Tác giả Trần Hữu Thung – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Trần Hữu Thung
– Ngày sinh: sinh ngày 26.7.1923, mất ngày 31.7.1999
– Quê quán: Quê gốc xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
– Cuộc đời: Từ 1944-1948 ông tham gia Việt Minh, Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã, Trưởng ban quân sự xã. Từ 1948 đến 1952 ông làm cán sự văn hóa văn nghệ của tiểu ban Văn hóa Liên khu IV. Từ năm 1952-1953 ông là cán bộ tuyên truyền ở Thanh Hóa. Từ 1954-1956 là cán bộ Sở Tuyên truyền Liên khu IV; Phụ trách Chi Hội Văn nghệ Liên khu IV. 1957-1959 là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1962-1965 là cán bộ Vụ Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương. Từ 1965-1986 ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Hữu Thung
– TÁC PHẨM:
Thơ
Đồng tháng tám (thơ, 1955)
Dặn con (thơ, 1955)
Ngày thu ấy (thơ, 1957)
Gió nam (thơ, 1962)
Hai Tộ hò khoan (thơ, 1961)
Chị Nguyễn Thị Minh Khai (thơ, 1961)
Đất quê mình (thơ, 1971)
Tiếng chim đồng (thơ, 1975)
Mặt đường mặt đồng (thơ)
Lời sáo mách (thơ)
Anh vẫn hành quân (tuyển thơ, 1983)
Sen quê Bác (thơ, 1985)
Văn xuôi:
Vinh rực lửa (ký, 1969)
Ngày ấy bên sông Lam (kịch bản phim truyện, 1980)
Ký ức đồng chiêm (ký, 1988)
Hồi ức về săn bắn (1996)
Tiểu luận
Tôi làm ca dao (1959)
Tiếng hát ru (1975)
Sưu tầm văn học: Ca dao về Bác Hồ; Giai thoại văn học ở Nghệ Tĩnh.
– GIẢI THƯỞNG:
Giải nhất văn học tại Đại hội Liên hoan Thanh niên và sinh viên Thế giới năm 1953 (bài thơ Thăm lúa).
Giải nhì thơ, giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (bài thơ Đồng tháng Tám, bài ca dao Dặn con).
Giải nhất cuộc thi ký do báo Văn nghệ và Đài THVN tổ chức năm 1986 (Ký ức đồng chiêm).
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 2001.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Lời của cây
a. Thể loại: thơ 4 chữ
b. Tác phẩm Lời của cây
– In trong tập Những bài thơ em yêu
c. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Lời của cây
Bài thơ viết về hành trình sinh ra và lớn lên của cây xanh. Hành trình đó trải qua rất nhiều giai đoạn, rất nhiều khó khăn để trở thành một cây xanh và khát vọng của cây muốn cống hiến cho đời
e. Bố cục tác phẩm Lời của cây
– Phần 1 khổ 1: cây đang giai đoạn là hạt
– Phần 2 khổ 2,3,4 : cây đã nảy mầm
– Phần 3 còn lại: giai đoạn thành cây
g. Giá trị nội dung tác phẩm Lời của cây
– Quá trình hình thành và lớn lên của cây, và khát vọng làm đẹp cho đời
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lời của cây
– Từ ngữ miêu tả chi tiết,sắp xếp theo trình tự hợp lý
– Thể thơ 5 chữ
– Sử dụng biện pháp nhân hóa
– Mang đến giá trị nhân văn sâu sắc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.