Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 1

Giaibaitap.pro.vn xin chia sẻ đến Thầy cô tệp “Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 1“. Thầy cô có thể xem trực tuyến định dạng pdf nội dung Tuần 1 giáo án tiếng việt 5 sách cánh diều. Thầy cô tải file giáo án định dạng word ở link cuối bài viết.

TUẦN 1

BÀI 1. TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

1. Trao đổi

1.1. Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Bước 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức. 

– Cách chơi: Giáo viên chia bảng làm 2 phần, viết (dán) lên mỗi từ trẻ embúp trên cành lên một phần của bảng. Chia lớp thành 2 nhóm (mỗi nhóm là một dãy bàn). 

– Yêu cầu mỗi nhóm lần lượt cử các thành viên lên bảng viết những từ gợi tả hình ảnh liên quan đến 2 sự vật trên bảng trong vòng 3 – 4 phút (tuỳ vào tình hình lớp học, giáo viên xác định thời gian hợp lí để mỗi nhóm có thể viết được 8 – 10 từ theo yêu cầu). Trước khi HS 2 nhóm chơi, GV làm mẫu với 1 từ.

Ví dụ: Trẻ em – xinh xắn, bụ bẫm, đầy sức sống…; búp trên cành – non tơ, mơn mởn,… 

– Mời 1 – 2 học sinh nêu điểm giống nhau giữa trẻ em  và búp trên cành (VD: non nớt, đầy sức sống, cần được chăm sóc, cần được bảo vệ,…). 

Bước 2: GV giới thiệu câu thơ và nêu yêu cầu tìm hiểu về hình ảnh so sánh.

– Bác Hồ  của chúng ta từng viết: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” (kết hợp chiếu 2 câu thơ lên); Nêu yêu cầu: 

+ Em hãy tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ trên. (Trẻ em như búp trên cành).

+ Trong câu thơ, những sự vật nào được so sánh với nhau? (Trẻ em so sánh với búp trên cành

+ Theo em, vì sao trẻ em lại được so sánh với búp trên cành? (HS dựa vào kết quả của trò chơi tiếp sức ở bước 1 để trả lời câu hỏi. VD: Vì trẻ em và búp trên cành có nhiều đặc điểm giống nhau: xinh xắn, đáng yêu nhưng non nớt, cần được chăm sóc, cần được bảo vệ để lớn lên cứng cáp, khoẻ mạnh,…).

1.2. Em hiểu câu thơ trên muốn nói điều gì?

– Học sinh trả lời cá nhân.

a) Với trẻ em? – Trẻ em phải ngoan (ăn ngoan, ngủ ngoan, học hành ngoan, …).

b) Với mọi người? – Mọi người phải nâng niu, chăm sóc, giúp đỡ các em để các em luôn khoẻ mạnh và hạnh phúc.

2. Giáo viên giới thiệu chủ điểm và Bài đọc 1

Qua hoạt động khởi động vừa rồi, các em đã biết trẻ em rất đáng yêu, các em xứng đáng nhận được tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đặc biệt mà mọi người dành cho. Trong chủ điểm đầu tiên của lớp 5 – Trẻ em như búp trên cành, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điểm đáng yêu của trẻ em cũng như những điều tốt đẹp nhất mà gia đình và xã hội dành cho các em. Chúng ta sẽ bắt đầu từ tình cảm và lời dặn dò của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ trong Thư gửi các học sinh ở bài đọc 1.

BÀI ĐỌC 1

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

– Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 90 – 95 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 4.

– Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Chú ý một số từ địa phương Bắc Bộ được sử dụng trong bức thư: giời – trời, giở đi – trở đi. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Bác Hồ gửi thư cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, căn dặn học sinh nỗ lực học tập để mai sau xây dựng đất nước, đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.

1.2. Phát triển năng lực văn học

– Cảm nhận được tình yêu thương, sự tin cậy của Bác Hồ đối với học sinh cả nước. 

– Cảm nhận được hình ảnh đẹp “dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”. 

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

2.1. Phát triển các năng lực chung

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trao đổi, thảo luận với bạn để tìm hiểu nghĩa các từ khó, từ ít dùng; trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong bài. 

– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các thông tin về ngày khai giảng đầu tiên; về tình hình đất nước tại thời điểm năm 1945; về tình cảm của và sự quan tâm của Bác đối với thế hệ trẻ để hiểu rõ về nội dung bài đọc.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ những dặn dò của Bác, tự xác định nhiệm vụ học tập và đề ra quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

2.2. Bồi dưỡng phẩm chất chủ yếu

Phẩm chất yêu nước: Thể hiện được quyết tâm học tập, rèn luyện để mai sau góp phần xây dựng đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, tranh minh hoạ nội dung bài đọc.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; vở ô li hoặc vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN              HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– Đây là tiết học đầu tiên trong tuần, hoạt động khởi động được thực hiện trong phần chia sẻ về chủ điểm. Giáo viên có thể giới thiệu thêm về thư Bác Hồ gửi:“Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta vùng lên đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành lại độc lập cho đất nước sau gần 80 năm làm nô lệ. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình (Thủ đô Hà Nội), đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bài đọc được trích từ bức thư Bác Hồ gửi cho HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam mới.”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMục tiêu:– Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng.– Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Chú ý một số từ địa phương Bắc Bộ được sử dụng trong bức thư: giời – trời, giở đi – trở đi. – Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài đọc
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng– Cách tiến hành:– GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó và những từ ngữ khác, nếu thấy cần thiết đối với HS địa phương, ví dụ: hết thảy; đồng bào; nô lệ…–  GV tổ chức cho HS chia đoạn và đọc nối tiếp các đoạn theo nhóm.       Bức thư gồm 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến …Vậy các em nghĩ sao?. Giọng đọc hào hứng, vui vẻ. Hai câu cuối (Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?) đọc với giọng trầm lắng. + Đoạn 2: Phần còn lại. Giọng đọc ôn tồn, tha thiết (lời khuyên bảo).– GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc theo nhóm.+ GV chia nhóm, yêu cầu từng nhóm HS đọc bài, mỗi nhóm 4 em đọc tiếp nối đến hết bài.+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS ngắt nghỉ hơi ở các dấu chấm, dấu phẩy, giọng đọc thể hiện sự hào hứng, vui vẻ ở đoạn 1 và ôn tồn, tha thiết ở đoạn 2.- GV mời đại diện nhóm đọc (ít nhất là 2 nhóm), sau đó cho các HS khác nhận xét.
– GV nhấn mạnh vào những từ ngữ khó đọc và những từ ngữ dễ mắc lỗi sai khi đọc: giời; giở đi. nghĩ…Hoạt động 2: Đọc hiểu– Cách tiến hành– GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 5 câu hỏi:
– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm 4 người theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn.– GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi:+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia.+ Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.    
    (1) Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? 

 (2) Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó? (Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh về nền giáo dục tồn tại ở nước ta trước năm 1945, đó là nền giáo dục của chế độ thực dân khi Pháp đô hộ và trước đó nữa là nền giáo dục phong kiến)
(3) Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ? 




(4) Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào? 





(5) Học sinh cần làm gì để thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?  
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu nội dung bức thư của Bác Hồ là gì?– GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.
 
 – HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. – HS cùng GV giải nghĩa từ khó. – Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ 2-9-1945 đến 2-7-1976.- Tựu trường: (học sinh) tập trung tại trường để chuẩn bị cho năm học mới.- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.- Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.- Hoàn cầu: thế giới.- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.



– Một số nhóm đọc to trước lớp theo yêu cầu của giáo viên. Các nhóm còn lại nhận xét bạn đọc.- Học sinh phát hiện những từ khó đọc, thực hành luyện đọc từ khó.    – HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi theo yêu cầu của GV.(1) Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?(2) Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?(3) Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?(4) Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?(5) Học sinh cần làm gì thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?  – Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Ngày khai trường diễn ra sau “bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường”  – Cũng như ngày khai trường mọi năm, HS có niềm vui được gặp lại thầy cô, bạn bè. Nhưng trong ngày khai trường đặc biệt này, HS còn có niềm vui lớn hơn vì đây là ngày khai trường đầu tiên mà các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, không phải nền giáo dục của chế độ cũ trước đây.  – Các câu: “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” – Bác Hồ luôn yêu thương và quan tâm đến thế hệ trẻ. Dù bận rộn với rất nhiều công việc, nhưng bác vẫn nhớ và viết thư thăm hỏi, chúc mừng học sinh trong ngày khai giảng. Bác tin tưởng thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân tương lại, những người xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lai, đưa đất nước theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. – HS cần nỗ lực học tập, rèn luyện để xứng với sự hi sinh của bao thế hệ và đáp ứng được sự trông cậy của nước nhà và lời căn dặn của Bác.  – Bức thư là tình cảm yêu thương, là lời chúc mừng các em học sinh nhân ngày khai trường. Cũng là sự tin cậy, trông mong của Bác Hồ với các thế hệ thiếu nhi nước nhà.  
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPMục tiêu: – HS đọc diễn cảm bài đọc; ngắt nghỉ hơi đúng; nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng; thể hiện giọng đọc phù hợp
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm bài đọc– Cách tiến hành:– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một phần của đoạn 2 với giọng ôn tồn, sâu lắng; ngắt nghỉ đúng chỗ; biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng.- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phần đoạn 2 đã luyện.- GV nhận xét HS.
 Sau 80 năm giời nô lệ / làm cho nước nhà bị yếu hèn, / ngày nay / chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ / mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, / làm sao cho chúng ta / theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. // Trong công cuộc kiến thiết đó, / nước nhà trông mong chờ đợi / ở các em rất nhiều. // Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, / dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang / để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, / chính là nhờ một phần lớn / ở công học tập của các em.    
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM– GV nêu câu hỏi: Em biết được điều gì sau khi học bài đọc Thư gửi các học sinh? Em mong muốn làm điều gì để thực hiện lời căn dặn của Bác?– GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS.* Củng cố, dặn dò+ GV nhân xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS tốt.– Dặn dò: GV nhắc HS về nhà tự đọc sách báo theo yêu cầu đã nêu trong SGK. HS có thể tìm các truyện đọc phù hợp với chủ điểm trong sách Truyện đọc lớp 5. 

BÀI VIẾT 1

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC

(Cấu tạo của đoạn văn)

 (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT  

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

– Nắm được cấu tạo của đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học. 

– Bước đầu biết vận dụng những điều đã học để giới thiệu một nhân vật văn học.

1.2. Phát triển năng lực văn học

– Biết chọn một nhân vật văn học và trao đổi, giới thiệu được với bạn về những đặc điểm nổi bật của nhân vật đó.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

 – Phát triển NL tự chủ và tự học: HS tự giải quyết nhiệm vụ học tập: xác định được cấu tạo của đoạn văn giới thiệu nhân vật; 

– Phát triển NL giao tiếp và hợp tác: HS biết trao đổi với bạn về nhân vật văn học mình chọn, lí do lựa chọn; đóng gớp ý kiến về cách giới thiệu nhân vật văn học của bạn.

– Phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết cách xử lí: bảo vệ quan điểm hoặc tiếp nhận góp ý từ bạn để làm phần giới thiệu của mình tốt hơn. Sáng tạo trong cách giới thiệu, hoặc chọn đặc điểm chi tiết của nhân vật để giới thiệu.

 – Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: Có tình cảm lành mạnh, yêu thích các tác phẩm văn học và nhân vật trong tác phẩm lựa chọn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu; phiếu học tập dành cho HS.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– GV có thể cho HS chơi một trò chơi khởi động. VD: xì điện, mỗi em kể tên một cuốn truyện/câu chuyện mà em đã đọc và nhân vật mà em thích nhất trong câu chuyện đó. (Hoặc GV chiếu bìa một số quyển truyện thiếu nhi nổi tiếng, HS xung phong nói tên nhân vật mà em thích trong quyển truyện đó; …).– GV giới thiệu bài: Trong trò chơi vừa rồi, các bạn đã kể được tên rất nhiều câu chuyện nổi tiếng và những nhân vật gây ấn tượng cho các bạn trong các câu chuyện đó. Vậy, làm thế nào để viết giới thiệu về nhân vật văn học mình thích cho người khác biết? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo đoạn văn giới thiệu nhân vật.– Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMục tiêu: – Giúp học sinh nắm được cấu tạo của đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đoạn văn giới thiệu nhân vật văn họcCách tiến hành: – GV giới thiệu: Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn người Chi-lê (Chile) Lu-ít Xê-pun-vê-đa (Luis Sépulveda) là một quyển sách rất nổi tiếng. Bạn Minh An sau khi đọc xong đã viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật chính trong câu chuyện này như sau, mời các em cùng nghe bạn đọc.- GV mời 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp đọc thầm theo.        – GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi ở BT1. Sau đó cho các nhóm hỏi đáp trước lớp (có thể cho hỏi đáp xen kẽ, mỗi người hỏi 1 câu, hoặc cho hỏi đáp hết lượt và đổi vai hỏi lại).+ Qua câu mở đoạn, bạn hiểu đoạn văn giới thiệu nhân vật nào, trong cuốn sách nào?

+ Những câu nào cho biết chi tiết về ngoại hình và tính cách của nhân vật đó?





+ Câu kết đoạn thể hiện điều gì?




Giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp để giúp học sinh rút ra bài học:+ Nội dung của đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học là gì?+ Câu mở đoạn của đoạn văn nêu thông tin gì?+  Các câu tiếp theo (thân đoạn) viết gì?+ Câu kết đoạn thể hiện điều gì?– GV dán / chiếu nội dung bài học, yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ nội dung bài học.











– Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.




– Đoạn văn giới thiệu về con mèo đen “to đùng, mập ú” có tên là Giô-ba trong cuốn sách Con mèo dạy hải âu bay.- Câu “Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú, sống ở khu bến cảng ….” cho biết về ngoại hình nhân vật. Các câu “Giô-ba là con mèo biết giữ lời hứa nhất mà mình từng biết; Giô-ba cũng là con mèo thông minh và có trái tim nhân hậu nhất.” cho biết về tính cách của nhân vật.- Câu kết đoạn thể hiện tình cảm, sự ngưỡng mộ đối với Giô-ba và mong muốn có được con mèo giống như chú của người viết.- Các bạn học sinh khác nhận xét và bổ sung (hoặc hỏi đáp lại).- Học sinh dựa vào nội dung hỏi đáp trước đó và sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi của giáo viên.



C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬPMục tiêu: – Học sinh trao đổi được với bạn những nét chính về nhân vật văn học mà mình chọn để giới thiệu.
Hoạt động 2: Trao đổi với bạn về nhân vật văn học mình muốn giới thiệuCách tiến hành:– GV mời một số HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập Luyện tập.- GV hỏi 1 HS theo các câu hỏi gợi ý trong SGK (để làm mẫu).



– Giáo viên nhận xét, hướng dẫn HS cách chọn chi tiết để giới thiệu, cách giới thiệu và trao đổi với bạn.


– HS làm việc cá nhân, dựa vào câu hỏi gợi ý trong SGK để chuẩn bị cho bài giới thiệu của mình.-  HS làm việc nhóm, trao đổi theo gợi ý trong SGK. GV theo dõi, giúp đỡ HS, nhắc các em chọn chi tiết tiêu biểu để giới thiệu, ghi chép trong quá trình nghe; hướng dẫn các em cách trao đổi với bạn.- Một số học sinh trình bày trước lớp- Các HS còn lại nêu ý kiến, góp ý, hỏi thêm những chi tiết chưa rõ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Học sinh về nhà đọc lại câu chuyện có nhân vật mà em định giới thiệu, tìm thêm những đặc điểm nổi bật, bổ sung ý để chuẩn bị cho tiết viết bài.

  IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

NÓI VÀ NGHE

TRAO ĐỔI: QUYỀN CỦA TRẺ EM

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

– Biết nêu ý kiến về một quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em hoặc về mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ mình thực hiện nguyện vọng.

– Biết lắng nghe, ghi chép vắn tắt một số thông tin trong khi nghe; trao đổi ý kiến về bài trình bày của bạn.

2. Góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất

– Phát triển NL tự chủ và tự học: Chủ động tìm kiếm thêm các thông tin về quyền và bổn phận của trẻ em để phục vụ cho việc trao đổi trong bài.

– Phát triển NL giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi cùng các bạn một cách chủ động, tự tin; có thái độ đúng khi trao đổi.

– Phát triển NL giải quyết vấn đề: Đưa ra được cách thuyết phục bố mẹ, người lớn giúp mình thực hiện nguyện vọng. 

– Phát triển PC trách nhiệm: Có ý thức và hành động phù hợp để thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em trong một số tình huống thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, bài trình chiếu, quyển (hoặc văn bản) Luật Trẻ em.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– GV có thể cho HS chơi một trò chơi khởi động. VD: Trò chơi chuyền bóng: Giáo viên mở một bài hát vui nhộn, học sinh sẽ chuyền quả bóng (hoặc bông hoa) đến bạn nào nhac dừng thì bạn ấy đứng lên kể tên một quyền/ hoặc bổn phận mà em cho là trẻ em được hưởng hoặc có bổn phận phải làm. M: Trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ; … Trẻ em có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ; …– GV giới thiệu bài: Trong trò chơi vừa rồi, các bạn đã kể được tên được một số quyền và bổn phận của trẻ em. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em. Sau đó, các em sẽ trao đổi với bạn cách hiểu của mình về một trong những quyền của trẻ em  hoặc trao đổi về việc mình muốn được bố mẹ, người lớn hiểu và giúp đỡ thực hiện nguyện vọng như thế nào.– Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMục tiêu: – Giúp học sinh biết một số quyền của trẻ em được quy định trong luật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tinh về một số quyền được quy định trong Luật Trẻ emCách tiến hành: – GV hỏi: Qua các thông tin vừa học, em được biết trẻ em có những quyền nào? HS trao đổi trong nhóm đôi; một số HS trả lời câu hỏi.- GV mở rộng: Ngoài các quyền các em đã biết trong sách giáo khoa, em còn biết quyền nào nữa?- Giáo viên nêu thêm một số quyền khác của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em. 


– 1 HS đọc thông tin về quyền của trẻ em trong bài; cả lớp đọc thầm theo.- HS dựa vào nội dung tự đọc sách báo ở nhà để trả lời. 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬPMục tiêu: HS nêu được ý kiến về một quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em hoặc về mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ mình thực hiện nguyện vọng.
Hoạt động 2: Trao đổi về nội dung quyền trẻ em hoặc mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) giúp em thực hiện nguyện vọng.Cách tiến hành:– GV tổ chức cho học sinh chọn 1 trong 2 đề:+ Đề a : Trao đổi với bạn về một trong các quyền trẻ em được giới thiệu trong sách giáo khoa. + Đề b: Trao đổi với bạn về việc em mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ em thực hiện nguyện vọng của mình.- GV tổ chức cho HS ngồi thành 2 dãy: dãy chọn đề 1 và dãy chọn đề 2.- GV chia mỗi dãy bàn thành các nhóm 4. Tổ chức cho học sinh thảo uận theo gợi ý của sách giáo khoa.Đề a: Trao đổi với bạn về một trong các quyền trẻ em được giới thiệu trong sách giáo khoa. + Bạn hiểu quyền đó thế nào?+ Quyền đó có ý nghĩa gì đối với trẻ em?Đề b: Trao đổi với bạn về việc em mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ em thực hiện nguyện vọng của mình.– Bạn có mong muốn, nguyện vọng gì? Vì sao bạn cần thuyết phục cha mẹ để em thực hiện được nguyện vọng đó? Bạn muốn cha mẹ (người lớn) làm gì để giúp bạn? – Trao đổi với bạn về cách giải quyết vấn đề của mình và của bạn.- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận trước lớp:– GV có thể nêu ý kiến cá nhân hoặc tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng. 










– 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý ở các đề a, b.- Học sinh tiến hành lựa chọn đề và ngồi theo dãy bàn giáo viên phân công.


– HS thảo luận và luân phiên trình bày trong nhóm.












– Một số HS trình bày ý kiến trước lớp; trả lời câu hỏi của các bạn hoặc đặt CH, mời cả lớp thảo luận về ý kiến của bạn. – Các HS khác lắng nghe, ghi nhận xét vắn tắt về ý kiến của bạn. Sau mỗi ý kiến hoặc một vài ý kiến, GV mời các HS khác đặt câu hỏi, góp ý với bạn và nêu ý kiến của mình về câu chuyện; kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của HS trong khi nghe.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Học sinh về nhà tìm hiểu thêm về các quyền, bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em; trao đổi với người thân về những điều mình tìm hiểu được.+ Làm một số công việc vừa sức để thực hiện bổn phận của trẻ em.

  IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI ĐỌC 2

CHUYỆN MỘT NGƯỜI THẦY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT                                                                       

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ 

– Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc 90 – 95 tiếng/phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 4.

– Hiểu nghĩa một số từ ngữ ít thông dụng (đẵn, sách vỡ lòng, rẻo cao, miền phiên dậu…). Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Những đóng góp của thầy giáo Nguyễn Văn Bôn trong việc xoá nạn mù chữ và xây dựng nếp sống mới không chỉ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người dân xã vùng cao Mà Cả, mà còn có ý nghĩa động viên to lớn cho phong trào học tập trên cả nước. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của xã hội đối với thế hệ trẻ.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

– Phát triển NL tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các CH đọc hiểu bài); NL giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận). 

– Phát triển phẩm chất trách nhiệm: Giáo dục phẩm chất trách nhiệm thông qua tấm gương của thầy giáo Nguyễn Văn Bôn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, tranh minh hoạ nội dung bài đọc.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; vở ô li hoặc vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN              HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– Giáo viên có thể cho học sinh nghe một bài hát về thầy cô giáo để tạo không khí tích cực cho giờ học.- Giới thiệu bài: Ở bài đọc 1, các em đã tìm hiểu về Thư gửi các học sinh của Bác Hồ. Trong thư, Bác mong muốn các em học sinh chăm chỉ học tập để xứng đáng với công ơn của những người đã hi sinh cho đất nước. Những năm tháng sau khi dành được độc lập (1945) đất nước ta vô cùng khó khăn, vì thế việc dạy và học, đặc biệt là ở những xã vùng núi cao gặp nhiều trở ngại. Có một thầy giáo được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm mới 25 tuổi, người có những đóng góp đặc biệt trong việc xoá nạn mù chữ và xây dựng nếp sống mới, đó là thầy giáo Nguyễn Văn Bôn. Bài dọc hôm nay, ta sẽ tìm hiểu về những việc mà thầy Bôn đã làm được.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMục tiêu: – Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng.– Hiểu nghĩa của các từ ngữ ít thông dụng được chú giải trong bài. – Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài đọc.
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng– Cách tiến hành:– GV đọc mẫu bài đọc, giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn mạnh ở những việc thầy Bôn đã làm. GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó (tiếng phổ thông, đẵn, sách vỡ lòng, rẻo cao, miền phiên dậu…). Chú ý nghỉ hơi ở các câu văn dài để câu liền mạch về nghĩa không bị ngắt quãng; nhấn giọng, gây ấn tượng ở những từ ngữ quan trọng. VD: + Những buổi học đầu tiên,/ chưa có giấy bút,/ các em tập viết vào tàu lá chuối/ bằng những chiếc bút gỗ tự tạo.//– Tổ chức cho HS luyện đọc:+ Chia nhóm 4, lần lượt mỗi học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm.+ HS lần lượt đọc nối tiếp các đoạn trong bài, giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện:+ Đoạn 1 (từ đầu đến … vừa tròn 25 tuổi): Đọc với giọng sôi nổi, vui vẻ.+ Đoạn 2 (từ Thầy Bôn… đến … học sinh ngồi học.): Giọng đọc chậm, trầm.+ Đoạn 3 (Từ Ngày khai giảng …đến… đi diễn ở nhiều nơi ): Đọc với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm.  + Đoạn 4 (Từ Để giúp dân … đến hết.): Đọc với giọng vui tươi.+ Cho học sinh luyện đọc một số từ khó.+ Cho một số nhóm đọc trước lớp.Hoạt động 2: Đọc hiểu– Cách tiến hành– GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 5 câu hỏi:– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Hỏi đáp trước lớp..– GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi:+ Mỗi nhóm 2 bạn sẽ lên trước lớp. Bạn thứ nhất hởi câu 1, bạn thứ hai trả lời. Sau đó bạn thứ hai hỏi câu 2, bạn thứ nhất trả lời. Lần lượt như thế đến hết. Sau đó cho họ sinh nhận xét và nhóm khác tiếp tục.(1) Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?
(2) Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học?

(3) Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào?
(4) Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em? – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em nội dung bài đọc nói lên điều gì?– GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.
 
 – HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. – HS cùng GV giải nghĩa từ khó.Tiếng phổ thông: tiếng Việt (nghĩa trong bài).– Sách vỡ lòng: sách dạy chữ cho học sinh bắt đầu đi học trước đây.  – Máy nghe đĩa: máy quay đĩa nhựa ghi âm để phát lại những bài hát, bản nhạc … đã được ghi trên đĩa.   – Rẻo cao: vùng núi cao có những rẻo đất (mảnh đất) trồng trọt nhỏ.   – Miền phên giậu: khu vực biên giới.









– Một số nhóm đọc to trước lớp theo yêu cầu của giáo viên. Các nhóm còn lại nhận xét bạn đọc.- Học sinh phát hiện những từ khó đọc, thực hành luyện đọc từ khó.   – HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi theo yêu cầu của GV.(1) Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?(2) Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học?(3) Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào?(4) Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em?  
– Cả xã không ai biết tiếng phổ thông. Không có trường lớp, bàn ghế. Học sinh phải viết vào lá chuối bằng bút gỗ tự tạo.- Thầy tự tay đẵn gỗ dựng một ngôi trường, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh ngồi học. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi; dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương, bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng.- Việc làm của thầy là tấm gương cho các vùng khó khăn trong cả nước học theo, giúp cho việc xóa mù chữ thành công. – Câu chuyện cho thấy sự hết lòng quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của thầy cô đối với học sinh.- Những đóng góp của thầy giáo Nguyễn Văn Bôn trong việc xoá nạn mù chữ và xây dựng nếp sống mới không chỉ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người dân xã vùng cao Mà Cả, mà còn có ý nghĩa động viên to lớn cho phong trào học tập trên cả nước. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của xã hội đối với thế hệ trẻ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNHMục tiêu: – HS đọc diễn cảm bài đọc; ngắt nghỉ hơi đúng; nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng; thể hiện giọng đọc phù hợp
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm bài đọc– Cách tiến hành: – GV mời một số HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài đọc. Có thể cho các nhóm thi đọc diễn cảm với nhau.– Chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc như hướng dẫn ở phần đọc mẫu của giáo viên. – GV nhận xét việc đọc của HS.
 – HS thi đọc diễn cảm nối tiếp theo nhóm.- Các học sinh khác nhận xét bạn đọc. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
– GV nêu câu hỏi: Em biết được điều gì sau khi học bài đọc Chuyện một người thầy?– GV nhận xét, khích lệ HS.– Dặn dò: GV nhắc HS về nhà tìm thêm các thông tin về thầy giáo Nguyễn Văn Bôn trong bài đọc.
– 2- 3 HS trình bày trước lớp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ ĐỒNG NGHĨA

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, nhận ra các từ đồng nghĩa trong đoạn văn. Biết đặt câu với từ đồng nghĩa.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

Phát triển NL giao tiếp và hợp tác (biết thảo luận nhóm để sắp xếp các từ vào nhóm phù hợp theo yêu cầu của đề bài); NL tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: chỉ ra từ đồng nghĩa; đặt câu với từ đồng nghĩa). Phát triển PC chăm chỉ, trách nhiệm (tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu; phiếu học tập cho HS.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt 5 (NXB ĐHSP TPHCM) hoặc từ điển tiếng Việt; Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một hoặc vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– GV có thể cho HS chơi Trò chơi tiếp sức cho phần khởi động. Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5-6 em, xếp thành một hàng dọc cách bảng 3 m. Giáo viên chia đôi bảng, mỗi bên bảng viết, hoặc dán 2 từ bố, mẹ. Chuẩn bị cho mỗi đội 12 -15 thẻ từ, mỗi thẻ có sẵn một trong các từ: ba, cha, anh, chị, chú, má, bu, bầm, mạ, thày, u, cậu, mợ… được úp trên bàn đầu tiên.Lần lượt từng thành viên mỗi đội lên chọn lật một từ, nếu từ đó có nghĩa giông với từ bố hoặc mẹ thì lên bảng dán xuống dưới từ bó, mẹ đã có trên bảng. Nếu từ đó không có nghĩa giống 1 trong 2 từ trên bảng thì để qua 1 bên và về cuối hàng, Bạn tiếp theo sẽ thực hiện giống bạn trước đó. Nhóm nào hoàn thành hết thẻ từ trước, đúng nhiều hơn thì là đội thắng cuộc.– GV giới thiệu bài: Trong trò chơi vừa rồi, các bạn đã tìm được các từ có nghĩa giống nhau như: mẹ, má, mạ, u, bu, bầm,… hay bố, ba, thày,… là những từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa là gì? Ta có thể dùng từ đồng nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cho các em câu trả lời.– Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMục tiêu: – Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, nhận ra các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.- Biết đặt câu với từ đồng nghĩa.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ đồng nghĩaCách tiến hành: – GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.– GV sử dụng SGK điện tử TV5, chiếu bài tập và cho HS chơi trò chơi hái quả bằng cách dùng chuột lôi quả từ trên cây vào từng nhóm có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia lớp thành 3 đội, chơi 3 lần có tính thời gian. Sau khi mỗi đội hoàn thành việc chơi, GV chụp kết quả bài làm, ghi giờ và cho đội khác chơi, sau đó chiếu kết quả cả 3 đội lên để lớp nhận xét và đánh giá thắng thua. (Nếu không có máy tính, máy chiếu, GV có thể cho HS gắn thẻ từ hoặc tổ chức hình thức hoạt động khác.)- GV: Các từ trong cùng một nhóm như trên là những từ đồng nghĩa. Trong nhiều trường hợp, người ta có thể sử dụng các từ này thay thế cho nhau. Ví dụ: Tổ quốc tôi rất đẹp. 🡪 Đất nước tôi rất đẹp.Hoạt động 2:  Đặt câu với từ đồng nghĩaCách tiến hành: – GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.


–  GV hỏi: 2 từ chobiếu đồng nghĩ với nhau, có phải lúc nào khi nói, viết, ta cũng có thể thay thế chúng cho nhau được không?



– GV đặt câu hỏi giúp HS rút ra bài học: Qua hai bài tập vừa rồi, các em hiểu từ đồng nghĩa là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?  –  GV nhận xét và chiếu nội dung bài học. Cho vài HS nhắc lại.


– Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.- Thực hiện hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.-  Kết quả: + Nhóm 1: nước nhà, non sông, giang sơn, đất nước, Tổ quốc.+ Nhóm 2: tàu hoả, xe lửa.+ Nhóm 3: xinh, đẹp, xinh xắn.+ Nhóm 4: cho, biếu.(Thứ tự các nhóm có thể thay đổi)


– Một vài học sinh đặt thử câu với các từ có nghĩa giống nhau vừa tìm được.


– HS đọc: Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ra nhận xét về cách dùng mỗi từ đó. – Học sinh làm việc cá nhân, đặt 2 câu theo yêu cầu bài tập. Đọc câu mình viết cho bạn bên canh và giải thích cho bạn tại sao trong câu lại sử dụng từ cho / biếu.- Cho một số học sinh chia sẻ trước lớp bài làm của mình.- HS:  Có những từ có nghĩa giống nhau nhưng khi nói, viết có thể không thay thế cho nhau được. Khi dùng những từ này, ta cần cân nhắc để lựa chọn được từ phù hợp.- HS: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; khi nói hay viết, ta cần cân nhắc để sử dụng những từ này cho phù hợp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNHMục tiêu: – Luyện tập tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho hoặc tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
Hoạt động 3: Tìm từ đồng nghĩaCách tiến hành:– Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi để tìm ra các từ đồng nghĩa với các từ đã cho trong bài tập. – GV nhận xét; hướng dẫn HS sửa BT (nếu cần).* Gợi ý một số đáp án: học trò: học sinh, học viên, sinh viên, đồ đệ, môn đồ; siêng năng: chăm, chỉ, cần cù, chuyên cần; giỏi: tài, tài giỏi, xuất chúng, tài tình,…
– Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.- GV cho học sinh làm việc nhóm 4, làm BT trên phiếu học tập. Sắp xếp để vài nhóm làm vào phiếu khổ lớn.- Cho HS báo cáo kết quả (các nhóm làm trên phiếu khổ lớn sẽ dán bài lên bảng). Lớp nhận xét.- Giáo viên chốt lại kết quả đúng: Các từ có nghĩa giống với từ mang là: đeo, xách, vác, khiêng. Các từ này đều chỉ hoạt động di chuyển một vật gì đó từ nơi này sang nơi khác. Đó là các từ đồng nghĩa.- GV hỏi: + Có thể đổi chỗ các từ đeo, xách, vác, khiêng không? 
+ Có thể thay các từ mới tìm được bằng từ mang không? 



– GV: Như vậy, có những từ có nghĩa giống nhau nhưng không thay thế cho nhau được. Khi dùng những từ này, ta cần cân nhắc để lựa chọn được từ phù hợp.


– 1 HS đọc yêu cầu bài tập; cả lớp đọc thầm theo. BT1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ: học trò, siêng năng, giỏi.– HS làm việc nhóm đôi thực hiện yêu cầu của bài tập.- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các nhóm khác nêu ý kiến. – 1 HS đọc yêu cầu bài tập; cả lớp đọc thầm theo. (BT 2: Tìm trong đoạn văn những từ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?)– HS làm việc nhóm 4 với phiếu bài tập. Sau đó 2-3 nhóm báo cáo ết quả bằng phiếu trên bảng.- Không, vì bên cạnh nét nghĩa giống nhau, các từ trên còn có những nét nghĩa khác nhau. VD, không thể nói Bạn Thư điệu đà khiêng túi đàn ghi ta… vì khiêng cần có 2 người.- Nếu thay thế như vậy, người đọc vẫn hiểu, nhưng từ mang sẽ lặp lại nhiều lần và không thể hiện rõ các bạn di chuyển đối tượng bằng cách nào. Do vậy, nếu thay các từ đeo, xách, vác, khiêng bằng từ mang thì sẽ làm cho đoạn văn không còn hay nữa. Cho nên, tuy có thể nhưng không nên thay thế các từ đeo, xách, vác, khiêng trong các câu trên bằng từ mang.- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– GV hỏi: Bài học hôm nay giúp các em biết được điều gì?- Điều đó giúp em việc gì?- Học sinh về nhà tìm thêm những từ đồng nghĩa để chia sẻ trước lớp vào tiết sau.HS: – Biết các từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. Trông một số trường hợp các từ này có thể thay thế cho nhau trong câu văn, một số trường hợp khác thì không. Hiểu biết đó giúp em lựa chọn từ đúng trong nói và viết.

  IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI VIẾT 2

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC

(Tìm ý, sắp xếp ý)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển các năng lực đặc thù

    1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

Biết tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học

1.2. Phát triển năng lực văn học

Biết chọn chi tiết tiêu biểu để giới thiệu nhân vật; biết thể hiện tình cảm, cảm xúc về nhân vật mà mình giới thiệu. 

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

Phát triển NL tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập); NL giao tiếp và hợp tác (biết cách trao đổi với bạn). Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc lành mạnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, bài trình chiếu.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; vở ô li hoặc phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– GV có thể kiểm tra bài cũ bằng trò chơi lật mảnh ghép với các nội dung dưới đây:MG1: Nhắc lại cấu tạo của đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học.MG2: – Hát một bài hát có tên một con vật.MG3: – Nhắc lại dự định giới thiệu một nhân vật văn học mà em chuẩn bị ở tiết trước.MG4: – Kể tên một nhân vật trong tác phẩm mà em thích nhất.- GV giới thiệu bài: Ở tiết học trước, các em đã biết cấu tạo của đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học và đã trao đổi với bạn về một về dự định giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách (hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem). Hôm nay, cô (thầy) sẽ hướng dẫn các em tìm ý và sắp xếp ý cho một đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học mà các em chọn. – Học sinh chơi trò chơi khởi động.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMục tiêu: – Giúp học sinh biết tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
Hoạt động 1: Xác định nhân vật văn học em định giới thiệuCách tiến hành: – GV mời HS đọc yêu cầu và các gợi ý của BT. – GV cho HS làm việc nhóm đôi, hỏi đáp qua lại theo yêu cầu của bài tập. Mời một vài nhóm HS hỏi đáp trước lớp. 












Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm ý và sắp xếp ý bằng sơ đồ tư duyCách tiến hành: – GV hướng học sinh đọc các gợi ý và quan sát sơ đồ tư duy trong sách giáo khoa.- GV hỏi: + Sơ đồ tư duy trong sách giáo khao giới thiệu nhân vật nào?+ Có mấy ý chính cần tìm, là những ý nào?



+ Với mỗi ý chính ta cần làm gì?
+ Khi sử dụng sơ đồ từ duy ta cần chú ý điều gì?






– Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.- HS1: Nhân vật bạn định giới thiệu là ai? Đó là nhân vật trong trong cuốn sách (hoặc bộ phim, vở kịch) nào?Ví dụ:  – Nhân vật mình muốn giới thiệu với cô và các bạn là Thạch Sanh, chàng trai dũng cảm và nhân hậu trong câu chuyện cổ tích cùng tên.- Mình muốn giới thiệu với cô (thầy) và các bạn về một chú chó vô cùng thông minh và trung thành, đó là chú chó Bấc trong tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã. …


– HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên và trả lời:
– Giới thiệu về chú mèo Giô ba.
– Các ý chính cần tìm là: ngoại hình của nhân vật; hoạt động, tính cách của nhân vật; tình cảm của người giới thiệu với nhân vật. – Khi sử dung- Với mỗi ý ta cần tìm các từ ngữ thể hiện nổi bật ý đó.- Chú ý: + Viết ra các từ nêu đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính cách của nhân vật và tình cảm của em đối với nhân vật đó (từ khoá).+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.+ Nối các từ khoá có quan hệ với nhau thành nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬPMục tiêu: – Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện việc tìm ý và sắp xếp ý cho việc giới thiệu một nhân vật văn học đã chọn.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật văn học mình muốn giới thiệuCách tiến hành:– GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy để viết ra các ý và sắp xếp ý như hướng dẫn của SGK. Lưu ý học sinh khi viết các từ miêu tả về ngoại hình, hoạt động, tính cách của nhân vật và tình cảm của em đối với nhân vật. Nên chọn những từ ngữ giàu hình ảnh và nổi bật, gắn liền với nhân vật định giới thiệu. Ví dụ: Thạch Sanh thì mạnh mẽ, tinh thông võ nghệ, hiền lành…– HS và GV nhận xét, góp ý cho bài của bạn, các HS khác dựa trên góp ý để điều chỉnh lại (thêm hoặc bỏ bớt các từ, các ý) sơ đồ tư duy của mình.


– HS hoàn thành sơ đồ tư duy và báo cáo trước lớp (GV có thể chụp bài làm của HS, chiếu lên bảng. Khuyến khích học sinh có thể vẽ sơ đồ tư duy theo các mẫu khác nhau, không bắt buộc theo mẫu trong SGK.)
– Các HS còn lại nêu ý kiến, góp ý, hỏi thêm những chi tiết chưa rõ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Học sinh về nhà bổ sung thêm những chi tiết vào sơ đồ tư duy của mình, chuẩn bị cho tiết viết đoạn văn ở tuần sau.

  IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn học tốt xem hay !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web