Tác giả Phạm Ngọc Cảnh – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Phạm Ngọc Cảnh
– Ngày sinh: Sinh ngày 20-7-1934, mất ngày 21/10/2014
– Bút danh: Vũ Ngàn Chi
– Quê quán: Hà Tĩnh
– Gia đình: Sinh trưởng trong một gia đình tiểu thị dân, Phạm Ngọc Cảnh được cha mẹ cho ăn học tử tế.
– Cuộc đời: Cách mạng tháng Tám thành công, Phạm Ngọc Cảnh mới 12 tuổi đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Vệ quốc quân, làm liên lạc viên, rồi tham gia vào đội tuyên truyền văn nghệ của trung đoàn 103 Hà Tĩnh, trở thành diễn viên kịch nói. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông ở đoàn Văn công quân khu Trị Thiên, từng biểu diễn giữa thành phố Huế trong chiến dịch Mậu Thân. Về sau ông là diễn viên trụ cột của đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Cuộc đời vẫn có những nẻo đi bất ngờ. Làm diễn viên nhưng ông làm thơ và đam mê với thơ. Vì vậy ông được điều về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập thơ, rồi cán bộ sáng tác của tạp chí trong 20 năm trước khi rời quân ngũ về hưu. Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết kịch phim, đọc lời bình, dẫn các chương trình thơ trên sóng phát thanh, truyền hình và đóng một số vai phụ trong các phim.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh
– CÁC TÁC PHẨM CHÍNH
- Ðêm Quảng Trị (bút danh Vũ Ngàn Chi) – 1971;
- Miền hương lặng – 1993;
- Nhặt lá – 1996;
- Ngọn lửa dòng sông – 1976;
- Trăng sau rằm – 1985;
- Xamakhi – 1981;
- Bến tìm sông – 1998;
- Lối vào phía Bắc – 1982;
- Ðất hai vùng – 1986;
- Thơ – 1995;
- Khúc rong chơi – 2000;
- Góc núi xôn xao – ký, 1999;
- Bài hát về cây ngải cứu – ký, 2000
- Các bài thơ hay: Sư đoàn, Lý ngựa ô ở hai vùng đất.
– GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 cho các tập thơ: Đêm Quảng Trị, Lối vào phía Bắc, Trăng sau rằm, Nhặt lá.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Lí ngựa ô ở hai vùng đất
a. Thể loại: Thể thơ tự do
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Xuất xứ: Tập Đêm Quảng Trị
– Hoàn cảnh sáng tác: ra đời trong một mạch văn hào sảng khí thế của người lính trận.
c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất: Kể về cuộc chiến tranh đã qua
e. Bố cục tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất: 2 phần
– Phần 1: Câu hát ở làng anh
– Phần 2: Câu hát ở làng em
g .Giá trị nội dung tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất
– Tình yêu đôi lứa được thể hiện một cách dung dị đan xen với những nét đẹp văn hóa.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất
– Vận dụng lối hát đối đáp của những câu lý, điệu hò.
– Thể thơ tự do, kết hợp giữa mạch tự sự và mạch trữ tình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.