Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh – Cuộc đời và sự nghiệp

Bắt nạt - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thế Hoàng Linh

Ngày sinh: sinh năm 1982

Quê quán: Hà Nội

Cuộc đời: Anh sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, với khoảng hàng ngàn bài thơ. Anh đã từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Năm thứ 3 đại học, Linh đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tuỳ ký – chỉ trong thời gian ngắn đến độ kiệt sức và ngã bệnh.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Thế Hoàng Linh

a. Tác phẩm:
– Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng,…
– Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động,…

b. Phong cách sáng tác:

Phong cách thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh ngồ ngộ, nhiều khi tưởng như bỡn cợt nhưng ẩn chứa nhiều suy tư và triết lý. Anh là một tác giả quen thuộc với nhiều bạn đọc trẻ.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Bắt nạt

Bắt nạt - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 2)

a. Thể loại: Thể thơ 5 chữ

b. Hoàn cảnh sáng tác:

– Trích từ tập thơ Ra vườn nhặt nắng;

– Năm sáng tác: 2017.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Bắt nạt

Bài thơ mang đến một cách nhìn đúng đắn của hiện tượng bắt nạt: khi chứng kiến cảnh bắt nạt không nên thờ ơ mà hãy lên tiếng. Để từ đó tạo dựng nên một môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

e. Bố cục tác phẩm Bắt nạt: 4 phần

– Phần 1: Khổ 1 (Nêu vấn đề bắt nạt là xấu).

– Phần 2: Khổ 2, 3, 4 (Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt).

– Phần 3: Khổ 5, 6 (Phân loại đối tượng bắt nạt)

– Phần 4: Khổ 7, 8 (Lời khuyên răn và bài học cho chúng ta)

g. Giá trị nội dung tác phẩm Bắt nạt

– Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt – một thói xấu cần phê bình và loại bỏ. Qua đó, mỗi người cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bắt nạt

– Thể thơ 5 chữ.

– Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web