Chất xyanua cực độc là gì mà chỉ cần bao một vài mg đã giết một người trưởng thành

( Theo báo Dân Trí ) – Xyanua là hóa chất cực độc, thậm chí được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc, đồng thời dễ bắt gặp trong tự nhiên.

Nhắc đến thứ chất độc này, nhiều người ắt hẳn đã lập tức “rùng mình” vì mức độ nổi tiếng, cũng như vô cùng nguy hiểm của nó. Thế nhưng trong sản xuất, xyanua xuất hiện khá phổ biến khi thường được sử dụng để sản xuất giấy, dệt may và nhựa. Ngoài ra, khí xyanua còn được sử dụng để tiêu diệt sâu bệnh và sâu bọ. 

Chất xyanua cực độc là gì mà chỉ cần bao một vài mg đã giết một người trưởng thành
Minh họa chất cực độc xyanua

Nguồn gốc của thứ độc dược chết người

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), xyanua có thể là khí không màu, chẳng hạn như hydro xyanua (HCN) hoặc xyanua clorua (CNCl), hoặc ở dạng tinh thể như natri xyanua (NaCN) hoặc kali xyanua (KCN). Xyanua đôi khi được mô tả là có mùi “hạnh nhân đắng”, nhưng không phải lúc nào nó cũng phát ra mùi và không phải ai cũng có thể phát hiện ra mùi này.

Điều nguy hiểm là xyanua được giải phóng từ các chất tự nhiên trong một số thực phẩm và thực vật như sắn, đậu lima và hạnh nhân. Hoặc chất này có trong hạt của các loại trái cây phổ biến, chẳng hạn như quả mơ, táo và đào. Thực tế, đã có nhiều người ăn sắn bị chết vì chất xyanua có trong sắn.

Ngoài ra, chúng không quá khó để điều chế và tìm kiếm dựa trên các nguồn nguyên liệu sẵn có. Như trong vụ án mới đây xảy ra mới đây, theo điều tra ban đầu, cô gái sát hại cha ruột đã bắt xe đến chợ Kim Biên (TP.HCM) mua 1 kg chất độc xyanua với giá 500.000 đồng từ một người phụ nữ chưa rõ lai lịch.

Như vậy, có thể thấy người mua có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin mua bán loại hóa chất này, và thực tế chúng được bán một cách khá “tùy tiện” trên thị trường, bất chấp quy định của luật pháp Việt Nam.

Chất xyanua cực độc là gì
Chất Xyanua có trong Sodium cyanide

Xyanua giết người thế nào?

Xyanua là hóa chất cực độc, thậm chí được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc. Chúng được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh, mạnh với hô hấp tế bào, một liều rất nhỏ cũng có thể gây tử vong. Bệnh nhân tử vong nhanh thường do suy hô hấp, co giật. Liều gây ngộ độc của xyanua phụ thuộc vào dạng (muối hay khí), thời gian tiếp xúc và đường tiếp xúc.

Thông thường, sau khi bị ngộ độc xyanua, nạn nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn. Sau đó, nạn nhân bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí. Cuối cùng, nạn nhân dần rơi vào trạng thái giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu, dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu để nhận biết khi trúng độc xyanua đó là cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thở nhanh, nhịp tim tăng cao, cảm thấy bồn chồn và kiệt sức. Khi phát hiện ra người có dấu hiệu trên, chúng ta cần nhanh chóng đưa người nhiễm độc xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Theo các tổ chức y tế, nếu người trúng độc xyanua trong vòng 2 giờ không được chữa trị kịp thời, sẽ gây nguy cơ tử vong rất cao.

Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.

Hàng năm, ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc xyanua như: sử dụng xyanua đầu độc nhau, do làm việc ở nơi có nồng độ HCN, (CN)2 cao mà không có phương tiện bảo hộ hoặc do không thận trọng. Mặt khác, những vùng khai thác, đào đãi vàng bừa bãi trái phép, các cơ sở mạ thủ công là những nơi thải chất độc xyanua vào đất, nước gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt các loài sinh vật. Do đó việc xây dựng và ban hành một quy trình công nghệ xử lý tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua là một việc làm cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tế.

Quy trình bao gồm các nội dung sau:

– Tính chất lý, hoá học và độc tính của axit xyanhydric và xyanua.

– Các phương pháp kiểm nghiệm axit xyanhydric và xyanua.

– Nguồn gốc sự tồn đọng xyanua gây ô nhiễm môi trường trong khai thác vàng.

– Các phương pháp tiêu huỷ xyanua

– Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sinh xyanua để sử dụng lại.

Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.

Giết người bằng chất xyanua có thể phải đối mặt với mức án tử hình không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, giết người bằng chất xyanua có thể phải đối mặt với mức án tử hình nếu thuộc các trường hợp ở khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí, học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web