Tác giả Tạ Duy Anh – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Tạ Duy Anh
– Ngày sinh: 9/9/1959
– Quê quán: quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
– Cuộc đời:
+ Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.
+ Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.
+ Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Tạ Duy Anh
a. Tác phẩm chính
– Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn).
– Dưới bàn tay vô hình (tự truyện).
– Vó ngựa trở về.
– Con dế ma.
– Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết).
– Lão Khổ.
b. Giải thưởng
– Giải nhất truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.
– Giải C cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội với tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng.
– Giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong cho câu truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”.
– Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.
– Giải thưởng văn học Thủ đô 2012 cho tập truyện ngắn Lãng Du.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Bức tranh của em gái tôi
a. Thể loại: Truyện ngắn
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong.
– Truyện được in trong tập “Bản nhạc con đà điểu”.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất (người anh xưng “tôi” kể lại câu chuyện)
e. Tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi
Kiều Phương là cô gái thích vẽ tranh nên thường lục lọi đồ và tự pha chế màu vẽ. Người anh trai của Kiều Phương sau khi biết em gái có tài năng hội họa thì ghen tị, mặc cảm, luôn tìm cách xa em gái. Mãi tới khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh, người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và ân hận về lỗi của mình.
g. Bố cục tác phẩm Bức tranh của em gái tôi
3 phần:
– Đoạn 1: Từ đầu… vui lắm: giới thiệu về em gái Kiều Phương – Mèo;
– Đoạn 2: Tiếp theo… để nó phát huy tài năng: Tài năng của Mèo được mọi người phát hiện;
– Đoạn 3: Tiếp theo… hết: Diễn biến tâm trạng của nhân vật tối sau khi cả nhà phát hiện và quan tâm đến tài năng của Mèo.
h. Giá trị nội dung tác phẩm Bức tranh của em gái tôi
– Đề cao tình cảm yêu thương gia đình giữa hai anh em và đề cao tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kỵ.
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bức tranh của em gái tôi
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất → gần gũi, đáng tin vì đó như một trải nghiệm được kể lại.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.