Giáo án Giáo dục công dân lớp 9, Cánh Diều cả năm học

Giaibaitap.pro.vn chia sẻ đến Quý thầy cô mẫu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9, Cánh Diều cả năm học. Thầy cô có thể xem trước nội dung giáo án GDCD lớp 9 CD dạng pdf và tải file giáo án ở link cuối bài viết.

BÀI 1. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG

(Thời gian thực hiện 2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức 

– Nêu được khái niệm sống có lí tưởng. 

– Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. 

– Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. 

2. Năng lực 

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản giúp mỗi cá nhân biết sống có lý tưởng.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các lý tưởng cao đẹp của bản thân.

– Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng. 

3. Phẩm chất 

– Yêu nước: Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bài giảng PowerPoint,….

2. Học liệu

– SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9 Bộ Cánh Diều;

– Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,… liên quan tới bài học;

– Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒNỘI DUNG CẦN ĐẠT
1. Hoạt động: Mở đầua) Mục tiêu. Tạo hứng thú học tập cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về việc sống có lí tưởng. b) Nội dung. GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau:Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó.c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện về lý tưởng sống cao đẹp của mỗi nhân vật được đề cập trong bức tranh.Ảnh 1:– Tên nhân vật: Võ Thị Sáu– Chia sẻ hiểu biết:+ Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng.+ Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được chị Sáu, thực dân Pháp đã đưa chị ra xử bắn.+ Trên đường ra pháp trường, chị Sáu vẫn giữ nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng.♦ Ảnh 2:– Tên nhân vật: Lý Tự Trọng– Chia sẻ hiểu biết:Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông Lê Hữu Đạt (còn gọi là Lê Khoan), là một gia đình yêu nước thương dân, nuôi chí phục thù, quê nhà ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, anh Trọng đã tham gia cách mạng.+ Ngày 3/2/1930, trong một lần thực hiện nhiệm vụ cách mạng, anh Trọng đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng anh vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được anh Trọng, thực dân Pháp đã đưa anh ra xử chém.+ Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca và hô vang: “Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm”.d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau:Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xem clip và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận– Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiệnBước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinhGv nhấn mạnh: Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới. Lí tưởng như ánh sáng dẫn đường, chỉ lối cho hành động của mỗi người. Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ và hành động vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
2. Hoạt động: Khám phá(Hình thành kiến thức mới)Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởnga) Mục tiêu. HS nêu được thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?c) Sản phẩm. 1/ Ý nghĩa của câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky là:+ Mỗi người cần phải xác định được lý tưởng sống của bản thân và luôn nỗ lực để hiện thực hóa lý tưởng ấy.+ Cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người.- Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky đã: thôi thúc, cổ vũ cho liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó, anh dũng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc.2/ Nhận xét:+ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân.+ Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương – bệnh binh.d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tậpGV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó?2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh đọc thông tin.- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Bước 3: Báo cáo, thảo luậnHS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xétSống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.1. Sống có lí tưởng và  ý nghĩa của sống có lí tưởng– Sống có lí tưởng là việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. – Sống có lí tưởng giúp mỗi cá nhân có động lực phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu của bản thân. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.
2. Hoạt động: Khám phá(Hình thành kiến thức mới)Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nama) Mục tiêu. Học sinh nêu được:  lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc hai thông tin tại mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi: a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ? b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên.c) Sản phẩm. 1/ Những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:– Khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.- Nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như: tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.- Cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.2/ Những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên:– Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.- Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc hai thông tin tại mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi: a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ? b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.Bước 3: Báo cáo, thảo luận– Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét- Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được những việc cần làm để xây dựng lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay.Mỗi học sinh cần xác định được lí tưởng sống của bản thân và luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hóa lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.2. Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam – Luôn luôn phần đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ.- Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.- Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. 
3. Hoạt động: Luyện tậpa. Mục tiêu: -HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.b. Nội dung: – Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy kiến thức, làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sơ đồ tư duy.Câu 1. Em hãy nhận xét việc làm của thanh niên trong các hình ảnh dưới đây. Phân tích ý nghĩa của những việc làm đó.– Nhận xét: việc làm của thanh niên trong các hình ảnh trên đã thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: luôn nỗ lực không ngừng để góp sức và quá trình xây dựng và ảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.– Ý nghĩa của các việc làm đó:+ Giúp cho mỗi cá nhân được học hỏi kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới.+ Góp phần thay đổi thái độ, hành vi, thói quen, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng, tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích vì cộng đồng+ Có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Câu 2.  Em hãy dựa vào câu nói sau để thuyết trình về lí tưởng sống của thanh niên và ý nghĩa của sống có lí tưởng đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời”+ Nội dung thể hiện được các ý:  “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định”: Hạn chế của việc sống không có lí tưởng: giống như người đi trong đêm tối không có đèn, người sống không có lí tưởng sẽ thiếu phương hướng đúng đắn để thành công trong cuộc sống. + Hình thức: khả năng sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm của người thuyết trình.Câu 3. Em hãy kể về một tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam có đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rút ra bài học cho bản thân.- HS chỉ ra được một số tấm gương tiêu biểu trong việc trong hoạt động học tập/ nghiên cứu khoa học/ khởi nghiệp/ thiện nguyện… và rút ra bài học cho bản thân Câu 4.  Em hãy xác định lí tưởng sống của mình và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân.- Xác định lí tưởng sống: tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Gợi ý kế hoạch hành động:+ Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.+ Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.+ Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài học.- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập.? Bài tập 1: GV cho học sinh trả lời cá nhân. ? Bài tập 2: Bài tập thuyết trình: GV cho học sinh thảo luận nhóm.? Bài tập 3: GV cho học sinh chia sẻ cá nhân.? Bài tập 4: GV gợi ý cách làm và giao nhiệm vụ về nhà cho HS thực hiện, thu bài vào tiết học sau..Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập– HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ.- Với hoạt động nhóm:  HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luậnGV:- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).HS:- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:+ Kết quả làm việc của học sinh.+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.III. Luyện tậpCâu 1. Em hãy nhận xét việc làm của thanh niên trong các hình ảnh dưới đây. Phân tích ý nghĩa của những việc làm đó.– Nhận xét: việc làm của thanh niên trong các hình ảnh trên đã thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: luôn nỗ lực không ngừng để góp sức và quá trình xây dựng và ảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.– Ý nghĩa của các việc làm đó:+ Giúp cho mỗi cá nhân được học hỏi kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới.+ Góp phần thay đổi thái độ, hành vi, thói quen, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng, tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích vì cộng đồng+ Có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Câu 2.  Em hãy dựa vào câu nói sau để thuyết trình về lí tưởng sống của thanh niên và ý nghĩa của sống có lí tưởng đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời”+ Nội dung thể hiện được các ý:  “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định”: Hạn chế của việc sống không có lí tưởng: giống như người đi trong đêm tối không có đèn, người sống không có lí tưởng sẽ thiếu phương hướng đúng đắn để thành công trong cuộc sống. + Hình thức: khả năng sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm của người thuyết trình.Câu 3. Em hãy kể về một tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam có đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rút ra bài học cho bản thân.- HS chỉ ra được một số tấm gương tiêu biểu trong việc trong hoạt động học tập/ nghiên cứu khoa học/ khởi nghiệp/ thiện nguyện… và rút ra bài học cho bản thân Câu 4.  Em hãy xác định lí tưởng sống của mình và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân.- Xác định lí tưởng sống: tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Gợi ý kế hoạch hành động:+ Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.+ Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.+ Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
4. Hoạt động: Vận dụnga. Mục tiêu: – HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.b. Nội dung: Giáo viên  cho học sinh tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức bằng hoạt động dự án nhóm tổc. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm của học sinh.Câu 1. Em hãy cùng bạn thiết kế một tác phẩm tuyên truyền về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.Gợi ý sản phẩm: sáng tác truyện, thơ, vẽ tranh, làm tập san, ..Yêu cầu thông điệp: + Nội dung ngắn gọn, thể hiện tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng hoặc mục đích sống cao đẹp của bản thân. + Hình thức đẹp. Câu 2: Em hãy thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân đã xây dựng ở bài luyện tập 4 và báo cáo kết quả thực hiện trước lớp.– Có kế hoạch rèn luyện bản thân để xây dựng lý tưởng sống cao đẹpd. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:– GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi: Câu 1. Em hãy cùng bạn thiết kế một tác phẩm tuyên truyền về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. Gợi ý sản phẩm: sáng tác truyện, thơ, vẽ tranh, làm tập san, ..Câu 2: Em hãy thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân đã xây dựng ở bài luyện tập 4 và báo cáo kết quả thực hiện trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập– Câu 1: Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Câu 2: HS làm việc cá nhân ở nhà.Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luậnGV:- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần); giúp đỡ, gợi ý học sinh cách thực hiện.HS:- Trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).Trình bày việc làm theo yêu cầu câu 2 vào tiết sau.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Yc hs nhận xét câu trả lời.- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

TUẦN 3 + 4

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 2. KHOAN DUNG

(Thời gian thực hiện 2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức 

– Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung. 

– Nhận biết được giá trị của khoan dung. 

– Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung

2. Năng lực 

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về khoan dung.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến khoan dung.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung. 

3. Phẩm chất 

– Nhân ái: Có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha trong cuộc sống.

– Có phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở sự khoan dung, tha thứ với những sai lầm của người khác để cùng nhau sống tốt đẹp hơn.

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ nội dung của quyền con người như; Quyền được đối xử bình đẳng để lấy các ví dụ giúp học sinh hiểu được việc thực hiện quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch; Quyền không bị tra tấn, nhục hình, bị đổi xử hoặc chịu hình phạt tàn nhẫn vô nhân đạo; Quyền không phân biệt đối xử 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bài giảng PowerPoint,….

2. Học liệu

– SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9 Bộ Cánh Diều;

– Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,… liên quan tới bài học;

– Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒNỘI DUNG CẦN ĐẠT
1. Hoạt động: Mở đầua) Mục tiêu. HS có hứng thú học tập, kết nối vào bài mới qua những tìm hiểu và chia sẻ trải nghiệm bước đầu về khoan dung. b) Nội dung. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và thực hiện yêu cầu: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện về lòng khoan dung trong cuộc sống.+ Tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” => Ý nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định sự cần thiết của lòng bao dung và thức tỉnh mỗi người khi không may phạm sai lầm phải nhìn thẳng vào sự việc, chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình.+ Tục ngữ: “Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay” => Ý nghĩa: Cuộc sống có thăng trầm, và mọi người đều trải qua những thời kỳ khó khăn. Để đối nhân xử thế một cách tốt đẹp, chúng ta nên hiểu và thông cảm với người khác trong những thời điểm khó khăn.d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và thực hiện yêu cầu: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xem clip và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận– Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiệnBước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinhGv nhấn mạnh: Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được đúc kết trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta.
2. Hoạt động: Khám phá(Hình thành kiến thức mới)Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung
a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm, các biểu hiện cơ bản và ý nghĩa của khoan dung.b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1 và 2 trong SGK để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó?Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.c) Sản phẩm. – Thông tin 1. Trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã vạch ra nhiều tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, như: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Nhưng khi nghĩa quân Lam Sơn toàn thắng, chủ tướng Lê Lợi chẳng những không ra lệnh giết hại kẻ thù, mà ngược lại, ông còn có những hành động nhân đạo, như: cấp cho thuyền và ngựa, xe cho quân Minh rút về nước.=> Hành động đó của chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã:+ Thể hiện lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.+ Góp phần giúp “dập tắt muôn đời chiến tranh”, “mở ra muôn thuở thái bình”, đỡ hao tổn thêm xương máu của nhân dân hai nước.– Thông tin 2. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: mặc dù thực dân Pháp có nhiều hành động đàn áp nhân dân Việt Nam; tuy nhiên, đối với người Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), nhân dân Việt Nam đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.=> Những hành động đó của nhân dân Việt Nam đã thể hiện: lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.- Biểu hiện của khoan dung:+ Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.+ Tha thứ cho chính mình.+ Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tậpGV hướng dẫn HS đọc thông tin 1 và 2 trong SGK để trả lời câu hỏi: ? Em hãy nêu việc làm của nhân dân ta trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.? Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh đọc thông tin.- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.Bước 3: Báo cáo, thảo luậnHS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét:Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy. Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt. Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn.1. Khoan dung, biểu hiện và giá trị của khoan dung– Khoan dung là rộng lòng tha thứ.- Biểu hiện của khoan dung:+ Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.+ Tha thứ cho chính mình.+ Không cố chấp, hẹp hỏi, định kiến.- Ý nghĩa của khoan dung: Khoan dung giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để sống tích cực hơn. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
2. Hoạt động: Khám phá(Hình thành kiến thức mới)Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung
a) Mục tiêu. HS trình bày được những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống. b) Nội dung. GV sử dụng phương pháp trực quan, chiếu tranh lên bảng hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc lời thoại ở mục 2 và đọc trường hợp ở trang 12 trong SGK, trả lời câu hỏi: Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp trên. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thể hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa khoan dung của bản thân.Tích hợp quyền con người– Mức độ tích hợp: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ nội dung của quyền con người như; Quyền được đối xử bình đẳng để lấy các ví dụ giúp học sinh hiểu được việc thực hiện quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch; Quyền không bị tra tấn, nhục hình, bị đổi xử hoặc chịu hình phạt tàn nhẫn vô nhân đạo; Quyền không phân biệt đối xử c) Sản phẩm. – Trường hợp 1.+ Nhận xét: bạn K đã nhận thức được sai lầm của minh và bạn ấy luôn dằn vặt, tự trách bản thân vì lỗi sai ấy. Các bạn trong nhóm đã luôn động viên, an ủi bạn K.+ Trong trường hợp này, các bạn trong nhóm của K đã có thái độ và hành vi thể hiện lòng khoan dung.– Trường hợp 2.+ Nhận xét: dù mắc sai lầm, nhưng bạn T đã có ý thức và hành động sửa chữa. Tuy vậy, bạn H vẫn luôn chấp niệm về lỗi sai của T và không tha thứ cho T.+ Trong tình huống này, bạn H đã có thái độ và hành động thiếu khoan dung.- Một số việc làm thể hiện lòng khoan dung:+ Luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ;+ Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác;+ Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thiếu khoan dung.- Một số việc làm chưa khoan dung:+ Cằn nhằn, nhiếc móc lỗi sai của người khác khi họ phạm sai lầm.+ Nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng theo định kiến và quan điểm cá nhân.+ Tỏ thái độ kì thị, phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo,…d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV sử dụng phương pháp trực quan, chiếu tranh lên bảng hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc lời thoại ở mục 2 và đọc trường hợp ở trang 12 trong SGK, trả lời câu hỏi: ? Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp trên. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?Câu 2: Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thể hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa khoan dung của bản thân.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.Bước 3: Báo cáo, thảo luận– Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét: Chúng ta cần tha thứ cho chính mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.Để trở thành người có lòng khoan dung, mỗi chúng ta đều cần: Sống chân thành, rộng lượng; Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác; Phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi, thiếu khoan dung, độ lượng.2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần phải: + Luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ;+ Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác; + Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thiếu khoan dung.
3. Hoạt động: Luyện tậpa. Mục tiêu: – HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.b. Nội dung: – Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy kiến thức, làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sơ đồ tư duy.Câu 1. Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?.– Đồng tình với các ý kiến: b) e). Vì:+ Biểu hiện của khoan dung là: Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; Tha thứ cho chính mình; Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.+ Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.- Không đồng tình với các ý kiến: a), c), d). Vì:+ Chúng ta chỉ nên khoan dung, tha thứ cho người khác, khi họ nhận thức được sai lầm của bản thân và có thái độ, hành động sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó.+ Trước những lỗi sai, thiếu sót của người khác, chúng ta nên phê bình, góp ý với tinh thần xây dựng.Câu 2.  Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:– Xử lí tình huống a) Nếu là bố mẹ của V, em sẽ:+ Đợi khi khách ra về; sau đó cùng trao đổi, tâm sự với V.+ Trong quá trình trao đổi, em luôn thể hiện thái độ: nhẹ nhàng, cởi mở và rộng lượng, sẵn sàng tha thứ khi V nhận thức được lỗi sai và quyết tâm thay đổi.– Xử lí tình huống b) Nếu là hàng xóm của bà A, em sẽ:+ Chấp nhận lời xin lỗi của bà A; đồng thời khuyên nhủ các gia đình khác trong tổ dân phố bỏ qua những thiếu sót của gia đình bà A trong thời gian qua.+ Thường xuyên động viên và giúp đỡ, hướng dân gia đình bà A thực hiện đúng các quy định chung của tổ dân phố.Câu 3. Có ý kiến cho rằng: “Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người”. Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.- HS chỉ ra được:+ “Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực” (bạo lực tinh thần với người không nhận được khoan dung và với chính người cố chấp, không tha thứ cho lỗi lầm của người khác). + Không khoan dung gây “trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự” (người mắc lỗi luôn mặc cảm, tự ti, không dám thể hiện bản thân vì lúc nào cũng sợ bị sai lầm, chê trách). Câu 4. Em hãy kể lại một vài tình huống mà em đã thể hiện lòng khoan dung với mọi người và với chính bản thân em.+ Biết nhìn nhận đánh giá người khác dựa trên những hiểu biết về lòng khoan dungd) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài học.- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập.?Bài tập 1: GV tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân. Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?.?Bài tập 2: HS làm việc cá nhân, viết câu trả lời vào vở hoặc phiếu học tập, trao đổi, so sánh kết quả theo cặp. ?Bài tập 3: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập số 3 trong SGK: Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.. Bài tập đã được giao về nhà từ tiết học trước (Thuyết trình theo nhóm)? Bài tập 4: HS làm việc cá nhân, liên hệ thực tế những việc làm thể hiện lòng khoan dung của bản thân.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập– HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ.- Với hoạt động nhóm:  HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luậnGV:- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).HS:- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:+ Kết quả làm việc của học sinh.+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.III. Luyện tậpBài 1. Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?.– Đồng tình với các ý kiến: b) e). Vì:+ Biểu hiện của khoan dung là: Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; Tha thứ cho chính mình; Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.+ Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.- Không đồng tình với các ý kiến: a), c), d). Vì:+ Chúng ta chỉ nên khoan dung, tha thứ cho người khác, khi họ nhận thức được sai lầm của bản thân và có thái độ, hành động sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó.+ Trước những lỗi sai, thiếu sót của người khác, chúng ta nên phê bình, góp ý với tinh thần xây dựng.Bài 2.  Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:– Xử lí tình huống a) Nếu là bố mẹ của V, em sẽ:+ Đợi khi khách ra về; sau đó cùng trao đổi, tâm sự với V.+ Trong quá trình trao đổi, em luôn thể hiện thái độ: nhẹ nhàng, cởi mở và rộng lượng, sẵn sàng tha thứ khi V nhận thức được lỗi sai và quyết tâm thay đổi.– Xử lí tình huống b) Nếu là hàng xóm của bà A, em sẽ:+ Chấp nhận lời xin lỗi của bà A; đồng thời khuyên nhủ các gia đình khác trong tổ dân phố bỏ qua những thiếu sót của gia đình bà A trong thời gian qua.+ Thường xuyên động viên và giúp đỡ, hướng dân gia đình bà A thực hiện đúng các quy định chung của tổ dân phố.Bài 3. Có ý kiến cho rằng: “Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người”. Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.- HS chỉ ra được:+ “Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực” (bạo lực tinh thần với người không nhận được khoan dung và với chính người cố chấp, không tha thứ cho lỗi lầm của người khác). + Không khoan dung gây “trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự” (người mắc lỗi luôn mặc cảm, tự ti, không dám thể hiện bản thân vì lúc nào cũng sợ bị sai lầm, chê trách). Bài 4. Em hãy kể lại một vài tình huống mà em đã thể hiện lòng khoan dung với mọi người và với chính bản thân em.+ Biết nhìn nhận đánh giá người khác dựa trên những hiểu biết về lòng khoan dung
4. Hoạt động: Vận dụnga. Mục tiêu: – HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.b. Nội dung: Giáo viên  cho học sinh tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức bằng hoạt động dự án nhóm tổc. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm của học sinh.Câu 1.  Em hãy sưu tầm một câu chuyện về sự khoan dung và chia sẻ điều em có thể học tập, vận dụng cho bản thân từ câu chuyện đó.– Biết điều chỉnh hành vi của cá nhân trong các tình huống thường gặp bằng lòng khoan dungCâu 2: Em hãy viết một lá thư khuyên bạn/người thân khi biết bạn/người thân vẫn còn day dứt về việc mắc lỗi của họ.– Có kế hoạch rèn luyện bản thân để xây dựng lý tưởng sống cao đẹpd. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:– GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi: Câu 1. Em hãy sưu tầm một câu chuyện về sự khoan dung và chia sẻ điều em có thể học tập, vận dụng cho bản thân từ câu chuyện đó.Câu 2: Em hãy viết một lá thư khuyên bạn/người thân khi biết bạn/người thân vẫn còn day dứt về việc mắc lỗi của họ.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập– Câu 1: Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Câu 2: HS làm việc cá nhân ở nhà.Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luậnGV:- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần); giúp đỡ, gợi ý học sinh trong việc viết thư.HS:- Trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).Trình bày việc làm theo yêu cầu câu 2 vào tiết sau.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Yêu cầu hs nhận xét câu trả lời.- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Thời gian thực hiện: … tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức 

– Hiểu được thế nào là hoạt động cộng đồng, nêu được một số hoạt động cộng đồng 

– Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng 

– Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. 

2. Năng lực 

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công khi tham gia vào hoạt động cộng đồng.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan khi tham gia vào hoạt động cộng đồng.

– Năng lực điều chỉnh hành vì và phát triển bản thân. Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức. 

3. Phẩm chất 

– Nhân ái và trách nhiệm trong việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

– Chăm chỉ:  Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với lứa tuổi.

– Trách nhiệm:  Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

4) Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt sau: Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ nội dung của quyền con người yêu cầu học sinh lấy các ví dụ để làm nổi bật ý nghĩa của việc tham các hoạt động cộng đồng để giúp đỡ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, qua đó khẳng định thực hiện quyền con người trong một số hoạt động tình nguyện, thiện nguyện; hoạt động giúp đỡ những cuộc đời cơ nhỡ, trẻ mồ côi 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

– SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;

– Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,… liên quan tới bài học;

– Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

– Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. HS có hứng thú học tập, kết nối vào bài mới qua những tìm hiểu và chia sẻ trải nghiệm bước đầu về hoạt động cộng đồng. 

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các bức tranh và cho biết ý nghĩa của những hoạt động trong tranh. 

Em hãy kể tên một số hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia và nêu ý nghĩa của hoạt động cộng đồng đó.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện của hoạt động cộng đồng và biểu hiện của việc tham gia hoạt động cộng đồng

– Một số hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia:

+ Phong trào kế hoạch nhỏ

+ Chương trình thiện nguyện: tặng áo ấm và sách cho các bạn học sinh vùng cao

+ Tham gia quét dọn, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

– Ý nghĩa của các hoạt động đó:

+ Phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng, góp phần cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

+ Tạo ra cơ hội cho bản thân được giao lưu, học hỏi, rèn luyện các kĩ năng, mở rộng hiểu biết về mọi mặt.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các bức tranh và cho biết ý nghĩa của những hoạt động trong tranh. 

Em hãy kể tên một số hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia và nêu ý nghĩa của hoạt động cộng đồng đó.

Thực hiện nhiệm vụ 

HS quan sát các bức tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Báo cáo, thảo luận

– Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

– Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định 

Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh: 

Trong thực tế, có nhiều người đã nhận thức được giá trị của việc tham gia hoạt động cộng đồng và tích cực tham gia hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, có một số người vẫn chưa nhận thức được và chưa tích cực tham gia các hoạt động đó. Đối với học sinh, việc tìm hiểu và tham gia hoạt động cộng đông là những trải nghiệm hữu ích, giúp mỗi học sinh sống có trách nhiệm hơn.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Hoạt động cộng đồng và sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng

a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm hoạt động cộng đồng và ý nghĩa của việc phải tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 

Em hãy cho biết những hoạt động nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh và thông tin trên. Hoạt động đó do những chủ thể nào thực hiện?

Theo em, các hoạt động đó có điểm gì chung? Em hiểu thế nào là hoạt động cộng đồng?

Từ thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng.

c) Sản phẩm. 

1/ Các hoạt động cộng đồng trong thông tin trên gồm có: 

– Hình ảnh 1. Hoạt động: dọn dẹp vệ sinh môi trường sống – hoạt động này được thực hiện bởi: các bạn học sinh, người dân sinh sống tại địa bàn đó.

– Hình ảnh 2. Hoạt động: hiến máu nhân đạo – hoạt động này được thực hiện bởi: đoàn viên thuộc đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

– Hình ảnh 3. Hoạt động: đền ơn đáp nghĩa – hoạt động này được thực hiện bởi: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Hình ảnh 4. Hoạt động thiện nguyện (trao tặng quà cho trẻ em vùng cao) – hoạt động này được thực hiện bởi: câu lạc bộ thiện nguyện kết nối các nhà hảo tâm.

– Thông tin. Các hoạt động thiện nguyện, như: trao quà; khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn – hoạt động này được thực hiện bởi: Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

– Điểm chung: các hoạt động được đề cập đến ở hình ảnh và thông tin trên đều là những hoạt động mang lại nhiều giá trị tốt đẹp, thiết thực cho cộng đồng.

– Khái niệm hoạt động cộng đồng: Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng:

– Đối với cộng đồng:

+ Phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng.

+ Góp phần cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

– Đối với cá nhân:

+ Tạo ra cơ hội cho mỗi cá nhân được giao lưu, học hỏi, rèn luyện các kĩ năng, mở rộng hiểu biết về mọi mặt;

+ Nâng cao giá trị của bản thân và được mọi người yêu mến.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinhDự kiến sản phẩm
Giao nhiệm vụ học tậpGV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những hoạt động nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh và thông tin trên. Hoạt động đó do những chủ thể nào thực hiện?Theo em, các hoạt động đó có điểm gì chung? Em hiểu thế nào là hoạt động cộng đồng?Từ thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng.Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh đọc thông tin.- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.Báo cáo, thảo luậnHS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập. Kết luận, nhận định– Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xétĐối với cá nhân: giúp mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kĩ năng; có tinh thần trách nhiệm đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào công việc chung của tập thể, xã hội; nâng cao giá trị của bản thân và được mọi người yêu mến;… Đối với cộng đồng: phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội; tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, lan toả những giá trị tích cực; góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh. 1. Hoạt động cộng đồng và sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng– Khái niệm: Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. – Một số hoạt động cộng đồng tiêu biểu như hoạt động nhân đạo, thiện nguyện; hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa; hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan; hoạt động bảo tồn di sản văn hoá, lịch sử….- Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng: Sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng:Đối với cộng đồng: Phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng, góp phần cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.Đối với cá nhân: Tạo ra cơ hội cho mỗi cá nhân được giao lưu, học hỏi, rèn luyện các kĩ năng, mở rộng hiểu biết về mọi mặt; nâng cao giá trị của bản thân và được mọi người yêu mến.

Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Tham gia các hoạt động cộng đồng 

a) Mục tiêu. HS nêu được trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức và HS khi tham gia các hoạt động cộng đồng. 

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các bức tranh trong SGK để trả lời câu hỏi: 

Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trong mỗi hình ảnh trên.

Thực hiện Chương trình Công tác Đoàn – Đội, trường của em thường tổ chức những hoạt động nào? Hoạt động đó nhằm mục đích gì?

Em hãy lựa chọn một hoạt động cộng đồng để xây dựng kế hoạch tham gia và vận động người khác cùng tham gia hoạt động đó theo gợi ý dưới đây:

– Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt sau: Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ nội dung của quyền con người yêu cầu học sinh lấy các ví dụ để làm nổi bật ý nghĩa của việc tham các hoạt động cộng đồng để giúp đỡ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, qua đó khẳng định thực hiện quyền con người trong một số hoạt động tình nguyện, thiện nguyện; hoạt động giúp đỡ những cuộc đời cơ nhỡ, trẻ mồ côi 

c) Sản phẩm. 

1/ Hình ảnh 1. Cả hai bạn nữ trong bức ảnh đã có thái độ tích cực khi tham gia hoạt động: hướng dẫn, hỗ trợ học tập cho các em nhỏ ở làng trẻ em SOS

– Hình ảnh 2. Bạn H đã thiếu tích cực, không tập trung khi tham gia hoạt động dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ.

2/ Chương trình Công tác Đoàn – Đội, trường của em thường tổ chức một số hoạt động sau:

+ Chương trình về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá;

+ Các hoạt động tình nguyện thường xuyên, như: các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,…

– Những hoạt động đó được thực hiện nhằm mục đích: mang lại những giá trị, lợi ích chung cho cộng đồng; góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước…

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinhDự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các bức tranh trong SGK để trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trong mỗi hình ảnh trên.Thực hiện Chương trình Công tác Đoàn – Đội, trường của em thường tổ chức những hoạt động nào? Hoạt động đó nhằm mục đích gì?Em hãy lựa chọn một hoạt động cộng đồng để xây dựng kế hoạch tham gia và vận động người khác cùng tham gia hoạt động đó theo gợi ý dưới đây:Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.Báo cáo thảo luận– Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.Kết luận, nhận định– Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xétHọc sinh cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng do nhà trường, địa phương tổ chức; tích cực vận động người thân, bạn bè cùng tham gia; phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.2. Tham gia các hoạt động cộng đồngHọc sinh cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động cộng đồng; phê phán những biểu hiện thờ ơ, ích kỉ, thiểu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

3. Hoạt động: Luyện tập

Câu 1. Em hãy xác định tên, mục đích, ý nghĩa của mỗi hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Mục tiêu. HS củng cố, hoàn thiện tri thức vừa khám phá. Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động cộng đồng. 

 b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, viết câu trả lời cho từng ý kiến vào giấy, vở hoặc phiếu học tập. 

c) Sản phẩm. 

Trường hợp 1. Hằng năm, trường Trung học cơ sở H thường tổ chức cho học sinh đến thăm và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.

– Tên hoạt động: Đền ơn đáp nghĩa

– Mục đích: Tri ân, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ỏ địa phương.

– Ý nghĩa:

+ Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

+ Góp phần giáo dục, bồi dưỡng ở HS lòng yêu nước, biết ơn các thế hệ đi trước đã hi sinh xương máu cho độc lập dân tộc.

Trường hợp 2. Chính quyền địa phương V thường tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã.

– Tên hoạt động: Bảo vệ môi trường

– Mục đích: tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã.

– Ý nghĩa:

+ Góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học.

+ Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân công dân trong việc bảo vệ môi trường sống.

+ Góp phần đấu tranh để hạn chế các loại tội phạm liên quan đến việc: săn bắt, tàng trữ, buôn bán,… động vật hoang dã.

Trường hợp 3. Lớp của K cùng thực hiện dự án nuôi heo đất ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

– Tên hoạt động: kế hoạch nhỏ

– Mục đích: giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

– Ý nghĩa:

+ Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.

+ Góp phần giáo dục lòng nhân ái cho các bạn học sinh.

Trường hợp 4. Sau mỗi năm học, bạn P thường thu gom sách vở cũ và quần áo trong gia đình mình để gửi tặng các em học sinh vùng cao.

– Tên hoạt động: chương trình thiện nguyện

– Mục đích: giúp đỡ các bạn học sinh vùng cao.

– Ý nghĩa:

+ Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.

+ Góp phần giáo dục lòng nhân ái cho các bạn học sinh.

 d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân

Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể

Thực hiện nhiệm vụ 

Nhóm 5 – 6 HS chơi, đứng thành đội hình vòng tròn. Ai trả lời sai/trùng với đáp án của người trả lời trước/sau 10 giây không trả lời được sẽ bị loại. Người còn lại cuối cùng sẽ thắng. 

Báo cáo, thảo luận

– Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 

Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được những ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng

Câu 2.  Em hãy dựa vào câu ca dao dưới đây để chia sẻ trước lớp về sự cần thiết và trách nhiệm tham gia hoạt động cộng đồng:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống liên quan đến các hoạt động cộng đồng

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ HS tự nghiên cứu bài tập 2 trong SGK: Em hãy dựa vào câu ca dao dưới đây để chia sẻ trước lớp về sự cần thiết và trách nhiệm tham gia hoạt động cộng đồng:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

c) Sản phẩm. 

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” – câu ca dao đó vẫn luôn vang vọng như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy sống trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Xã hội hiện đại khiến cho con người trở nên vì chính mình nhiều hơn mà bỏ qua ý thức cộng đồng. Vậy ý thức cộng đồng phải hiểu chính xác là gì? Trước tiên, chúng ta phải hiểu được khái niệm ý thức. Ý thức vốn là một phạm trù triết học khá trừu tượng và khó hiểu. Nhưng hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp, từ đó có được lòng tin và niềm yêu thương của mọi người.

 d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ HS tự nghiên cứu bài tập 2 trong SGK: Em hãy dựa vào câu ca dao dưới đây để chia sẻ trước lớp về sự cần thiết và trách nhiệm tham gia hoạt động cộng đồng:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Thực hiện nhiệm vụ 

– Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân

– Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời

Báo cáo, thảo luận

– Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 

Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để hiểu rõ được những ý nghĩa của tham gia các hoạt động cộng đồng

Câu 3. Có ý kiến cho rằng, hiện nay, bên cạnh những học sinh, thanh niên có tấm lòng nhân ái thì vẫn còn những cá nhân sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết hưởng thụ, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Em hãy nêu quan điểm của mình về ý kiến trên. Hãy lấy vi dụ chứng minh cho quan điểm đó.

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống liên quan đến trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc và thực hiện yêu cầu: Có ý kiến cho rằng, hiện nay, bên cạnh những học sinh, thanh niên có tấm lòng nhân ái thì vẫn còn những cá nhân sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết hưởng thụ, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Em hãy nêu quan điểm của mình về ý kiến trên. Hãy lấy vi dụ chứng minh cho quan điểm đó.

c) Sản phẩm. 

– Đồng tình với ý kiến: hiện nay, bên cạnh những học sinh, thanh niên có tấm lòng nhân ái thì vẫn còn những cá nhân sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết hưởng thụ, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

– Chứng minh: một số hành vi thể hiện lối sống ích kỉ, cá nhân, thiếu trách nhiệm với cộng động:

+ Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động cộng đồng do nhà trường, địa phương,… tổ chức.

+ Xả rác bừa bãi; không tiết kiệm điện, nước, thức ăn,…

+ Thờ ơ, vô cảm trước hành vi bạo lực học đường,…

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ 

GV giao nhiệm vụ cho HS đọc và thực hiện yêu cầu: Có ý kiến cho rằng, hiện nay, bên cạnh những học sinh, thanh niên có tấm lòng nhân ái thì vẫn còn những cá nhân sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết hưởng thụ, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Em hãy nêu quan điểm của mình về ý kiến trên. Hãy lấy vi dụ chứng minh cho quan điểm đó.

Thực hiện nhiệm vụ 

HS làm việc cá nhân: suy nghĩ và thực hiện 

Thảo luận nhóm đôi để nêu ý nghĩa của các việc làm, viết kết quả thảo luận vào nháp/ phiếu học tập. 

Báo cáo, thảo luận

– Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 

Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

Câu 4.  Em hãy cùng bạn thảo luận các tiêu chí để đánh giá trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng theo mẫu dưới đây:

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm, thảo luận bài tập 4 trong SGK:  Em hãy cùng bạn thảo luận các tiêu chí để đánh giá trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng theo mẫu dưới đây: 

c) Sản phẩm. 

Tiêu chíBiểu hiện cụ thể
Tinh thần, thái độ tham gia hoạt động– Tích cực, hăng hái tham gia/ vận động người thân, bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng.- Chủ động nhận các nhiệm vụ; đóng góp công sức vào hoạt động chung của tập thể.- Đưa ra các nhận xét, đánh giá đúng đắn, khách quan và đề xuất những biện pháp để hoạt động chung được diễn ra thuận lợi, hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao– Luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.- Dũng cảm nhận lỗi, không trốn tránh trách nhiệm (trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ).
Thái độ hợp tác và hỗ trợ mọi người– Luôn giữ thái độ thân thiện, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành mục tiêu chung của tập thể.
Kết quả vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động– Tuyên truyền, phổ biến được chương trình đến đông đảo người thân, bạn bè,…- Sử dụng nhiều phương pháp, hình thức mới, để góp phần lan tỏa chương trình đến đông đảo người dân hơn (ví dụ: sử dụng các trang mạng xã hội; phương tiện truyền thông,…)

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ 

GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm, thảo luận bài tập 4 trong SGK:  Em hãy cùng bạn thảo luận các tiêu chí để đánh giá trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng theo mẫu dưới đây: 

Thực hiện nhiệm vụ 

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm, viết câu trả lời vào giấy A3, vở nháp hoặc phiếu học tập. 

Báo cáo, thảo luận

– Giáo viên mời từng nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình 

Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát giúp học sinh biết điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp

Câu 5.  Em hãy sưu tầm thông tin và chia sẻ trước lớp về những tấm gương (tổ chức, cá nhân) tích cực tham gia hoạt động cộng đồng. Em rút ra được bài học gì cho bản thân?

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm, thảo luận bài tập 5 trong SGK:  Em hãy sưu tầm thông tin và chia sẻ trước lớp về những tấm gương (tổ chức, cá nhân) tích cực tham gia hoạt động cộng đồng. Em rút ra được bài học gì cho bản thân?

c) Sản phẩm. 

Biết đánh giá các hành vi thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ 

GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm, thảo luận bài tập 5 trong SGK:  Em hãy sưu tầm thông tin và chia sẻ trước lớp về những tấm gương (tổ chức, cá nhân) tích cực tham gia hoạt động cộng đồng. Em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Thực hiện nhiệm vụ 

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm, viết câu trả lời vào giấy A3, vở nháp hoặc phiếu học tập. 

Báo cáo, thảo luận

– Giáo viên mời từng nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình 

Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát giúp học sinh biết điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp

4. Hoạt động: Vận dụng

Câu 1:  Em hãy thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo tiêu chí đã xây dựng.

a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới 

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện bài tập Vận dụng số 1 trong SGK theo nhóm và hướng dẫn HS thực hiện bài tập này ở trường, ở nhà: Em hãy thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo tiêu chí đã xây dựng.

c) Sản phẩm. 

Thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng đã được xây dựng trong hoạt động luyện tập và báo cáo kết quả thực hiện (thông qua bài thu hoạch, clip, tranh ảnh,…).

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ 

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện bài tập Vận dụng số 1 trong SGK theo nhóm và hướng dẫn HS thực hiện bài tập này ở trường, ở nhà: Em hãy thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo tiêu chí đã xây dựng.

Thực hiện nhiệm vụ 

HS thực hiện nhiệm vụ, ghi lại kết quả thông qua các hình ảnh, video tái hiện việc thực hiện kế hoạch hoặc báo cáo kết quả bằng số liệu cụ thể của việc thực hiện kế hoạch. 

Báo cáo, thảo luận

GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện bài tập này vào hoạt động khởi động của tiết học tuần kế tiếp. 

Kết luận, nhận định

GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập, chọn các nhóm làm tốt để chấm điểm đưa vào điểm đánh giá thường xuyên. 

Câu 2: Em hãy làm một sản phẩm (một bức thư, bài thuyết trình, video, … ) mang thông điệp tuyên truyền về trách nhiệm của mỗi học sinh khi tham gia hoạt động chung của cộng đồng.

a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới 

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện bài tập Vận dụng số 2 trong SGK và hướng dẫn HS thực hiện bài tập này ở nhà. Em hãy làm một sản phẩm (một bức thư, bài thuyết trình, video, … ) mang thông điệp tuyên truyền về trách nhiệm của mỗi học sinh khi tham gia hoạt động chung của cộng đồng.

c) Sản phẩm. 

– Có kế hoạch tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ 

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện bài tập Vận dụng số 2 trong SGK và hướng dẫn HS thực hiện bài tập này ở nhà. Em hãy làm một sản phẩm (một bức thư, bài thuyết trình, video, … ) mang thông điệp tuyên truyền về trách nhiệm của mỗi học sinh khi tham gia hoạt động chung của cộng đồng.

Thực hiện nhiệm vụ 

HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ. 

Báo cáo, thảo luận

GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả thực hiện bài tập này vào hoạt động khởi động của tiết học tuần kế tiếp. 

Kết luận, nhận định

GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập, chọn 5 – 10 bài viết của HS để chấm điểm đưa vào điểm đánh giá thường xuyên. 

Rút kinh nghiệm sau bài dạy

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn học tốt xem hay !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web