Tác giả Hữu Thỉnh – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hữu Thỉnh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hữu Thỉnh.

Tác giả Hữu Thỉnh – Cuộc đời và sự nghiệp

Sang thu - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hữu Thỉnh

Ngày sinh: sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942

Quê quán: Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc

Gia đình: Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Cuộc đời:

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9.

Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.

Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hữu Thỉnh

– Tác phẩm

Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:

  • Âm vang chiến hào (in chung, 1976)
  • Đường tới thành phố (trường ca, 1979), 5 chương
  • Tiếng hát trong rừng (thơ, 1985)
  • Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn, 1985)
  • Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung)
  • Thư mùa đông (thơ, 1994)
  • Trường ca biển (trường ca, 1994), 6 chương
  • Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998)
  • Sức bền của đất (trường ca, 2004)
  • Thương lượng với thời gian (thơ, 2005)
  • Hoang dại dưới trời (thơ chọn, 2010)
  • Trăng Tân Trào (2016), 8 chương
  • Ghi chú sau mây (thơ, 2020)

Các tác phẩm văn xuôi của ông:

  • Đường lửa mùa xuân (tập truyện ký, 1987)
  • Mưa xuân trên tháp pháo (truyện ký, 2009)
  • Lý do của hi vọng (truyện ký, 2010)
  • Bến văn và những vòng sóng (tiểu luận, phê bình, 2020)

– Giải thưởng văn học

  • Giải A, cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975 – 1976 bài Chuyến đò đêm giáp ranh, Trường ca Sức bền của đất.
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố.
  • Giải thưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn (1991)
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tập thơ Thư mùa đông
  • Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển
  • Giải thưởng Văn học ASEAN, 1999.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học đợt I, 2001.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2012

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Sang thu

Sang thu - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: thơ 5 chữ

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Đây là bài thơ được sáng tác năm 1977 trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố của Hữu Thỉnh.

c. Phương pháp biểu đạt: miêu tả, biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Sang Thu

Bài thơ miêu tả khoảnh khắc cảnh vật giao mùa từ hạ sang thu. Bức tranh thu tuyệt đẹp ở một miền quê. Từ đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình và thể hiện những suy ngẫm, triết lý cuộc đời

e. Bố cục tác phẩm Sang Thu

– Phần 1 khổ thơ 1: Những tín hiệu giao mùa

– Phần 2 khổ thơ thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu

– Phần 3 khổ thơ thứ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Sang Thu

– Cảm xúc của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp của thiên nhiên, và những suy ngẫm chân lý cuộc đời

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Sang Thu

– Thể thơ năm chữ

– Sử dụng hình ảnh sinh động hấp dẫn

– Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc

3.2. Chiều Sông Thương

Tác giả Hữu Thỉnh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ 5 chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1973, in trong tập thơ ‘Từ chiến hào tới thành phố” .

– Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp trong buổi chiều vô cùng thơ mộng, yên bình và tràn đầy sức sống của miền quê Quan họ bên dòng sông Thương, nói lên nỗi niềm bâng khuâng của người đi xa về “thăm quê nhà một chiều thư êm ái”.

c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm

d. Bố cục tác phẩm Chiều Sông Thương

-Phần 1 khổ 1: Khoảnh khắc chuyển mình từ hạ sang thu

-Phần 2 còn lại: Bức tranh thiên nhiên mùa thu ở miền quê

e. Tóm tắt tác phẩm Chiều Sông Thương

– Bài thơ là nỗi lòng người con xa xứ về thăm quê, choáng ngợp trước vẻ đẹp quê nhà trong khoảnh khắc giao mùa sang thu. Một bức tranh phong cảnh thật yên bình, với những hình ảnh vô cùng quen thuộc.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Chiều Sông Thương

– Vẻ đẹp của dòng sông Thương nơi quê hương quan họ trong buổi chiều thật thơ mộng

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiều Sông Thương

– Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu

– Hình tượng đẹp, trong sáng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web