Tác giả Nguyễn Huy Thiệp – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
– Ngày sinh: 29 tháng 4 năm 1950 – 20 tháng 3 năm 2021
– Quê quán: quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
– Cuộc đời:
Năm 1960, gia đình chuyển về quê, định cư ở xóm Cò, thôn Khương Hạ, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì (nay là phường Khương Đình, quận Thanh Xuân), Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và, theo ông, bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc Bộ đến năm 1980, vì bố ông có làm việc với Pháp cho nên lý lịch ông bị xếp vào loại “không sạch”. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi rời cơ quan nhà nước vào năm 1992.
Đến với văn học từ khá sớm, như có lần ông tự bạch: “tôi đọc sách từ năm 10 tuổi”, viết những truyện ngắn đầu tiên cũng khá sớm (một số truyện ngắn trong Những ngọn gió Hua Tát viết năm 21 tuổi), nhưng Nguyễn Huy Thiệp chỉ vụt sáng từ những truyện in trên báo Văn Nghệ năm 1986, khi đã 36 tuổi. Rồi chỉ một năm sau đó, năm 1987 với Tướng về hưu, ông đã có một vị trí xác lập trên văn đàn Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
- Tâm hồn mẹ (truyện ngắn 1982) được cải biên thành phim cùng tên (2011)
- Muối của rừng, Nàng Sinh, Cô Mỵ (tháng 5/1986, 3 truyện ngắn được xuất bản đầu tiên), Tuần báo Văn Nghệ
- Vết trượt (9/1986), Tuần báo Văn Nghệ
- Tướng về hưu (6/1987, đã được dựng thành phim cùng tên năm 1988)
- Những ngọn gió Hua Tát, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1989.
- Tác phẩm và dư luận, Tạp chí Sông Hương, Nhà xuất bản Trẻ, Huế, 1989.
- Nguyễn Huy Thiệp – Tác phẩm và dư luận, tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến, Tạ Ngọc Liễn, Thùy Sương, Đỗ Văn Khang, Nhà xuất bản Trẻ, 1990.
- Tác phẩm và dư luận tái bản, Nhà xuất bản Hồng Lĩnh, California, 1991.
- Thương nhớ đồng quê (1992, đã được dựng thành phim cùng tên năm 1995)
- Con gái thủy thần, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1993.
- Xuân Hồng, Nhà xuất bản Tân Thư, California, 1994.
- Như những ngọn gió (tuyển tập), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995.
- Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995.
- Tiểu Long Nữ[9] (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996.
- Thương cả cho đời bạc, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000.
- Mưa Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2001.
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2001.
- Suối nhỏ êm dịu (kịch), Báo Văn nghệ, California, 2001.
- Tuổi hai mươi yêu dấu (tiểu thuyết), Nhà xuất bản E’ditions de l’Aube, 2002. Sách vốn hoàn thành vào tháng 1/2003, đã được dịch ra tiếng Pháp và xuất bản từ năm 2005, cũng như được phát hành ở nhiều nước như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada. Vì ngôn ngữ nhạy cảm, cuốn tiểu thuyết phải chờ đợi 15 năm trước khi phát hành trong nước vào năm 2018
- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
- Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
- Giăng lưới bắt chim, Đông A, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
- Gạ tình lấy điểm (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007.
- Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Đa Nguyên.
- Mổ nhà văn (kịch, bút danh Thích Thiện Ngân), trang mạng Talawas.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Muối của rừng
a. Thể loại Truyện ngắn
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Muối của rừng là tác phẩm nằm trong một chuỗi các tác phẩm về đề tài đi săn của ông.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là Tự sự kết hợp trữ tình
d. Bố cục bài Muối của rừng
2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ma đuổi như thế này”: Ông Diểu và quá trình thức tỉnh trước thiên nhiên
+ Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đẹp về gia đình khỉ và lòng trắc ẩn của ông Diểu.
e. Tóm tắt bài Muối của rừng
Ông Diểu vào rừng đi săn và ông đã bắn hạ được một con khỉ đực trong đàn. Con khỉ cái đã quay lại và đỡ con khỉ đực lên, nhưng nó đã bị ông Diểu đuổi đi. Ông cho rằng hành động của con khỉ cái là giả tạo và dối trá, nhưng nó đã xông đến chỗ con khỉ đực và mang nó đi. Những con khỉ con xuất hiện và cướp súng của ông Diểu đi, nhưng nó lại bị rơi xuống vực. Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông vừa hoang mang và sợ hãi rồi ông bỏ chạy như ma đuổi. Ông Diểu lại gặp lại con khỉ đực mà mình vừa mới bắn đang treo leo trên vách đá. Ông đã leo lên mỏm đá đó với ý nghĩ sẽ bắt con khỉ đực về, mặc cho ông phải bỏ lại quần áo. Con khỉ đực đã bị thương, nó chỉ nằm đó chậm rãi kêu và giương ánh mắt thành khẩn cầu xin về phía ông Diệu. Trước hình ảnh đó, ông Diệu lại dâng lên sự đau lòng nên đã tìm lá cây nhai kỹ để cầm máu cho con khỉ và lấy chiếc quần duy nhất trên người để băng bó cho nó. Sau đó ông Diểu vừa đỡ con khỉ đực vừa tìm cách xuống núi. Vừa mang khỉ xuống núi ông đã phải đấu tranh tâm lý rất nhiều, nhưng ông vẫn quyết định buông tha cho con khỉ. Ông Diểu đã gặp được một hình ảnh mà có lẽ cả đời ông nghĩ, mình cũng không thể gặp lại lần thứ hai. Ông đã gặp một loài hoa may mắn mà chỉ ba chục năm mới nở một lần. Loài hoa xuất hiện như là món quà cho những con người có tình thương và chuẩn bị báo hiệu sự sung túc, đủ đầy của đất nước. Và sau đó bóng dáng ông Diểu dần biến mất vào hư không.
g. Giá trị nội dung
– Truyện ngắn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn săn bắt động vật trái phép. Con người cần ý thức bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo vệ thiên nhiên nói chung để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
h. Giá trị nghệ thuật
– Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn
– Tình tiết hấp dẫn, xung đột, kịch tính
– Nhân vật chân thực, sinh động
– Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.