Tác giả Mai Văn Phấn – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Mai Văn Phấn - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Mai Văn Phấn.

Tác giả Mai Văn Phấn – Cuộc đời và sự nghiệp

Con chào mào - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Mai Văn Phấn

Ngày sinh: sinh năm 1955

Quê quán: Kim Sơn,Ninh Bình

Cuộc đời:

Năm 1974, ông nhập ngũ, rồi xuất ngũ năm 1981 và theo học Ngôn ngữ học và Văn hóa Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1983, ông tiếp tục tu nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Maxim Gorky, Minsk (Thủ đô của Byelorussian SSR).

Ở Việt Nam, Mai Văn Phấn đã xuất bản 16 cuốn thơ và một cuốn sách, phê bình – tiểu luận; 29 cuốn thơ xuất bản ở nước ngoài. Thơ của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng; xuất hiện trong hơn 50 tuyển tập thơ và tạp chí quốc tế.

Mai Văn Phấn giành giải thưởng văn học Cikada 2017 của Thụy Điển. Giải Cikada được sáng lập năm 2004 và được trao cho các nhà thơ Đông Á, nơi “cảm quan thơ ca của họ chỉ ra tính bất khả xâm phạm của đời sống”.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Mai Văn Phấn

a. Tác phẩm:

– Sách xuất bản tại Việt Nam:

  • “Giọt nắng” (Thơ. Hội Văn Nghệ Hải Phòng, 1992);
  • “Gọi xanh” (Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1995);
  • “Cầu nguyện ban mai” (Thơ. Nhà xuất bản Hải Phòng, 1997);
  • “Nghi lễ nhận tên” (Thơ. Nhà xuất bản Hải Phòng, 1999);
  • “Người cùng thời” (Trường ca, Nhà xuất bản Hải Phòng, 1999);
  • “Vách nước” (Thơ. Nhà xuất bản Hải Phòng, 2003);
  • “Hôm sau” (Thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2009);
  • “Và đột nhiên gió thổi” (Thơ. Nhà xuất bản Văn học, 2009);
  • “Bầu trời không mái che” (Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010);
  • “Thơ tuyển Mai Văn Phấn” (Thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2011);
  • “Hoa giấu mặt” (Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2012);
  • “Bầu trời không mái che / Firmament Without Roof Cover” (Thơ song ngữ Việt – Anh. Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản lần hai bổ sung bản Anh ngữ, 2012). Dịch giả: Nhà thơ Trần Nghi Hoàng. Biên tập: Nhà thơ – Giáo sư Frederick Turner (Hoa Kỳ);
  • “Vừa sinh ra ở đó” (Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013);
  • “Bầu trời không mái che” (Thơ song ngữ Việt – Pháp. Tái bản lần thứ 4, bổ sung bản Pháp ngữ, có tên “A Ciel Ouvert”. Dịch giả: TS. Bùi Thị Hoàng Anh và Giáo sư – Nhà thơ Jean-Michel Maulpoix (Pháp). Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013);
  • “Zanore në vesë / Những nguyên âm trong sương sớm” (Thơ song ngữ Việt – An-ba-ni. Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản lần hai bổ sung bản Việt ngữ, 2014);
  • “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” (Tuyển thơ tiếng Anh. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015);
  • “thả” (Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015);
  • “Không gian khác” (Phê bình – tiểu luận. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2016);
  • “Lặng yên cho nước chảy” (Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Sách Nhã Nam, 2018);
  • “Thời tái chế” (Trường ca. Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2018);
  • “Thời tái chế / Era of Junk ” (Trường ca. Nhà xuất bản Hội nhà văn & Nhà sách Tao Đàn tái bản lần 2 bổ sung bản Anh ngữ của Lê Đình Nhất-Lang & Susan Blanshard, 2019).

– Sách xuất bản ngoài Việt Nam:

  • “Firmament Without Roof Cover” (“Bầu trời không mái che”, bản Anh ngữ. Nhà xuất bản Page Addie Press). Dịch giả: Trần Nghi Hoàng. Biên tập: Frederick Turner (Hoa Kỳ);
  • “Những hạt giống của đêm và ngày / Seeds of Night and Day” (Thơ song ngữ Việt – Anh. Nhà xuất bản Page Addie Press, Anh quốc; Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013). Dịch giả: Lê Đình Nhất-Lang. Biên tập: Susan Blanshard (Anh quốc);
  • “Buông tay cho trời rạng / Out of the Dark” (Thơ song ngữ Việt – Anh. Nhà xuất bản Page Addie Press, Anh quốc; Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013). Dịch giả: Nguyễn Tiến Văn. Biên tập: Susan Blanshard (Anh quốc);
  • “Zanore në vesë” (“Những nguyên âm trong sương sớm”. Thơ tiếng An-ba-ni. Nhà xuất bản Botimet M&B của An-ba-ni, 4/2014). Dịch giả: Gjekë Marinaj (Hoa Kỳ gốc An-ba-ni);
  • “Ra vườn chùa xem cắt cỏ / Grass Cutting in a Temple Garden” (Thơ song ngữ Việt – Anh. Nhà xuất bản Page Addie Press of United Kingdom, Australia, 2014). Dịch giả: Lê Đình Nhất-Lang. Biên tập: Susan Blanshard (Anh quốc);
  • “Bầu trời không mái che / A Ciel Ouvert” (Thơ song ngữ Việt – Pháp. Nhà xuất bản Page Addie Press, Anh quốc tái bản lần thứ hai, 2014);
  • “บุษบาซ่อนหน้า / hidden face flower / Hoa giấu mặt” (Thơ 3 ngôn ngữ Việt – Thái Lan – Anh, Nhà xuất bản Artist’s House, Thailand, 2014). Dịch giả: Pornpen Hantrakool (Thái Lan);
  • “Yên Tử Dağının Çiçeği” (“Bông hoa Yên Tử”. Thơ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà xuất bản Şiirden Yayincilik, Thổ Nhĩ Kỳ, 2015). Dịch giả: Müesser Yeniay (Thổ Nhĩ Kỳ);
  • “आलाप प्रतिलाप” (“Âm vọng của Aalap”. Thơ tiếng Hin-đi, Nhà xuất bản Kritya, Ấn Độ, 2016). Dịch giả: Rati Saxena (Ấn Độ);
  • “Два крыла / Đôi cánh”. Thơ song ngữ Việt – Nga. Nhà xuất bản “Нонпарелъ” – Мax-cơ-va, 2016. Dịch giả: Elizaveta Kozdoba và Svetlana Glazunova (Nga);
  • “Варијације у кишнојноћи” (“Biến tấu đêm mưa”. Thơ tiếng Serbia. Nhà xuất bản Алма, Београд, Cộng hòa Serbia, 2017). Dịch giả: Milutin Đuričković, Milica Miljkovic, Jelena Radulovic (Serbia);
  • “Echoes from the Spiral Galaxy” (“Âm vọng từ thiên hà hình xoắn”. Thơ tiếng Anh. Nhà xuất bản Mundus Artium Press, Hoa Kỳ, 2017). Dịch giả: Hồ Liễu. Biên tập: Susan Blanshard;
  • “Höstens hastighet” (“Nhịp mùa thu”. Thơ tiếng Thụy Điển. Nhà xuất bản Tranan, Thụy Điển, 2017). Dịch giả: Erik Bergqvist và Maja Thrane;
  • “সত্যের সন্ধানে” (“Nơi kiếm tìm chân lý”. Thơ tiếng Bengali, Ấn Độ). Nhà xuất bản Underground Literature, Kolkata, 2018. Dịch giả: Mousumi Ghosh;
  • “대양의 쌍둥이” (“Sinh đôi trong đại dương”. Thơ tiếng Hàn cùng với nhà thơ 고형렬 / Ko Hyung-Ryul). Nhà xuất bản 시와 표현 (Poetry & Expression) của Hàn Quốc, 2018. Dịch giả: Bae Yang Soo;
  • حيث تتسع السماء (“Nơi trời rộng”). Thơ tiếng Ả-Rập. Nhà xuất bản Alfarasha, Cô-oét, 2019. Dịch giả: Raed Anis Al-Jishi;
  • «Время утиля / Thời tái chế» (Trường ca song ngữ Nga – Việt. Nhà xuất bản Центр духовного возрождения Черноземного края, Vô-rô-nhét, Nga, 2020). Dịch giả: Anna Popova. Biên tập: Galina Umyvakina & Anastasia Streletskaya;
  • «Ära des Mülls / Era of Junk” (“Thời tái chế”. Trường ca song ngữ Đức – Anh. Nhà xuất bản Shaker Media, Đức, 2020). Dịch giả: Elvira Kujović;
  • “Қабоҳат даври” (“Thời đại vô cảm”. Thơ tiếng U-zơ-bêk. Nhà xuất bản Янги аср авлоди, 2020). Dịch giả: Maruf Tashpulatov, A’zam Obidov, Go’zal Begim, Zulkhumor Orifjonova, Mirzahid Muzaffar;
  • “Kapanahunan ng Basura” (“Thời tái chế”). Thơ tiếng Phi-líp-pin. University of the Philippines Institute of Creative Writing và The Freelipiniana Online Library xuất bản, 2020. Dịch giả: Eden Soriano Trinidad;
  • “재처리 시대” (“Thời tái chế”). Thơ tiếng Hàn. Nhà xuất bản 이도훈 (Dohun), 2020. Dịch giả: Ahn, Kyong-hwan;
  • “और उड़ चला मन पांखी” (“Và trái tim bay đi”. Thơ tiếng Hin-đi. Nhà xuất bản Notion Press, Ấn Độ, 2020. Dịch giả: Neetta Porwal (Ấn Độ);
  • „НОВОГОДИШНО КАПЕЊЕ„ (“Tắm đầu năm”) của Mai Văn Phấn in chung với „ЗАЧУДЕН БАРУТ„ (“Thuốc súng hoang mang”) của Raed Anis Al-Yishi. Thơ tiếng Macedonia. Nhà xuất bản Center of Culture “Aco Karamanov” Radovish. Dịch giả: Daniela Andonovska-Trajkovska;
  • “लाल आत्माएं” (“Những linh hồn thẫm đỏ”). Thơ tiếng Hin-đi. Nhà xuất bản Hind Yugm, Ấn Độ, 2021. Dịch giả: Nhà thơ Neetta Porwal (Ấn Độ).
  • «Если в дороге… дождь… / Nếu trên đường… mưa…». Thơ song ngữ Nga – Việt của Svetlana Savitskaya. Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Nhà xuất bản Học viện N.E. Zhukovsky, Мax-cơ-va, 2021;
  • “Ойнинг туғилган куни” (“Ngày sinh của mặt trăng”). Thơ tiếng U-zơ-bêk. Nhà xuất bản Arjumand Media, 2021). Dịch giả: Maruf Tashpulatov, Mansur Jumaev, A’zam Obidov, Go’zal Begim, Zulkhumor Orifjonova, Mirzahid Muzaffar;
  • “Улетел на рассвете” (“Bay đi lúc bình minh”). Thơ tiếng Nga. Nhà xuất bản “Четыре” (Saint Petersburg, Nga), 2021. Dịch giả: Svetlana Savitskaya, Anna Popova, Dmitry Burago, Elizaveta Kozdoba, Svetlana Glazunova;
  • “Skrottid” (“Thời tái chế”. Thơ tiếng Thụy Điển. Nhà xuất bản Tranan, Thụy Điển, 2022). Dịch giả: Tobias Theander. Biên tập: Erik Bergkvist;
  • “Gün doğarkən” (“Mặt trời mọc”. Thơ tiếng Azerbaijan. Nhà xuất bản Bakı, Azerbaijan, 2022). Dịch giả: Afaq Şixli. Biên tập: Əkbər Qoşali và Afaq Şixli.

b. Giải thưởng:

Ông đoạt một số giải thưởng văn học Việt Nam và quốc tế:

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • Giải thưởng “Cuộc thi thơ” tuần báo Người Hà Nội năm 1994;
  • Giải thưởng “Cuộc thi thơ” tuần báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) năm 1995;
  • Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) các năm 1991, 1993, 1994, 1995;
  • Giải thưởng “Hội Nhà văn Việt Nam” năm 2010 (cho tập thơ “Bầu trời không mái che”);
  • Giải thưởng Văn học Cikada Thụy Điển năm 2017;
  • Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Cộng hòa Serbia năm 2019;
  • Giải thưởng của Hiệp hội Dịch giả Văn học Cộng hòa Montenegro năm 2020;
  • Bốn lần Giải thưởng Văn học Cây bút vàng Liên bang Nga, 2019, 2020, 2021 và 2022;
  • Giải thưởng Aco Karamanov của Cộng hòa Bắc Macedonia năm 2020;
  • Giải nhất Lễ hội Sáng tạo quốc tế “Đồng hành vào thế kỷ 21” tại Cộng hòa Bulgaria, 2020;
  • Huy chương Ali-Shir Navai’i của năm nước cộng hòa (Kyrgyzstan, Tajikistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan) năm 2021;
  • Giải thưởng Văn học Quốc tế Sahitto (Cộng hòa Nhân dân Banglades) năm 2021;
  • Giải thưởng báo Kitob Dunyosi (Cộng hòa Uzbekistan) năm 2021;
  • Danh hiệu “Hiệp sĩ vàng” của Diễn đàn Văn học quốc tế Slavơ năm 2022;
  • Giải thưởng quốc tế “Tập thơ của năm” tại Bác Ngao (Trung Quốc) năm 2022 (cho tập thơ “Улетел на рассвете”);
  • Giải thưởng cuộc thi thơ quốc tế “Trái tim tôi ở trên núi” mang tên nhà văn William Saroyan, Cộng hòa Armenia, năm 2022.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Con chào mào

Con chào mào - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ tự do

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Bầu trời không mái che” (2010). Tập thơ được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp.

c. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Con chào mào

Bài thơ nói về cách ứng xử của nhân vật tôi đối với con chim chào mào: luôn xuất hiện trong tâm trí – sự tôn trọng, yêu thương chứ không phải độc chiếm. Từ đó khơi gợi người đọc tình yêu, trân trọng, ý thức bảo vệ thiên nhiên,… của con người.

e. Bố cục tác phẩm Con chào mào

3 phần

– Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào;

– Phần 2: Khổ 2, 3, 4: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” muốn giữ con chim ở lại bên mình;

– Phần 3: Còn lại: hình ảnh và tiếng chim chào mào đã được nhân vật “tôi” lưu giữ trong ký ức.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Con chào mào

– Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con chào mào

– Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc;

– Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.

3.2. Gai

Tác giả Mai Văn Phấn - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Thơ tự do

b. Phương thức biểu đạt

– Văn bản có phương thức biểu đạt chính là tự sự, miêu tả.

c. Xuất xứ

– In trong Giọt nắng, Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992, tr.36)

d. Bố cục

2 phần:

+ Phần 1: 4 câu đầu – Mối quan hệ giữa các hình ảnh đối lập.

+ Phần 2: 4 câu cuối – Sự chuyển đổi của các hình ảnh.

e. Giá trị nội dung

– Văn bản đề cập đến hình ảnh “bông hồng” và “gai” đồng thời thể hiện vẻ đẹp của bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.

g. Giá trị nghệ thuật

– Văn bản ngắn gọn, súc tích, cô đọng, cung cấp đầy đủ thông tin.

– Văn phong, ngôn từ rõ ràng, mạch lạc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web