Tác giả Vũ Khoan – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Vũ Khoan - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Vũ Khoan.

Tác giả Vũ Khoan – Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Vũ Khoan

Ngày sinh: sinh năm 1937

Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

Cuộc đời:

+ Vũ Khoan được biết đến là một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của Việt Nam

+ Ông từng bắt đầu công việc ngoại giao cho quốc gia từ 1956 với công việc phiên dịch

+ Năm 1990, ông làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao

+ Từ 28 tháng 1 năm 2000 đến ngày 8 tháng 8 năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Thương mại

+ Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Khoan

Ông là quan chức Nhà nước Việt Nam đầu tiên được vào Phòng Bầu Dục Nhà Trắng gặp gỡ Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ, trong dịp Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

Để tôn vinh công lao của ông, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng:

  • Huân chương Độc lập hạng Nhất
  • Hai Huân chương Lao động hạng Nhất
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì
  • Hàm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền

Ngoài ra, ông còn được chính phủ các nước trao tặng:

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • Huân chương Hữu nghị các dân tộc (Liên Xô)
  • Huân chương Tự do hạng Nhất (Lào)
  • Huân chương Mặt trời mọc (Nhật Bản)

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Tác giả Vũ Khoan - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Gồm 3 phần:

– Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

– Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

– Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

b. Tóm tắt tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Lớp trẻ Việt Nam cần nhìn ra cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Cái mạnh của người Việt là: cần cù sáng tạo nhưng lại thiếu tính tỉ mỉ và tôn trọng quá trình sáng tác. Giải quyết tốt ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp cận nền kinh tế tri thức. Cần hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những cái yếu bằng cách nhận ra điều đó để phát triển.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Phương thức biểu đạt tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là Nghị luận

d. Giá trị nội dung tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

– Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới

e. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

– Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, mang tính tranh biện đầy sức thuyết phục.

– Những câu tục ngữ, câu ca dao được tác giả vận dụng tạo nên một lối nói dung dị, đậm đà, gợi cho người đọc bao liên tưởng thú vị.

– Giọng văn sắc sảo, nhiệt thành, tâm huyết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web