Tác giả Viễn Phương – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Viễn Phương
– Tên thật là Phan Thanh Viễn, ông còn lấy bút danh ‘Đoàn Viễn’
– Ngày sinh:1 tháng 5 năm 1928 – 21 tháng 12 năm 2005
– Quê quán:quê gốc ở quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang)
– Cuộc đời:
Thuở nhỏ ông đi học, đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ (1945), ông đến đầu quân và được xếp vào Chi đội 23.
Chi đội này hoạt động trên một địa bàn rộng lớn thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Từ cảm xúc có thật trên mỗi chặn đường chiến đấu gian khổ, những bài thơ của ông đã lần lượt ra đời, và được đăng trên báo ‘Tiếng Súng Kháng Ðịch’, là tờ báo duy nhất của Khu 9 Nam Bộ lúc bấy giờ.
Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, thì trường ca ‘Chiến thắng Hòa Bình’ của ông được xếp giải nhì về thơ.
Không lâu sau, Chi hội Văn nghệ Nam Bộ tổ chức đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động.
Về Sài Gòn, ông đi dạy học, làm thuê kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ. Với bút hiệu Viễn Phương, ông làm thơ và viết truyện đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý…
Do những bài viết có nội dung chống đối, năm 1960, ông bị nhà cầm quyền Sài Gòn bắt giam tù ở Chí Hòa. Trong tù, ông vẫn tiếp tục làm thơ.
Sau khi ra tù (1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường Củ Chi tiếp tục chiến đấu và làm thơ.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Viễn Phương
– Phong cách sáng tác: Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng
– Tác phẩm:
- Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952)
- Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968)
- Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
- Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
- Viếng lăng Bác (thơ, 1976). In trong tập Như mây mùa xuân (1978)
- Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
- Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981)
- Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982).
- Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988)
- Phù sa quê mẹ (thơ, 1991)
- Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998)
- Miền sông nước (truyện và ký, 1999)
- Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, 1999. Đã dịch sang tiếng Anh)
- Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002)
- Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005)
- Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, 2003)
- Hình bóng thương yêu (ký, 2005)
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Viếng lăng Bác
a. Bố cục tác phẩm Viếng lăng Bác
– Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
– Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
– Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
– Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về
b. Nội dung chính tác phẩm Viếng lăng Bác
Bài thơ là cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng, cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác và những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về
c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Viếng lăng Bác
Phương thức biểu đạt tác phẩm Viếng lăng Bác là Biểu cảm, miêu tả
d. Thể thơ
Tác phẩm Viếng lăng Bác thuộc Thể thơ 8 chữ
e. Giá trị nội dung tác phẩm Viếng lăng Bác
– Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Viếng lăng Bác
– Thể thơ bảy chữ
– Giọng điệu thơ trang trọng tha thiết
– Nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.