Tác giả Văn Cao – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Văn Cao
– Tên thật là Nguyễn Văn Cao
– Ngày sinh: sinh ngày15 tháng 11năm1923– mất ngày10 tháng 7năm1995
– Quê quán: thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng
– Gia đình: Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái.
– Cuộc đời:
Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal (nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng), sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn tàn thu” vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như “Gió núi”, “Gò Đống Đa”, “Anh em khá cầm tay”. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát “Buồn tàn thu”, giúp ca khúc trở nên phổ biến. Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, được coi là bài thơ đầu tay.
Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô gái dậy thì”, “Sám hối”, “Nửa đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc khiêu vũ những người tự tử” (“Le Bal aux suicidés”) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của Văn Cao không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, Văn Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Văn Cao
Thơ:
- Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc
(1945, khi chứng kiến nạn đói năm 1945) - Anh có nghe không
(Giai phẩm Mùa xuân – tháng 2 năm 1956) - Một đêm Hà Nội
- Những ngày báo hiệu mùa xuân
- Khuôn mặt em (1974)
- Ai về Kinh Bắc
- Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
- Ba biến khúc tuổi 65 (tháng 9-1988)
- Lá (xuất bản năm 1988)
- Thời gian
- Trôi
- Năm buổi sáng không có trong sự thật
- Phố Phái
- Có lúc
- Đường rừng
- Những người trên cửa biển
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Thời gian
â. Thể loại
Thời gian thuộc thể loại thơ tự do.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Thời gian được rút trong tập thơ Tuyển tập Văn Cao – Thơ sáng tác năm 1994
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản Thời gian có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
d. Tóm tắt Thời gian
“Thời gian” của tác giả Văn Cao đem đến ý nghĩa lớn lao về quy luật của thời gian. Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng những điều đẹp đẽ vẫn còn sống mãi, vẫn “còn xanh”.
e. Bố cục văn bản Thời gian
Chia làm 2 phần:
– Phần 1( 4 câu thơ đầu): Thời gian bị tàn phá.
– Phần 2 (3 câu cuối): Khẳng định sức sống mãnh liệt và trường tồn của thời gian.
g. Giá trị nội dung
Gợi cho tâm hồn người đọc biết bao suy ngẫm về cuộc đời, về con người trong cuộc sống này, mặc cho thời gian vẫn không ngừng chảy trôi.
h. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm.
– Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng.
– Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.