà Văn là con trai của ông.
– Cuộc đời: Tốt nghiệp đại học Y khoa năm 1965. Từ 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Ban văn học Đài tiếng nói Việt Nam. Từ 1984, làm biên tập viên NXB Văn học. Sau đó, ông chuyển về công tác tại Hội văn nghệ Hà Nội, từng là Chủ tịch Hội văn học Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội. Hiện Ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Quần Phương
– Sự nghiệp:
Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học.
Nguyên Trưởng ban biên tập văn học (Nhà xuất bản Văn học). Nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội. Nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. Đại biểu Quốc hội khóa IX.
Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.
– Giải thưởng: Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
– Các tác phẩm:
– Cỏ mùa xuân (1966)
– Hoa trong cây (1977)
-Những điều cùng đến(tập thơ,1983), 22 bài thơ
– Đợi (1988)
– Vầng trăng trong xe bò (tập thơ,1988)
– Vết thời gian (tập thơ,1996)
– Quên chữ… quên câu (tập thơ,2000)
– Giấy mênh mông trắng (tập thơ,2003), 56 bài thơ
– Chỗ ấy sóng… (tập thơ,2008), 65 bài thơ
3. Phong cách sáng tác của nhà văn Vũ Quần Phương
Thơ ông thường không ồn ào, gân cốt, cũng không rậm rạp, bộn bể sự kiện mà có độ lắng lọc cần thiết của cảm xúc và chiều sâu nghĩ ngợi. Hiện thực cuộc sống đi vào thơ ông, do vậy, thường không nguyên hình, nguyên dạng, không trên bề nổi, mà theo mạch chìm ấm nóng của cảm xúc. Giọng thơ ông thường bình dị, trầm tĩnh.
4. Về các tác phẩm tiêu biểu
4.1. Nắng đã hanh rồi
a. Thể loại: Thể thơ 7 chữ
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được In trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr33)
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Nắng đã hanh rồi
Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiền mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi.
e. Bố cục tác phẩm Nắng đã hanh rồi
– Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân
– Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh
– Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi
– Khổ 4: Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình
g. Giá trị nội dung tác phẩm Nắng đã hanh rồi
– Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông
– Bài thơ là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với người con gái ở phương xa
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nắng đã hanh rồi
– Nghệ thuật miêu tả tài tình
4.2. Đợi mẹ
a. Thể loại: tự do
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm được in trong Thơ về mẹ,nhiều tác giả,NXB Lao động 2012
c. Phương thức biểu đạt: miêu tả,biểu cảm
d. Tóm tắt Đợi mẹ
– Bài thơ miêu tả cảnh em bé ngồi ngóng người mẹ về trong đêm tôi, cảnh vật buổi tối tại làng quê thật đẹp.
e. Bố cục tác phẩm Đợi mẹ
– Phần 1: 4 câu thơ đầu: hình ảnh em bé đợi mẹ
– Phần 2: 7 câu tiếp theo: miêu tả cảnh vật về đêm
– Phần 3: còn lại: mẹ vẫn chưa về
g. Giá trị nội dung tác phẩm Đợi mẹ
– Thể hiện tình yêu của em bé với mẹ khi ngóng trông mẹ về
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đợi mẹ
– Sử dụng thể thơ tự do
– Đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh
– Ngôn từ mang tính chất biểu cảm
4.3. Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi
a. Thể loại: Nghị luận văn học
b. Phương pháp biểu đạt: Nghị luận
c. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
-Trích tác phẩm Thơ hay có lời có 1000 bài, Vân Long tuyển chọn
d. Bố cục tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi
– Phần 1 từ đầu…trong mắt anh: B9ức tranh chiều rừng
– Phân 2 tiếp theo… ngân nga của tâm trí:Phân tích hình ảnh bếp chiều
– Phần 3 Còn lại: nêu lên nội dung thơ
e. Tóm tắt tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi
– Tác phẩm là lời bình của tác giả về “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi” phân tích bức tranh của chiều rừng, hình ảnh bếp chiều. Bên cạnh đó, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhà thơ
g. Giá trị nội dung tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi
– Tác phẩm là lời bình của “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi”
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi
– Sử dụng phương pháp biểu đạt nghị luận văn học
– Dẫn chứng thuyết phục
– Luận điểm rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.